Chủ tịch Quốc hội Ukraine là người khối Poroshenko
Liên minh Quốc hội gồm 5 đảng phái chính thức công bố thành phần gồm 302 nghị sĩ.
ảnh minh họa
Ông Vladimir Groysman thuộc “ Khối Poroshenko” được bầu Chủ tịch Quốc hội trong phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 27/11. Vị trí hai phó chủ tịch sẽ được Quốc hội nước này bỏ phiếu bầu vào ngày 2/12 tới.
Tại phiên họp, Liên minh Quốc hội gồm 5 đảng phái chính thức công bố thành phần gồm 302 nghị sĩ. Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk tiếp tục giữ chức Thủ tướng trong Chính phủ mới được thành lập.
Trước đó ngày 21/11, đại diện của 5 đảng phái đảng phái trong Quốc hội mới của Ukraine, gồm “Khối Poroshenko”, liên minh “Tự cứu”, đảng “Mặt trận Nhân dân”, đảng Cấp tiến và đảng “Đất mẹ” đã chính thức thành lập liên minh với tên gọi “Ukraine của châu Âu”.
Theo thỏa thuận, các bên tham gia liên minh cầm quyền khẳng định nhiệm vụ chính là bảo đảm khả năng quốc phòng của Ukraine khôi phục tăng trưởng kinh tế, bảo vệ quyền và tự do của công dân quốc gia Đông Âu này.
Video đang HOT
Ukraine đã tiến hành bầu cử quốc hội trước hạn vào ngày 26/10 vừa qua trong bối cảnh khủng hoảng chính trị sâu sắc và xung đột tiếp diễn tại miền Đông Nam nước này./.
Theo_VOV
Quân đội thảm bại Ukraine sẽ mạnh nhất Châu Âu?
Giữa lúc tình hình miền đông Ukraine đang trở lại căng thẳng cao độ, có nguy cơ bùng phát chiến tranh, một quan chức hàng đầu ở Kiev đã lên tiếng tuyên bố mục tiêu xây dựng một quân đội Ukraine mạnh nhất Châu Âu.
Ảnh minh hoạ
Chủ tịch Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) - ông Olexander Turchynov hôm Chủ nhật vừa rồi (9/11) đã khẳng định rằng, nhiệm vụ then chốt của Quốc hội là xây dựng một quân đội mạnh nhất Châu Âu ở đất nước Ukraine.
"Chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc hội nhập với Châu Âu và Châu Âu-Đại Tây Dương", văn phòng báo chí Quốc hội dẫn lời ông Turchynov cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TSN. Chủ tịch Quốc hội Turchynov nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là tạo dựng "khả năng phòng thủ mạnh nhất Châu Âu và một quân đội mạnh nhất Châu Âu" ở Ukraine.
Bước đầu tiên trong việc hướng tới mục tiêu đầy tham vọng nói trên, theo ông Turchynov, là huỷ bỏ vị thế không liên minh, không tham gia các khối của Ukraine .
Trước đó, khi tham gia vào cuộc thảo luận chương trình cải cách của tổng thống mang tên Chiến lược-2020 hồi tháng 9 vừa rồi, ông Dmitry Shinkiv - một phó chánh văn phòng của Tổng thống Petro Poroshenko, cũng đã từng nói, Ukraine sẽ trở thành "một quốc gia quân sự" vào năm 2020 với chi tiêu quốc phòng tăng từ mức 1% GDP hiện nay lên mức 5%.
Cách đây chỉ vài ngày, hôm 4/11, văn phòng báo chí của Tổng thống Poroshenko đã ra một thông cáo cho biết, Ukraine dự kiến sẽ tăng chi tiêu quân sự lên mức 3% GDP của nước này trong năm 2015 với mục tiêu tăng cường sức mạnh cho quân đội.
Nhà lãnh đạo Poroshenko cho rằng, hệ thống tài chính của Ukraine cần được điều chỉnh để đáp ứng các mục tiêu quân sự. Cụ thể, chính phủ Kiev đã được giao nhiệm vụ đặc biệt là soạn thảo một gói ngân sách dự thảo quốc gia cho Ukraine vào năm 2015, trong đó ưu tiên chi tiêu cho các chương trình quốc phòng. Theo đó, các nhu cầu về an ninh quốc gia sẽ được cấp mức ngân sách không dưới 3% GDP của Ukraine .
Ngoài ra, văn phòng báo chí của Tổng thống Poroshenko còn cho biết, Kiev sẽ ký kết thỏa thuận an ninh với một số quốc gia để hỗ trợ Ukraine bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, cơ quan này không tiết lộ đó là những quốc gia nào.
Tuy nhiên, mục tiêu xây dựng một quân đội mạnh nhất Châu Âu của Kiev không phải là dễ thực hiện trong bối cảnh quân đội hiện thời của Ukraine được đánh giá là hết sức yếu kém, lạc hậu, không được đầu tư đầy đủ với những công nghệ cũ kỹ từ thời Chiến tranh Lạnh. Tính khó khả thi của mục tiêu trên nằm chính ở vấn đề tài chính, ở nội bộ đầy chia rẽ và mâu thuẫn của Ukraine. Với một nền kinh tế èo uột, đang trên bờ vực đổ vỡ, phá sản cùng tình hình xung đột nội bộ kéo dài, liệu chính phủ Kiev sẽ dựa vào đâu để có thể có được những khoản tiền lớn đầu tư cho quân đội.
Một quân đội èo uột sẽ thành đội quân mạnh nhất Châu Âu?
Thực trạng quân đội Ukraine yếu kém đến mức nào thì bản thân Kiev biết rõ nhất. "Đó là một đội quân không thể chiến đấu", ông Anthony Cordesman - một chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược của Mỹ, đã từng đưa ra nhận định như vậy.
Trong bản báo cáo được Bộ Quốc phòng Ukraine trình lên Tổng thống hồi tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng thời đó đã từng thừa nhận rằng, chỉ có 6.000 trong số 41.000 binh lính đang phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Ukraine có đủ năng lực chiến đấu, chưa đầy 20% binh lính lái xe bọc thép được đào tạo đầy đủ. Trên 70% xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác là những chiếc xe tăng T-64 cũ kỹ từ thời Liên Xô và đã phục vụ trong quân đội từ 30 năm trở lên. Trong số 507 máy bay chiến đấu và 121 trực thăng tấn công của quân đội Ukraine, chỉ có 15% có thể chiến đấu. Do tình trạng thiếu đào tạo nhân lực, chỉ 10% trong số phi công có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Về phía hải quân, chỉ có 4 tàu của Ukraine có khả năng tham chiến.
Sau cuộc chiến kéo dài ở miền đông Ukraine, sức mạnh quân đội của Kiev còn thê thảm hơn khi có hàng ngàn binh lính thiệt mạng và hầu hết vũ khí hạng nặng của nước này đã bị phá huỷ.
Những chiếc xe tăng và máy bay chiến đấu quá hạn, một lực lượng hải quân yếu ớt và một lực lượng lục quân không có khả năng chiến đấu. Tất cả đã vẽ lên đầy đủ một bức tranh về quân đội hiện tại của Ukraine .
Cũng không cần phải nói đâu xa, chỉ thông qua việc quân đội chuyên nghiệp của Ukraine thất bại thê thảm, liểng xiểng trước một đội quân ô hợp, không chuyên, không có đủ vũ khí như lực lượng ly khai miền đông cũng đủ để nói lên tất cả về sức mạnh thực sự của quân đội Ukraine.
Với một quân đội như trên, để biến nó thành đội quân hùng mạnh nhất Châu Âu đòi hỏi sự đầu tư về tài chính cực lớn cũng như một khoảng thời gian đủ dài. Vậy Ukraine sẽ lấy nguồn tài chính từ đâu trong khi nền kinh tế của nước này đang kiệt quệ, đang ngày một tiến sát tới bờ vực của sự đổ vỡ, phá sản. Nếu có tiền, Ukraine sẽ phải dùng nó để vực dậy nền kinh tế của đất nước, tái thiết lại đất nước sau khi nó đã bị tàn phá nặng nề vì cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng kéo dài nhiều tháng qua. Quá trình này sẽ diễn ra không chỉ ngày một, ngày hai mà sẽ kéo dài nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ. Điều đáng nói là nếu tình trạng tiếp tục như hiện nay, nghĩa là các khu vực miền đông như Donetsk và Luhansk quyết liệt tách ra khỏi Ukraine thì nước này sẽ thêm phần khó khăn bởi mất đi trung tâm công nghiệp hàng đầu của đất nước. Hiện tại, đến tiền tái thiết đất nước, khôi phục kinh tế Kiev còn chẳng có và đang phải tuyệt vọng kêu gọi sự giúp đỡ của phương Tây thì việc Kiev mơ về những khoản tài chính lớn để đầu tư cho quân đội là điều quá xa vời.
Phải chăng chính quyền Kiev đang quá tự tin khi nói đến mục tiêu xây dựng về một đội quân mạnh nhất Châu Âu. Hay Kiev đang tính đến chuyện dựa vào các đồng minh phương Tây giàu có, hùng mạnh như Mỹ, Đức, Pháp, Anh.... để giúp họ xây dựng một quân đội mạnh như mong muốn. Đây là điều không tưởng. Ngay cả việc Kiev muốn nhận viện trở tài chính của các nước Châu Âu cho quá trình tái thiết, cải cách đất nước còn khó khăn nữa là nói đến chuyện các cường quốc đó cấp tiền cho Ukraine xây dựng quân đội mạnh.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Tổng thống Ukraine đã tính toán sai? Kết quả bầu cử Quốc hội Ukraine sắp ngã ngũ, những tính toán của Tổng thống chocolate đang cho ra đáp số không như mong muốn. Thủ tướng từ chối liên minh với Tổng thống... Thông tin từ Ủy ban Bầu cử Trung ương Ukraine ngày 29/10/2014, sau khi kiểm đến 97,7% số phiếu, kết quả cho thấy Đảng Mặt trận nhân dân...