Chủ tịch Quốc hội: Gắn việc học tập, làm theo Bác với hệ giá trị quốc gia
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, các cá nhân, tập thể phải gắn kết chặt giữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ với việc nghiên cứu, xác định và triển khai hệ giá trị quốc gia,…
Tối 5/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021 – Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng”.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, đi theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lựa chọn, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện chính là sự tiếp nối hành trình mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai mở và dẫn đường – một hành trình vĩ đại, phi thường và đầy sáng tạo.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại chương trình. (Ảnh: Mạnh Quân).
“Dù đã đi xa nhưng Người để lại cho chúng ta cả một thời đại Hồ Chí Minh; sự nghiệp Hồ Chí Minh; tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; một tấm gương sáng ngời để chúng ta học tập và noi theo. Đó là di sản vô cùng đồ sộ và quý giá. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy di sản đó, ban hành nhiều văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo việc đẩy mạnh học tập và làm theo Bác. Đặc biệt là ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị Khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bày tỏ xúc động với những câu chuyện về các tấm gương điển hình tiêu biểu trong chương trình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những hoạt động ý nghĩa này, thực hiện đúng lời dạy của Bác: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Một số tiết mục văn nghệ tại chương trình. (Ảnh: Mạnh Quân).
Nhấn mạnh sự bùng phát dữ dội của đại dịch Covid-19 thời gian qua đã gây ra nhiều khó khăn, tổn thất đối với đất nước ta, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao chương trình giao lưu đã phần nào thể hiện được hình ảnh cả hệ thống chính trị, cả dân tộc Việt Nam đã vào cuộc để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, khắc phục những hậu quả nặng nề do dịch bệnh gây ra, qua đó làm nổi bật ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của văn hóa và con người Việt Nam.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để có thêm nhiều tấm gương xuất sắc, điển hình tiên tiến; chú trọng phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường để vượt qua khó khăn, thách thức, phục hồi sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, xây dựng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị vững mạnh, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển đất nước.
Ban Tuyên giáo Trung ương cần gắn kết chặt chẽ giữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc nghiên cứu, xác định và triển khai hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, góp phần khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, nhất là nguồn lực văn hóa và con người Việt Nam, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Đổi mới hơn nữa nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để di sản mà Người để lại tiếp tục được khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các tiêu chí, bổ sung hình thức khen thưởng, bảo đảm mọi tập thể và cá nhân xứng đáng đều được ghi nhận và tôn vinh.
Chương trình giao lưu đem lại ấn tượng sâu sắc, cảm động bằng những câu chuyện, phóng sự về các điển hình, với cách làm sáng tạo, hiệu quả, luôn nêu cao bản lĩnh, ý chí, nghị lực, khát vọng cống hiến, tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên trong cuộc sống, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ về khát vọng xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; định hướng hệ giá trị cốt lõi của con người Việt Nam trong thời đại mới. Vượt lên những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ do tác động của đại dịch Covid-19, mỗi tập thể, cá nhân trong chương trình đem đến một câu chuyện tiêu biểu về nỗ lực vượt khó, tinh thần cống hiến.
Tiêu biểu như Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt, 95 tuổi, mặc dù đôi mắt không còn lành lặn nhưng vẫn hằng ngày thu lượm vải vụn may quần áo và khẩu trang phòng, chống dịch cho người nghèo; Trung úy Trần Văn Dũng, Cảnh sát khu vực 18, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xung phong trực tiếp chăm sóc người bệnh mắc Covid-19; Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, Chủ tịch Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Czech cùng cộng đồng người Việt tại Czech với nghĩa cử đẹp của những người con xa Tổ quốc chung tay cùng đồng bào trong nước phòng, chống dịch…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao biểu trưng và hoa tới Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện – Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) – một trong những điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mạnh Quân).
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao biểu trưng và hoa tới quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 Nguyễn Hoàng Khánh (Ảnh: Mạnh Quân).
Tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao biểu trưng, tôn vinh 22 cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021.
Chủ tịch Quốc hội: Cần nghiên cứu gói vay "đủ lớn" xây nhà ở cho công nhân
Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đơn vị liên quan nghiên cứu gói cho vay tái cấp vốn với quy mô đủ lớn để xây nhà xã hội, nhà ở công nhân.
Phải có chính sách "an cư, lạc nghiệp"
Ngày 5/12, phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp đã thể hiện ngoài việc kiên cường chống dịch, còn thể hiện trách nhiệm xã hội.
Cụ thể, các doanh nghiệp đã hỗ trợ hàng chục nghìn cho công cuộc phòng chống dịch, đồng thời phải chăm lo cho người lao động của chính doanh nghiệp của mình. Theo ông Công, việc doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ dù chi phí tăng và hoàn toàn không có lợi nhuận đã tạo thu nhập cho người lao động.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 (Ảnh: Quốc Chính).
Chủ tịch VCCI cho rằng, để người dân an tâm quay lại làm việc, trước mắt cần phải đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, thu nhập cho người lao động. "Nếu không chăm sóc y tế cho người lao động, đảm bảo công ăn, việc làm, thu nhập thì họ không an tâm làm việc", ông Phạm Tấn Công chia sẻ.
Theo ông Công, vấn đề lâu dài cần phải có chính sách "an cư, lạc nghiệp" cho người lao động. Điều này có nghĩa là không thể để cho người lao động ở nhà chỉ vài mét vuông như hiện nay, bởi chỉ cần xảy ra dịch bệnh là họ bỏ đi hết.
"Ngay từ hôm nay, chúng ta phải xúc tiến chương trình bảo đảm chỗ ở cho người lao động. Bởi chỉ có an cư mới không xảy ra tình trạng hàng triệu người rời bỏ các đô thị, khu công nghiệp về quê như vừa rồi", ông Phạm Tấn Công nói và cho biết, doanh nghiệp sẵn sàng làm nhà ở cho công nhân, nhưng cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp.
Về vấn đề "lạc nghiệp", theo ông Phạm Tấn Công là phải tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Để làm được điều này cần phải có chương trình quốc gia để đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động, giúp doanh nghiệp chuyển dịch chuỗi giá trị sản xuất để tạo thu nhập cao hơn cho người lao động.
Phát biểu từ đầu cầu Bắc Giang, ông Phạm Văn Thịnh - Trưởng Ban Dân vận tỉnh Bắc Giang - cho biết, khi dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 5 vừa qua trên bàn có khoảng 283.000 lao động. Khi các khu công nghiệp ở huyện Yên Dũng tạm dừng hoạt động, có khoảng 70.000 người lao động bị ảnh hưởng.
"Điều này gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp và tỉnh trong việc đảm bảo điều kiện ăn ở cho người lao động", ông Thịnh nói và cho biết, toàn bộ số tiền để đảm bảo sinh hoạt cho người lao động vào thời điểm đó hết khoảng 100 tỷ đồng, đều do nhân dân cả nước ủng hộ.
Ưu tiên nguồn lực nâng cao kỹ năng nghề
Dẫn Báo cáo "Tương lai việc làm" được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố gần đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, bất chấp tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, phần lớn các nhà tuyển dụng đều nhận ra "giá trị của việc đầu tư vốn con người".
Hội thảo thu hút nhiều ý kiến của các chuyên gia, khách mời (Ảnh: Quốc Chính).
WEF kêu gọi các Chính phủ ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liệt để nâng cao kỹ năng nghề trong các kế hoạch khôi phục quốc gia sau đại dịch Covid-19. "Bởi việc đầu tư quy mô rộng vào đào tạo nâng cao kỹ năng có tiềm năng thúc đẩy GDP tăng thêm 0,5 - 2%, tương đương với 6,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030", ông Dũng thông tin.
Trong khi đó, Việt Nam có 55 triệu lao động nhưng chỉ 24,6% có bằng cấp chứng chỉ. Chất lượng đào tạo nghề dù đã tăng 13 bậc vẫn xếp thứ 97/141 nước xếp hạng, còn khoảng cách rất xa so với các nước Đông Bắc Á và khu vực ASEAN. Tăng trưởng kinh tế khá cao song năng suất lao động vẫn rất thấp.
"Chúng ta sẽ hết giờ tranh thủ cơ hội vàng nếu không tăng tốc đầu tư vào vốn con người, vào lao động có kỹ năng", ông Trương Anh Dũng nói.
Từ đó, ông Dũng đề xuất, trước mắt, cần đẩy nhanh đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động; kéo dài 1 - 2 năm nữa việc đào tạo nghề cho người thất nghiệp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; đặt hàng đào tạo dưới 1 năm để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.
Về trung hạn và dài hạn, cần phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiệu quả và hội nhập; chú trọng nâng cao dự báo nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo, từ đó xây dựng chiến lược dài hạn...
Khoảng 150.000 tỷ đồng cho 4 gói an sinh
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi, giai đoạn 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống của người dân, việc làm người lao động, sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
Để hỗ trợ kịp thời người dân, người lao động và doanh nghiệp, trong hai năm vừa qua chúng ta đã ban hành bốn gói an sinh xã hội, với tổng giá trị dự toán khoảng 150.000 tỷ đồng. Trong đó, gói chính sách theo Nghị quyết 68 với dự toán là 26.000 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được 29.000 tỷ đồng. Gói theo Nghị quyết 116, với dự toán 38.000 tỷ đồng đã giải ngân gần 30.000 tỷ đồng. Trong tháng 12/2021 việc giải ngân sẽ cơ bản hoàn thành.
Ngoài ra, các địa phương còn có các gói chính sách đặc thù, như TPHCM dành 10.000 tỷ đồng; Khánh Hòa có chính sách đặc thù lên đến 396 tỷ đồng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; đặc biệt là chương trình 2 triệu túi an sinh xã hội hỗ trợ người dân.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho biết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã đề nghị các địa phương hỗ trợ tiền điện, nước, giảm giá nhà trọ cho công nhân. Đề nghị các địa phương, ngành y tế tăng cường tiêm vaccine cho người lao động để họ an tâm làm việc và đảm bảo đi lại thông suốt. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo và đào tạo lại lao động phục vụ tái cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng lao động phục vụ cho cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần tăng năng suất lao động.
Phát biểu bế mạc diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đơn vị liên quan nghiên cứu gói cho vay tái cấp vốn với quy mô đủ lớn cho nhà xã hội, nhà ở công nhân như đã áp dụng trước đây. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị phân bổ nguồn lực hợp lý vào lao động việc làm, hỗ trợ cho lao động quay trở lại làm việc, khắc phục đứt gãy về thiếu lao động.
Về chương trình phục hồi thị trường lao động bền vững, ông Nguyễn Văn Hồi cho biết, các chính sách trọng tâm đó là tiêm mũi ba vaccine cho công nhân; đảm bảo đi lại trong nước, quốc tế thông suốt cho chuyên gia và người lao động; giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, chế xuất; tăng quỹ giải quyết việc làm để phát triển kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã; tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cho cơ sở xã hội; tăng cường kết nối cung cầu lao động theo hướng trực tuyến; có giải pháp chăm lo tết cho người nghèo và những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn...
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ Chiều 26/11 (giờ địa phương), tại tòa nhà Quốc hội Liên bang Thụy Sỹ tại thủ đô Berne, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang Thụy Sỹ Andreas Aebi. Tại buổi tiếp, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Andreas Aebi hoan nghênh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Thụy...