Chủ tịch Quốc hội Campuchia kêu gọi ASEAN tăng cường hội nhập khu vực
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á lần thứ 41 (Đại hội đồng AIPA 41) do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức vào sáng 8-9 theo hình thức trực tuyến, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin kêu gọi các nước ASEAN tăng cường hội nhập sâu rộng trong khu vực, hơn nữa nhằm khơi thông “dòng chảy” hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu đi lại của người dân trong bối cảnh diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc tới toàn cầu.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội Campuchia cũng đánh giá cao tinh thần chủ động của Quốc hội Việt Nam khi tổ chức Đại hội đồng AIPA 41 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và cho rằng chủ đề “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” rất phù hợp, phản ánh tính cấp thiết trong việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, đóng vai trò trung tâm nhằm nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội cũng như giải quyết các thách thức đang nổi lên một cách hiệu quả của ASEAN.
Điểm cầu trực tuyến AIPA 41 tại Campuchia Ảnh: Freshnewsasia.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 toàn cầu đã tạo ra những thách thức chưa từng có, tác động tiêu cực đến sự an nguy, sức khỏe cộng đồng, làm gián đoạn hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu, gây tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội trên thế giới. Do đó, nhằm đối phó với thách thức này Chủ tịch Heng Samrin kêu gọi: “Chúng ta cần phải phối hợp, tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế vì lợi ích chung”. Khẳng định, Quốc hội Campuchia ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và giải quyết các xung đột một cách hòa bình trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và cơ chế ngoại giao, tránh sử dụng vũ lực; ủng hộ và khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của các nghị sĩ trẻ tuổi vào các cuộc họp quan trọng của IPA và giới trẻ ASEAN.
Trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA 41 đã diễn ra Hội nghị Nữ Nghị sĩ AIPA (WAIPA) với chủ đề: “Tăng cường vai trò của nữ nghị sĩ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ”. Tại hội nghị, Đoàn nữ Nghị sĩ AIPA Campuchia đã đưa ra một số đề xuất như: Mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn tài chính, thị trường, đổi mới công nghệ và cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ; đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ được tham gia hoạch định các quyết sách quan trọng, đặc biệt là kế hoạch phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19; hỗ trợ vật chất và tinh thần cho những phụ nữ chịu ảnh hưởng của dịch bệnh để giúp họ duy trì việc làm, thu nhập cũng như có khả năng thích ứng với cơ hội việc làm mới hậu Covid-19; tập trung vào người dân theo đúng quan điểm xuyên suốt của ASEAN là “lấy người dân làm trung tâm”.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày, phát biểu tại Hội nghị không chính thức của các Nghị sĩ trẻ AIPA với chủ đề: “Sự tham gia của Nghị sĩ trẻ AIPA vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN”, đại diện Nghị sĩ trẻ Campuchia cũng đã khẳng định mạnh mẽ về vai trò quan trọng, tầm ảnh hưởng tích cực của các Nghị sĩ trẻ AIPA đối với giới trẻ ASEAN trong việc thúc đẩy giới trẻ tham gia vào công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Nữ nghị sĩ AIPA tìm giải pháp hỗ trợ lao động nữ
Cho rằng nữ giới chịu bất bình đẳng trong thị trường lao động, nữ nghị sĩ liên nghị viện ASEAN tìm giải pháp để không ai bị bỏ lại phía sau.
Chiều 8/9, hội nghị nữ Nghị sỹ AIPA (WAIPA) trong khuôn khổ Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41) được tổ chức với chủ đề "Tăng cường vai trò của nữ nghị sỹ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ". Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Chủ tịch thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thúy Anh làm chủ toạ.
Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cho biết, thúc đẩy việc làm bền vững, tạo thu nhập tốt hơn cho phụ nữ và nam giới trong môi trường tự do, bình đẳng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm là một trong những thước đo sự tiến bộ xã hội của Quốc gia, được ghi nhận trong nhiều văn kiện của thế giới và khu vực.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong 20 năm qua, nhưng theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận thị trường lao động vẫn còn tồn tại. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến lao động nữ. Tại bốn lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất có khoảng 510 triệu (40%) lao động nữ nhưng chỉ có 36,6% lao động nam.
"Việc xóa bỏ khoảng cách giới trong việc làm cần được ưu tiên hàng đầu nếu chúng ta muốn đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ, trẻ em gái vào năm 2030", bà Phóng nói.
Với những nỗ lực trong việc cải thiện chính sách, tạo môi trường bình đẳng cho phụ nữ, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là ở lĩnh vực lao động, việc làm. Cụ thể, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, một số luật liên quan nhằm đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động và nâng cao năng lực thực thi chính sách về việc làm, thu nhập đối với lao động nữ.
"Trong những năm tới, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát để đảm bảo bình đẳng giới thực chất và không ai bị bỏ lại phía sau", Phó chủ tịch Quốc hội thông tin.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (ngồi giữa) phát biểu tại hội nghị nữ Nghị sĩ AIPA (WAIPA) trong khuôn khổ Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 chiều 8/9. Ảnh: Hải Ninh
Tại hội nghị, đại diện các đoàn Nghị viện thành viên AIPA chia sẻ thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nữ tại đất nước mình. Ở một số nước, số nghị sĩ nữ đạt khoảng 30%, ngày càng nhiều phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp. Đại diện Đoàn Nghị viện Malaysia cho hay, khu vực công tại quốc gia này đang có những tín hiệu tích cực trong thúc đẩy quyền phụ nữ khi vừa bổ nhiệm nữ Chánh án đầu tiên, nhiều nữ nghị sĩ cũng giữ vai trò quan trọng trong các ủy ban của Thượng viện và Hạ viện Malaysia.
Trong Covid-19, khi phụ nữ gặp nhiều rủi ro như mất việc làm, thu nhập, nhiều nước trong khu vực ASEAN đã và đang triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng, trong đó có lao động nữ giới. Đại diện Đoàn Nghị viện Malaysia cho rằng, do nữ giới chịu tác động nhiều hơn nam giới nên các nghị sĩ nữ trong AIPA cần có vai trò tích cực hơn, đi đầu thực hiện phương châm "không để ai ở lại phía sau" được Quốc hội Việt Nam đưa ra tại Đại hội đồng AIPA 41.
Sau khi thảo luận, các Đoàn Nghị viện thành viên AIPA đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết của WAIPA 41. Chủ tọa Nguyễn Thúy Anh tin tưởng, với sự thống nhất cao, Nghị quyết sẽ giúp đem lại bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và thu nhập, nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên ASEAN.
"Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cam kết chung tay cùng các nữ nghị sĩ, nghị sĩ AIPA thúc đẩy hơn nữa các hoạt động nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, để phụ nữ và trẻ em gái được thụ hưởng tất cả thành quả của sự phát triển kinh tế của các quốc gia", bà Thúy Anh nói.
Chiều cùng ngày, Hội nghị không chính thức của các nghị sĩ trẻ AIPA do ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam làm chủ tọa được tổ chức với chủ đề: "Sự tham gia của nghị sĩ trẻ AIPA vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN".
Ngày 9/9, Đại hội đồng AIPA 41 tiếp tục ngày làm việc thứ hai. Buổi sáng là phiên họp của Ủy ban Chính trị, Ủy ban Kinh tế; buổi chiều là phiên họp của Ủy ban Xã hội, Ủy ban Tổ chức.
Thủ tướng: 'Bó lúa vàng' ASEAN qua giông bão càng bản lĩnh, tự cường Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong bối cảnh bùng phát nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, ASEAN đã phát huy tinh thần "Gắn kết và chủ động thích ứng". Sáng nay (8/9), phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc...