Chủ tịch Quốc hội: Bộ Công an, Quốc phòng có thể có hơn 5 Thứ trưởng
Đồng ý đề xuất quy định số lượng tối đa Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là 5 nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý loại trừ các Bộ như Công an, Quốc phòng. Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, bộ đa ngành, giới hạn 5 Thứ trưởng không dễ xoay.
Sáng 9/4, UB Thường vụ Quốc hội thảo luận về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của UB Pháp luật khái quát ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận tại kỳ họp trước đã yêu cầu quy định rõ trong luật số lượng cấp phó ở bộ, cơ quan ngang bộ và các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ để chống “lạm phát” cấp phó.
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo Luật đã xác định rõ, số lượng tối đa Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là 5; số lượng cấp phó của Tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tối đa là 3; số lượng cấp phó của vụ, văn phòng, thanh tra và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 2.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Bộ Công an, Quốc phòng đã được phép có 6 Thứ trưởng.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cần thảo luận và cân nhắc về quy định này.
Cụ thể, đứng từ quan điểm của cơ quan soạn thảo luật, Chính phủ vẫn kiên trì đề nghị không quy định cụ thể số lượng cấp phó của người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ trong Luật Tổ chức Chính phủ mà giữ nguyên như quy định hiện nay là vấn đề này do Chính phủ quy định.
Lý lẽ đưa ra là quy định “mở” như thế sẽ bảo đảm được tính năng động, chủ động của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Video đang HOT
Trình bày báo cáo trước UB Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh, việc không quy định cụ thể số lượng cấp phó còn là để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước khác đã được Quốc hội thông qua như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân.
Bộ trưởng Nội vụ cũng quả quyết, về cơ bản, số lượng cấp phó của các bộ trong nhiệm kỳ khóa 13 này không tăng hơn so với các khóa trước. Có Bộ số Thứ trưởng tăng nhưng cũng có bộ giảm nên bình quân số lượng cấp phó vẫn cơ bản giữ nguyên.
Băn khoăn với quy định giới hạn số lượng 5 Thứ trưởng mỗi Bộ này, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, cần cân nhắc trên tình hình thực tế. Dù không quy định một khung cụ thể về số lượng cấp phó thì rất khó thuyết phục Quốc hội, có những Bộ số Thứ trưởng đã vọt lên tới 7 người nhưng bà Mai cũng cho rằng, con số đưa ra cần phù hợp thực tế hơn vì quy định không quá 5 Thứ trưởng với nhiều bộ sẽ rất khó khăn.
Bà Mai dẫn chứng trường hợp của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là bộ rất lớn, nếu để khung quá hẹp như vậy, không biết có đủ để phân công cán bộ điều hành không?
Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cũng nhận định, riêng quy định về số lượng cấp phó, có những bộ nhập từ nhiều bộ, nếu khống chế chỉ có 5 Thứ trưởng thì chưa phù hợp. Ông Ksor Phước đề nghị cân nhắc thêm, với những trường hợp cấp phó vượt quá 5 người thì Quốc hội có thể cân nhắc, linh động, không nên chỉ dừng lại ở số lượng 5 cấp phó.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng phân tích, có những Tổng cục lớn tương đương với một bộ, nên cân nhắc số lượng cấp phó cho phù hợp.
Khẳng định cần thiết phải quy định về số lượng cấp phó trong luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cấp thứ trưởng thì không quá 5 có cơ sở hợp lý nhưng phải trừ ra một số bộ như Công an, Quốc phòng luật đã cho phép có 6 thứ trưởng. Với bộ đa ngành, giới hạn 5 Thứ trưởng, theo Chủ tịch Quốc hội, không dễ xoay sở.
Chủ tịch Quốc hội cũng góp ý, cấp tổng cục để 3 phó thì hơi ít, nên quy định không quá 4, cấp cục thì cấp phó không quá 3, cấp vụ không quá hai.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Không cắt thưởng vượt thu ngân sách của địa phương
Chiều 8/4, trong khuôn khổ phiên họp thứ 37, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật Ngân sách nhà nước sửa đổi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu không cắt phần thưởng 30% số vượt thu của địa phương nhưng phải chặt chẽ với vấn đề bội chi ngân sách.
Không phải lần đầu tiên được trình xin ý kiến nhưng dự thảo luật Ngân sách nhà nước sửa đổi vẫn nhận ý kiến trái chiều liên quan đến quy trình quyết định ngân sách. Chủ nhiệm UB Tài chính (cơ quan thẩm tra dự luật) Phùng Quốc Hiển cho biết, UB và cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính) đã thống nhất giữ nguyên như quy trình hiện hành.
Quy định được điều chỉnh đôi chút là thời gian lập dự toán sớm hơn, bắt đầu từ 1/5 hàng năm, thay vì 15/5 như dự thảo luật đã trình Quốc hội.
Vẫn phân vân về điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lo, nếu dự toán gửi trước 20 ngày so với thời điểm khai mạc kỳ họp Quốc hội (theo thông lệ, kỳ họp Quốc hội giữa năm bắt đầu vào ngày 20/5) thì khó khăn cho Chính phủ. Mốc giới hạn gửi dự toán trước 15/5 (trước khi kỳ họp bắt đầu 5 ngày) đỡ hơn cho cơ quan lập dự toán và cũng phù hợp với Luật đầu tư công.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo, bội chi ngân sách hiện đã 5%, cộng với nợ công là 6-7%.
Một trong những vấn đề cơ quan thẩm tra xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra là thưởng vượt thu ngân sách.
Ngoài khoản thưởng tính trên số thu các khoản phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương như quy định hiện hành, UB Tài chính - Ngân sách đề nghị thêm phương án quy định mức thưởng không quá 20% các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, trừ thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu.
Nêu quan điểm về vấn dề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn: "Không thể không thưởng cho địa phương được, nếu không có cấp ủy và chính quyền địa phương thì bộ trưởng tài mấy cũng không hoàn thành nhiệm vụ được, tôi làm bộ trưởng mãi tôi biết".
Tuy nhiên, để tránh tình trạng "ông nào cũng đòi thưởng", Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần có mức khống chế.
"Phần vượt mà địa phương được thưởng 20% thì xứng đáng quá còn gì nữa. Tôi nghĩ phải hơn nữa, 30% như quy định hiện hành là hợp tình, hợp lý không nên bớt đi. Đừng nên căng thẳng với địa phương" - Chủ tịch Quốc hội nói.
Nội dung khác khiến Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chưa yên tâm là quy định về bội chi ngân sách nhà nước.
Dự thảo luật quy định, bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan thẩm tra và ban soạn thảo tính thêm xem luật ban hành thì bội chi sẽ lên bao nhiêu, có cao hơn mức 5% GDP không rồi từ đó mới tính ra mức cho địa phương.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý: "Giờ bội chi khoảng 5% GDP rồi, tính thêm nợ công thì lên 6 -7% , làm cục bội chi địa phương nữa thì ra 10% à? Lúc này làm ngân sách phải rất chặt chẽ với bội chi chứ chỉ nói áng chừng thôi là không được".
P.Thảo
Theo Dantri
Khai trương Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Sáng 6/4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ấn nút khai trương Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Cổng thông tin này chính thức hoạt động tại địa chỉ www.quochoi.vn. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và các đại biểu khai trương Cổng thông tin điện tử Quốc hội Theo Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc...