Chủ tịch quận 1 làm Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM
Ông Trần Thế Thuận thay bà Thái Thị Bích Liên làm Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM từ hôm nay (1.10), UBND quận 1 chưa có chủ tịch mới.
Ngày 1.10, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM trao quyết định bổ nhiệm ông Trần Thế Thuận (Chủ tịch UBND quận 1) làm Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM trong thời hạn 5 năm.
Ông Thuận 51 tuổi, quê TP.HCM; trình độ Cử nhân Chính trị, Cử nhân hành chính, Thạc sĩ kinh tế chính trị. Ông từng làm Phó chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM trước khi giữ chức Chủ tịch UBND quận 1 từ tháng 12.2015.
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Dung trao quyết định bổ nhiệm cho ông Trần Thế Thuận. Ảnh: Trung Sơn
Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng trao quyết định điều động bà Thái Thị Bích Liên (Chánh Văn phòng Thành ủy) về giữ chức Phó bí thư Đảng ủy Khối Dân – Chính – Đảng.
Bà Liên 45 tuổi, giữ chức Chánh Văn phòng Thành ủy từ tháng 11.2015 tới nay. Hôm 6.7, bà bị Ban Thường vụ Thành ủy kỷ luật bằng hình thức khiển trách do vi phạm, thiếu sót trong công tác tham mưu và thực hiện trách nhiệm được ủy quyền đại diện chủ sở hữu tài sản tại các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ thành phố.
Video đang HOT
Quyết định này được được đưa ra trong tiến trình xử lý các cán bộ liên quan việc Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy) bán sai quy định 320.000m2 đất tại huyện Nhà Bè cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Theo Thiên Ngôn (VNE)
Chật vật trên đường khởi nghiệp nông nghiệp chỉ vì... giấy tờ
TP.HCM đang khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp. Nhiều nông dân đã và đang hăng hái tiếp cận hoạt động này, nhưng thực tế họ gặp không ít khó khăn.
Với nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, anh Huỳnh Chí Hiếu (Thạnh An, Cần Giờ) muốn khởi nghiệp với nghề nuôi cá lồng bè kết hợp du lịch. Tuy nhiên, mọi việc phức tạp ngay từ ban đầu với thủ tục giấy tờ.
Khởi nghiệp... không dễ ăn!
Trần Phúc Hậu thu hoạch rau trong trang trại trồng rau thủy canh. Ảnh: T.Đ
Trong hoạt động khởi nghiệp, TP.HCM đặt ra trọng tâm là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị. TP.HCM sẽ hỗ trợ lãi suất vay từ 40%, 60% thậm chí đến 100% tùy vào mô hình khởi nghiệp của các hộ dân, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.
Háo hức với ý tưởng xây dựng bè nuôi hải sản kết hợp du lịch - một mô hình đầu tiên ở TP.HCM, bỏ qua thủ tục xin phép sản xuất, kinh doanh, anh Hiếu đổ tiền xây dựng mô hình. Khi mô hình hòm hòm hình thành với 7 lồng nuôi hải sản, khoảng 3.000m2 mặt nước, anh Hiếu mới lập hồ sơ xin giấy phép hoạt động.
Chờ mãi, Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ mới trả lời anh là chưa thể cấp phép vì đây là mô hình sản xuất, kinh doanh chưa có tiền lệ nên không biết căn cứ vào đâu để cấp phép hoạt động.
Họ bảo tôi chờ thêm thời gian để hoàn chỉnh điều kiện cấp phép. Tôi thất vọng quá trời! Đi xem mô hình này ở một số tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa... tôi thấy nông dân làm ăn phất lên quá trời, về định làm thì lại không được cấp phép - anh Hiếu than thở.
Theo anh Hiếu, giờ ngoài nỗi lo kinh phí đầu tư mô hình, anh còn chờ thủ tục xin phép hoàn thành. Dù vậy, anh cho rằng vẫn quyết tâm thực hiện mô hình này.
Tương tự, tại ấp Sa Nhỏ (xã Trung Lập Thượng, Củ Chi), khoảng 5 tháng nay xuất hiện một mô hình trồng rau thủy canh công nghệ cao rộng 369m2 với vốn đầu tư khoảng 400 triệu đồng của 3 chàng trai mới học xong lớp 12. Trần Phúc Hậu - một trong 3 ông chủ nhỏ của vườn rau này cho biết, nhóm tự đi mua ống, khung sắt, màng nylon... về làm trang trại. Kiến thức trồng rau thủy canh của 3 chàng trai này học từ internet và từ nông dân có kinh nghiệm trồng trước đó.
Chúng tôi hùn vốn với nhau làm trang trại với hy vọng cuộc khởi nghiệp này sẽ thành công. Tôi nghĩ trồng rau không khó, nhức đầu nhất là đầu ra. Hiện trang trại đã có sản phẩm nhưng chưa có mối lái nên chỉ bán lẻ cho các chợ và các hộ dân lân cận với giá nhỉnh hơn đôi chút với giá rau thường - Hậu thổ lộ.
Hiện cứ mỗi vụ (1 tháng/vụ), trang trại này thu hoạch khoảng 2 tấn rau cải xanh. Chủ yếu số rau này bán lẻ ở chợ hoặc giao tận nhà cho người mua.
Hỗ trợ mô hình khởi nghiệp khả thi
Theo Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, năm 2018 sở sẽ thực hiện Chương trình hỗ trợ triển khai ứng dụng Khoa học - Công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Theo đó, đối với những hoạt động lĩnh vực trong nông nghiệp, nếu mô hình có tính khả thi và triển khai thực tế sẽ được xem xét, đánh giá để được hỗ trợ.
Đối tượng là các nhóm khởi nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và người nông dân hoạt động tại các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh và Củ Chi, cùng các quận 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Gò Vấp. Mức hỗ trợ tối đa là 70% kinh phí cho mỗi mô hình, nhưng không quá 300 triệu đồng/mô hình. Gói hỗ trợ này được sử dụng cho các hoạt động như thiết kế, chế tạo, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật...
Tại Diễn đàn khởi nghiệp nông nghiệp vừa diễn ra tại TP.HCM, các chuyên gia kinh tế cho rằng định vị sản phẩm, thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm là bài toán khó mà các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa học được. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng phải đo lường rủi ro khi bắt đầu kinh doanh. Chính vì vậy, việc bắt đầu kinh doanh bằng các sản phẩm đúng nhu cầu của thị trường, giúp mang lại doanh thu để lấy ngắn nuôi dài cũng là một giải pháp nhằm hạn chế rủi ro.
Giáo sư Phan Văn Trường - cố vấn chiến lược, giảng viên Viện Quản trị kinh doanh của Trường Đại học FPT khuyên, các doanh nghiệp khởi nghiệp không nên dựa dẫm nhiều vào việc Chính phủ phải tạo cho mình một môi trường thuận lợi, mà nên góp phần cùng kiến tạo, xây dựng nên môi trường đó.
Theo Danviet
TP.HCM: Cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn kinh doanh thịt heo hết hạn Một cơ sở kinh doanh thịt heo và thịt bò các loại có đầy đủ các giấy tờ thủ tục hành chính theo quy định. Nhưng khi đoàn kiểm tra đến thì phát hiện có cả thịt heo đã hết hạn sử dụng và lượng lớn thịt pha lóc không nhãn mác, không ghi ngày sử dụng... Chiều ngày 23.8, Đội Quản lý...