Chủ tịch nước trao Huân chương truy tặng cụ Huỳnh Thúc Kháng
Sáng 15/4, tại huyện Tiên Phước, Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQ VN tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Sao Vàng do Nhà nước truy tặng cho cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao Huân chương cho đại diện gia đình cụ Huỳnh Thúc Kháng và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876 tại làng Thạnh Bình (nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) trong một gia đình Nho học gốc nông dân. Thuở nhỏ cụ Huỳnh Thúc Kháng có tên là Huỳnh Văn Thước, khi đi học lấy tên là Huỳnh Hanh, sau đổi thành Huỳnh Thúc Kháng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Huân chương Sao Vàng đến đại diện gia tộc họ Huỳnh
Năm 1883, cụ bắt đầu đi học nhưng trong thời gian không lâu, năm 1887 quân Pháp đánh chiếm Tiên Phước, cụ và gia đình phải đi lánh nạn, sau đó cụ được người cậu ruột là Phó bảng Nguyễn Đình Tựu giúp đỡ cho đi học ở trường tỉnh.
Từ năm 1906 đến năm 1908, cụ Huỳnh Thúc Kháng cùng với cụ Phan Châu Trinh, cụ Trần Quý Cáp là những nhà lãnh đạo, đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ, cụ tích cực vận động và cùng với các thân hào bằng hữu chung vốn thành lập Thương cục Hội An, lập trường Tân học, Nông hội Vườn Quế thực hiện chủ thuyết Tam Dân. Cụ hoạt động tích cực trong phong trào Duy Tân tại Quảng Nam.
Năm 1908 nhân cơ hội phong trào chống sưu thuế bùng nổ ở Đại Lộc, bọn thực dân Pháp cho rằng việc chống sưu thuế là do các nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân tổ chức nên cụ bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo 13 năm, đến năm 1921 cụ mới được trả tự do về đất liền.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ bộ máy quan lại thối nát chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp, Cụ bắt đầu hoạt động chính trị, năm 1926 với tài năng đức độ của Cụ, Cụ đắc cử Dân biểu và được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Đây là chức vụ đầu tiên của Cụ dưới chế độ phong kiến, Cụ coi đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện đấu tranh nghị trường chống lại sự cai trị của thực dân Pháp cho đến năm 1928 cụ từ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ.
Năm 1927, cụ sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ bút kiêm chủ nhiệm tờ báo tại Huế cho đến năm 1943; do tờ báo đăng tải nhiều bài chống lại chính sách cai trị của thực dân Pháp nên bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa.
Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Chính phủ. Cụ từ Huế ra thủ đô Hà Nội để được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận nhiệm vụ
Tại cuộc họp đầu tiên của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Bộ trưởng Nội vụ, tiền thân của Bộ Công an và Bộ Nội vụ ngày nay, đồng thời được cử làm Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Chủ tịch nước thăm hỏi người thân tộc họ Huỳnh tại nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng
Nhân chuyến đi công tác nước ngoài, ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy nhiệm Cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Quyền Chủ tịch nước. Trong khoảnh khắc sắp đến giờ lên máy bay tại sân bay Gia Lâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm tay cụ Huỳnh Thúc Kháng nói: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở cụ cùng với anh em giải quyết. Mong Cụ dĩ bất biến, ứng vạn biến lấy cái không thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi”.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng là người có học vị, hiểu biết được sự tiến bộ của dân, có uy tín, có khả năng tập hợp lực lượng nên được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi kiểm tra tình hình chuẩn bị kháng chiến ở miền Trung và Nam Trung bộ và vận động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp với danh nghĩa đại diện Chính phủ Trung ương.
Khi đến Quảng Ngãi, cụ bị lâm bệnh nặng và qua đời ngày 21/4//1947 tại gia đình chị Võ Thị Tuyết (thôn Phú Bình, xã Hành Phong, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), thọ 71 tuổi. Thể theo nguyện vọng của cụ, thi hài cụ được mai táng tại núi Thiên Ấn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
Tháng 11 năm 1946, Chính phủ cải tổ để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống lại âm mưu khởi hấn của thực dân Pháp, một lần nữa Bác Hồ nêu tấm gương sáng của cụ Huỳnh Thúc Kháng, mời Cụ tiếp tục tham gia Chính phủ, tuy tuổi cao sức yếu, nhưng Cụ đã nhận lời mời của Hồ Chủ Tịch tiếp tục ở lại tham gia lãnh đạo kháng chiến cứu quốc.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng là nhà chí sĩ cách mạng yêu nước, các hoạt động của Cụ chỉ vì mục đích độc lập tự do, vì quyền lợi và tiến bộ của dân. Trong lúc lâm bệnh nặng, ngày 14/4/1947 nằm trên giường bệnh Cụ đọc cho thư ký riêng của Cụ ghi thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi bệnh nặng chắc không qua khỏi, bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ. Nay nước đã độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả. Chỉ tiếc không gặp lại Cụ lần cuối cùng. Chúc Cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân trên đường vinh quang, hạnh phúc. Chào vĩnh quyết!”.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao cho đại diện gia tộc họ Huỳnh Huân chương Sao Vàng truy tặng cho cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định việc tổ chức trọng thể lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước cho Cụ Huỳnh Thúc Kháng là sự ghi nhận, đánh giá rất cao công lao to lớn của cụ đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Cụ là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam nói chung, của đồng bào Quảng Nam và của họ Huỳnh xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước nói riêng. Cuộc đời hoạt động và nhân cách cao đẹp cùng tài năng, đức độ của nhà văn hóa, chí sỹ yêu nước, quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng là tấm gương sáng để các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau học tập và noi theo.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, Quảng Nam là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, từ bao đời đã có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa và là nơi sản sinh ra nhiều trí thức lớn, chí sỹ yêu nước, lãnh tụ cách mạng, làm rạng rỡ quê hương, đất nước.
Với bề dày văn hóa và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, người dân xứ Quảng từ thế hệ này đến thế hệ khác luôn cháy bỏng khát vọng tự do, độc lập, không cam chịu làm nô lệ. Trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc, mảnh đất Quảng Nam giàu truyền thống yêu nước và cách mạng đã có những người con ưu tú cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Trong đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật tiêu biểu của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, cùng thế hệ với các chí sỹ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, là bạn đồng khoa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời cụ là tấm gương sáng ngời về truyền thống vượt khó, hiếu học, về nếp sống thanh cao giản dị, không màng danh lợi, suốt một đời vì nước vì dân.
Noi gương cụ Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch nước khẳng định toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiếp tục đoàn kết một lòng, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, truyền thống anh hùng và văn hiến Việt Nam, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, đẩy mạnh thi đua yêu nước để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực, tiếp tục giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta.
Sau lễ trao Huân chương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và dâng hương tại nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam.
Theo Dantri
Lãnh đạo CATP dự đêm Thánh nhạc kỷ niệm Chúa phục sinh
19h30 tối nay (31-3), nhận lời mời của Tổng hội - Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Đại tá Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của CATP dự đêm Thánh nhạc kỷ niệm Chúa phục sinh 2013.
Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội (bên trái) tặng hoa chúc mừng Tổng hội - Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) nhân dịp Lễ phục sinh 2013
Cùng dự đêm Thánh nhạc kỷ niệm Chúa phục sinh 2013 có ông Bùi Thanh Hà, Phó ban Tôn giáo Chính phủ và ông Lê Văn Cửu, Phó Giám đốc Sở Nội vụ - Trưởng ban Tôn giáo thành phố Hà Nội. Đêm Thánh nhạc kỷ niệm Lễ phục sinh 2013 được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Ba Đình - Hà Nội), với sự có mặt của các vị đại biểu và hơn 800 tín hữu thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), trong đó có sự góp mặt của hơn 300 tín hữu Hội thánh Tin lành một số quốc gia trên thế giới, đang sống và làm việc ở Việt Nam.
Đại tá Nguyễn Đức Chung thay mặt Đảng ủy - Ban Giám đốc CATP Hà Nội tặng lẵng hoa chúc mừng Tổng hội - Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) nhân dịp Lễ phục sinh 2013.
Theo ANTD
Xe buýt đâm đổ khung cầu vượt siêu nhẹ Khoảng hơn 19h tối ngày 30/3, một chiếc xe buýt mang biển kiểm soát 29T - 2893 thuộc Xí nghiệp xe buýt 10-10 đã đâm đổ khung cầu vượt nút Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng. Đây là chiếc cầu chưa có đường dành cho xe buýt. Chiếc xe buýt có biển kiểm soát 29T - 2893, chạy tuyến 50 (Long Biên -...