Chủ tịch Kim Jong-un mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm Triều TiênChủ tịch Kim Jong-un mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm Triều Tiên
(NLĐO)- Khẳng định coi trọng và mong muốn tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, Chủ tịch Kim Jong-un trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Triều Tiên.
Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 1 đến 2-3 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chiều 1-3, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bắt tay Chủ tịch Kim Jong-un – Ảnh: Hoàng Triều
Tại hội đàm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Triều Tiên và mong muốn cùng Triều Tiên tiếp tục củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, cam kết quốc tế của mỗi nước, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch Kim Jong-un bày tỏ vui mừng sang thăm Việt Nam và chứng kiến những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; bày tỏ mong muốn tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đất nước và phát triển kinh tế-xã hội với Việt Nam; Chủ tịch Kim Jong-un khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Nhà nước Triều Tiên coi trọng và mong muốn tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kim Nhật Thành và các vị lãnh đạo tiền bối của hai Đảng, hai nước xây dựng và vun đắp.
Video đang HOT
Hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; mở rộng giao lưu, trao đổi đoàn các cấp theo kênh Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân một cách thiết thực, hiệu quả nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm trên các lĩnh vực mà hai bên có nhu cầu; duy trì thường xuyên và hiệu quả các cơ chế đối thoại và hợp tác, trong đó có cơ chế Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật; nghiên cứu khả năng hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng và nhu cầu của mỗi bên, trên cơ sở các quy định quốc tế; mở rộng giao lưu và hợp tác văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giao lưu nhân dân; tổ chức các hoạt động phù hợp, có ý nghĩa nhằm kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Triều Tiên vào năm 2020.
Chủ tịch Kim Jong-un trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Triều Tiên vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cảm ơn và đề nghị các cơ quan chức năng hai bên trao đổi cụ thể qua đường ngoại giao.
Hội kiến Chủ tịch Triều Tiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam ủng hộ Triều Tiên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẵn sàng cùng Chính phủ và nhân dân Triều Tiên nghiên cứu thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế của mỗi nước.
Cảm ơn Việt Nam
Chủ tịch Kim Jong-un chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho cá nhân Chủ tịch và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Triều Tiên sự tiếp đón trọng thị, thân tình và chu đáo; tích cực hỗ trợ cho việc tổ chức Cuộc gặp thượng đỉnh Triều Tiên – Mỹ lần thứ hai tại Hà Nội. Các nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ hoan nghênh các nỗ lực của Triều Tiên và Mỹ tại Cuộc gặp Thượng đỉnh Triều Tiên – Mỹ lần thứ hai vừa diễn ra tại Hà Nội; chân thành mong muốn các bên kiên trì đối thoại, góp phần cải thiện quan hệ Triều – Mỹ cũng như đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Dương Ngọc
Theo nld.com.vn
Triều Tiên- hồ sơ chính trị an ninh thế giới khó nhằn nhất của Mỹ
Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội là một dấu mốc lớn bởi Triều Tiên là một trong những hồ sơ quan hệ quốc tế và chính trị an ninh thế giới khó nhằn nhất đối với Mỹ từ trước tới nay.
Mỹ luỵ không ít đối tác trong đối phó và xử lý quan hệ với Triều Tiên.
Tác động nào từ Hà Nội ?
Những gì đang diễn ra ở Hà Nội trong những ngày này có tác động trực tiếp tới hoà bình, an ninh và ổn định của thế giới và nhiều khu vực cụ thể nói chung cũng như tới không ít đối tác khác nói riêng.
Theo danh nghĩa chính thức, ở Hà Nội diễn ra cuộc gặp cấp cao thứ 2 trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như có chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Chuyến thăm chính thức cấp nhà nước này của ông Kim Jong-un diễn ra trong 2 ngày là 1 và 2.3, tức là sau cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng trong ngày 27.2 tại Hà Nội, trước khi tiến hành các cuộc gặp ông Kim Jong-un, ông Trump đã có những cuộc gặp gỡ và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã chứng kiến lễ ký kết những dự án hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước trị giá hơn 20 tỷ USD. Những điều ấy cho thấy chưa cần biết cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un kết cục như thế nào thì mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với Mỹ và Triều Tiên được thúc đẩy mạnh mẽ và thiết thực. Cuộc gặp giữa hai vị kia càng thành công thì tác động của nó tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng như giữa Việt Nam và Triều Tiên càng thêm giá trị và tích cực. Tác động cũng tương tự như vậy cho Mỹ và Triều Tiên trong quan hệ của họ với các đối tác khác.
Triều Tiên là một trong những hồ sơ quan hệ quốc tế và chính trị an ninh thế giới khó nhằn nhất đối với Mỹ từ trước tới nay. Mỹ luỵ không ít đối tác trong đối phó và xử lý quan hệ với Triều Tiên, trước hết là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga là những nước có đường biên giới chung với Triều Tiên, là Nhật Bản vì ở cùng trong khu vực Đông Bắc Á, là Anh và Pháp vì hai nước này đều là thành viên thường trực HDBA LHQ với quyền phủ quyết ở trong đó. Mỹ và Triều Tiên càng chủ động và tự chủ bao nhiêu trong việc cùng nhau xử lý vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như bình thường hoá và thúc đẩy quan hệ song phương thì mức độ luỵ các đối tác kia càng giảm đi bấy nhiêu. Mỹ và Triều Tiên càng đồng thuận bao nhiêu để cùng nhau tiến nhanh và tiến xa hơn thì chính các đối tác kia lại cần đến Mỹ và Triều Tiên nhiều hơn bấy nhiêu. Khi xưa, Mỹ dùng cơ chế đa phương để thúc ép Triều Tiên đi vào đàm phán (như khuôn khổ diễn đàn 6 bên ở Bắc Kinh theo sáng kiến của Trung Quốc) và Triều Tiên cũng cần khuôn khổ diễn đàn đa phương ấy để được nhìn nhận và công nhận là một bên ngang bằng với Mỹ. Bây giờ, sau các cuộc gặp ở Singapore và Hà Nội và nếu như ở Hà Nội ông Trump và ông Kim Jong-un hình thành cơ chế mới là Khuôn khổ diễn đàn Hà Nội hay Tiến trình Hà Nội để xử lý quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên thì họ chủ động hoàn toàn, sẽ tự quyết với nhau khi nào cho đối tác thứ ba nào tham gia đến mức độ nào, qua đó có được con chủ bài mới trong quan hệ của họ với các đối tác khác.
Cuộc gặp cấp cao giữa Mỹ và Triều Tiên ở Hà Nội càng thành công thì Triều Tiên càng tăng được thêm thế cho quan hệ với các nước khác trong khu vực Đông Bắc Á cũng như Đông Nam Á mà đặc biệt là với Hàn Quốc và Mỹ. Hai đối tác này lo ngại nhiều hơn cả và sâu sắc hơn cả về khả năng bị dần gạt ra ngoài tiến trình và suy giảm vai trò trực tiếp trong tiến trình. Đương nhiên, lợi ích của Mỹ và Triều Tiên không phải là gạt tất cả những đối tác kia, đặc biệt Trung Quốc và Hàn Quốc, ra ngoài tiến trình hay không cần đến vai trò của họ nữa mà sử dụng và tận dụng vai trò của họ theo sự đạo diễn và lộ trình của mình, theo sự chỉ đạo và dẫn dắt của Mỹ và Triều Tiên chứ không còn bị luỵ thuộc như lâu nay.
Nhìn nhận như thế sẽ thấy là ở Hà Nội, ông Trump có phát biểu rằng Triều Tiên đang có cơ hội lịch sử. Đúng ra phải nói là cả hai đang có cơ hội lịch sử. Ông Trump không nói thẳng ra thôi chứ trong thâm tâm không thể không nghĩ như thế.
Theo Danviet
Tổng thống Trump: Có những khoảng cách giữa hai bên Tại cuộc họp báo thông báo kết quả Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tổ chức ở Hà Nội (27-18.2), Tổng thống Donald Trump đã phát biểu bất ngờ: "Chúng ta phải biết cách bỏ đi". Phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào chiều 28.2, Tổng thống Donald Trump cho...