Chủ tịch kiêm CEO hãng phần cứng MSI đột ngột qua đời ở tuổi 56 vì tai nạn
Chủ tịch kiêm CEO của hãng phần cứng nổi tiếng MSI Sheng-Chang Chiang vừa đột ngột qua đời ở tuổi 56.
Theo truyền thông Đài Loan (Trung Quốc), ông Sheng-Chang Chiang qua đời trong bệnh viện sau khi ngã xuống từ một tòa nhà cao tầng, vốn gây ra thương tích nặng ở phần đầu. Hiện tại, nguyên nhân gây ra vụ việc vẫn đang được cảnh sát điều tra.
Ông Sheng-Chang Chiang
Được biết, ông Sheng-Chang Chiang mới tiếp nhận vị trí Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của MSI vào tháng 1/2019. Ông Chiang được giới công nghệ đánh giá rất cao khi là nhân tố chính đứng sau thành công của MSI tại thị trường PC, với các sản phẩm tiêu biểu như mainboard và card đồ họa dành cho game thủ. Trong suốt sự nghiệp, ông Sheng-Chang Chiang đã gắn bó với MSI khoảng 19 năm, bắt đầu từ tháng 7/2001 với vai trò là phó giám đốc mảng R&D.
MSI (tên đầy đủ: Micro-Star International Co., Ltd) là một tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia có trụ sở chính ở Tân Bắc, Đài Loan. Logo của công ty là con rồng màu đỏ. MSI chuyên thiết kế, phát triển và cung cấp phần cứng máy tính, các sản phẩm và dịch vụ có liên quan bao gồm laptop, bo mạch chủ, card đồ họa, máy tính all-in-1, máy chủ, máy tính công nghiệp, thiết bị ngoại vi, các sản phẩm thông tin giải trí trên xe ôtô…
Vì sao Xiaomi tự tin tuyên bố chỉ lấy lãi 5% trên mỗi sản phẩm - Điều không hãng smartphone nào dám công bố
Thiết bị phần cứng chỉ là bàn đạp cho hệ sinh thái IoT của công ty Trung Quốc này mà thôi.
Triết lý "giá rẻ" độc nhất vô nhị
Video đang HOT
Nhắc tới Xiaomi, hầu hết mọi người đều nhớ tới một công ty Trung Quốc nổi tiếng với việc tạo ra những chiếc điện thoại thông minh với giá rẻ và hiệu năng cao. Tuy nhiên, không giống như các nhà sản xuất khác, đây không phải là phong cách được hình thành theo từng chặng đường phát triển của tập đoàn, mà nó được định vị ngay từ những ngày đầu thành lập.
Các giám đốc điều hành của công ty đều khẳng định Xiaomi là một công ty Internet, với lợi nhuận chủ yếu nằm ở dịch vụ Internet, thông qua tiền từ quảng cáo, ứng dụng, bán phần mềm... Thậm chí, trong ngày lên sàn chứng khoán Hong Kong hôm 25/4/2018, CEO Lôi Quân đã tung ra một lời hứa gây sốc: "Xiaomi sẽ vĩnh viễn giữ tỷ suất lợi nhuận trên phần cứng (gồm smartphone, IoT và sản phẩm gia dụng) dưới 5%".
Người hâm mộ thì hứng khởi và hài lòng, bởi ai chẳng muốn được sở hữu những sản phẩm công nghệ hiện đại tinh tế với giá thấp. Nhưng các nhà đầu tư thì lại ngán ngẩm. Bởi các con số trước đó cùng những triết lý kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ khắc nghiệt lại nói lên rằng Xiaomi chẳng có dáng dấp gì là một công ty Internet cả. Công ty Trung Quốc này sống bằng việc bán điện thoại và nếu cứ bán các sản phẩm với giá thấp, sẽ có một ngày nó sẽ phải phá sản.
Tại sao Xiaomi lại dám hứa điều mà không một hãng smartphone nào, dù lớn và có nguồn lực mạnh mẽ hơn, cũng chẳng dám tuyên bố? Tại sao giá smartphone của Xiaomi luôn rẻ hơn rất nhiều so với các đối thủ dù cùng cấu hình, thậm chí rất sát với chi phí sản xuất? Tại sao đã 9 năm qua doanh thu dịch vụ Internet vẫn chưa đạt được 1/20 tổng doanh thu cả công ty, mà nhà sản xuất này vẫn chấp nhất và kiên trì với định nghĩa mình là một công ty Internet?
Rốt cuộc, trong hồ lô của công ty Trung Quốc này đang giấu thứ thuốc gì?
Chiến lược kiếm tiền từ dịch vụ độc đáo
Hệ sinh thái Xiaomi - Nguồn Techinasia
Trở lại năm 2013, người sáng lập Xiaomi Lôi Quân tuyên bố sẽ đầu tư vào 100 công ty phần cứng trong khoảng thời gian 5 năm. Ý tưởng chung là xây dựng một hệ sinh thái người dùng thông qua hệ thống mạng lưới rộng lớn các thiết bị có giá cạnh tranh, qua đó chào hàng các dịch vụ Internet như các sản phẩm fintech, phần mềm và các trò chơi video.
Đây cũng là lý do tại sao Xiaomi đã cố giữ tỷ lệ lợi nhuận trên các sản phẩm của mình rất thấp, điều đôi khi làm "mất tinh thần" của các nhà đầu tư lẫn nhà cung cấp. Và tầm nhìn chiến lược này không được cụ thể hóa, thậm chí bị lãng quên và xem thường, bởi vì phần lớn thu nhập của Xiaomi qua bao năm vẫn đến từ điện thoại thông minh và các thiết bị phần cứng khác. Chẳng ai thấy bóng dáng doanh thu từ dịch vụ ở đâu.
Theo thời gian, nhà sản xuất điện thoại thông minh này đã được biết tới như một "cửa hàng bách hóa" khi bán tất cả các loại sản phẩm hàng ngày, từ thiết bị điện tử, văn phòng phẩm, đồ dùng nhà bếp cho tới quần áo và thực phẩm.
Nhưng nên nhớ rằng, Xiaomi không tự mình tạo ra mọi thứ. Hãng cung cấp các sản phẩm khác thông qua mô hình chia sẻ lợi nhuận với các bên thứ ba, do công ty tài trợ hoặc đơn giản là đối tác với các thỏa thuận phân phối.
Và một cái lưới lớn vô hình đã dần thành hình sau bao cố gắng. Giờ đây, nhắc đến Xiaomi, người dùng bắt đầu nhớ tới bóng dáng của các sản ăn theo thương hiệu này. Và họ chợt nhận ra rằng nó có vóc dáng của một hệ sinh thái Internet vạn vật, hay còn gọi là IoT.
Nắm giữ hệ sinh thái (dù chưa thực sự hoàn thiện) này trong tay, Xiaomi đang dần thu hút các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng tới để gia nhập vào hệ thống phân phối của công ty. Bởi nó cho phép các đối tác này có thể tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng trên khắp thế giới thông qua mạng lưới các kênh thương mại điện tử và cửa hàng bán lẻ khổng lồ.
Khi smartphone là "chìa khóa vàng"
Tới lúc này, chúng ta đã có thể hiểu được tại sao Xiaomi lại bán smartphone với giá thấp tới như vậy. Bởi nó chỉ đóng vai trò là bàn đạp cho hệ sinh thái IoT của công ty Trung Quốc này. Càng bán được nhiều smartphone, đồng nghĩa với việc càng phát triển được hệ sinh thái đồ thông minh và dịch vụ đi kèm. Đó mới là tương lai mà Xiaomi đang hướng tới.
Để hiểu rõ hơn thì một yếu tố quan trọng trong thành công của Xiaomi chính là hệ điều hành di động của riêng họ: MiUI. Đây là sản phẩm được xây dựng trên nền tảng Android đồng thời học hỏi các nguyên tắc UX từ iOS của Apple. Và khi một người dùng sở hữu điện thoại Xiaomi, họ sẽ dễ dàng gia nhập vào hệ sinh thái Xiaomi khi mua thêm các đồ gia dụng thông minh được tích hợp và hỗ trợ bởi hệ điều hành này, thay vì phải vật lộn với các kiểu cài đặt và xung khắc tính năng nếu sử dụng một thiết bị smarthome khác.
Có lẽ học hỏi từ lịch sử của Blackberry, Xiaomi đã không tập trung nhiều vào phần cứng để đảm bảo thành công của họ. Công ty này cần chất lượng tốt và phần cứng có uy tín làm cơ sở (giống như Apple đã làm với các mẫu iPhone đầu tiên của họ), nhưng sau đó họ chỉ tập trung nỗ lực vào nơi mang lại giá trị thực sự. Đó là coi điện thoại di động như một nền tảng.
Lợi nhuận từ điện thoại thông minh có thể sẽ chấm dứt, nhưng nền kinh tế kỹ thuật số thì sẽ mãi trường tồn. Nhất là năm nay, khi thị trường smartphone dần bão hòa cùng hiệu ứng "đại dịch" xuất hiện cùng lúc, việc kiếm tiền bằng cách bán điện thoại ngày một khó khăn.
Trong khi đó, thị trường IoT thì lại ngày một rộng mở. Nó dự kiến đạt 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Để so sánh thì thị trường ứng dụng di động - phần lớn được Apple và Google độc quyền - có giá trị khoảng 0,5 nghìn tỷ USD vào năm 2023.
Nhưng việc xây dựng một doanh nghiệp phần cứng trong thị trường IoT lại không bền vững. Thay vào đó, kiểm soát hệ sinh thái như một nền tảng tỏ ra có lợi hơn nhiều. Đây chính là cách mà Xiaomi đang thực hiện. Để so sánh thì ở Trung Quốc, Huawei là một nhà sản xuất phần cứng rất lớn, cũng chỉ có một vài sản phẩm smarthome, quá nhỏ bé so với hệ sinh thái rộng lớn của Xiaomi (từ đèn thông minh đến báo thức thông minh, robot hút bụi tới máy lọc không khí).
Cuộc chơi của Xiaomi
Tất nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Là kẻ phụ thuộc, các công ty đối tác sẽ bị siết lợi nhuận và phụ thuộc quá nhiều vào thương hiệu Xiaomi. Do đó, nhiều công ty bán sản phẩm thông qua Xiaomi đã dần tạo ra các các dòng sản phẩm của riêng mình. Ví dụ Huami, nhà cung cấp đồng hồ thông minh Mi Band cho Xiaomi, cũng có thiết bị đeo Amazfit riêng. Roborock, một nhà sản xuất máy robot hút bụi cũng có hành động tương tự sau một năm hợp tác với Xiaomi.
Nhưng dẫu vậy, mỗi nhánh nhỏ tách ra trong số này lại tạo ra giá trị "hiệu ứng mạng" cho nền tảng Mi Home của Xiaomi. Và với sự suy thoái kinh tế do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, khi thách thức về thanh khoản dòng tiền ngày một lớn, nhiều nhà sản xuất lại buộc phải quay trở về dưới trướng của Xiaomi để kiếm kế sinh tồn.
Trong khi đó, Xiaomi lại tung ra chiến lược mới: mua lại. Công ty mới đây đã tăng tỷ lệ cổ phần tại Zimi, một nhà sản xuất sạc dự phòng, lên gần 50%. Xiaomi cho biết việc mua lại sẽ tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực AI 5G AIoT, một cụm từ mới nói về công nghệ di động băng thông rộng thế hệ tiếp theo và IoT dưới sự hỗ trợ của AI.
Trong tương lai, khi mạng 5G trở nên phổ biến, nó sẽ cho phép mở rộng mạng lưới các thiết bị có thể kết nối. Cạnh tranh trong ngành công nghiệp IoT của Trung Quốc vì thế cũng đang nóng lên từng ngày. Alibaba mới đây cũng tuyên bố bơm 1,4 tỷ USD để tăng cường trợ lý giọng nói thông minh của mình, thứ sẽ được tích hợp thêm vào trải nghiệm thương mại điện tử, dịch vụ giải trí trực tuyến và các đối tác phần cứng tiêu dùng.
Nhưng so với Xiaomi, một công ty đã chuẩn bị nhiều năm cho thời khắc này, sẽ khó có kẻ nào dễ dàng vượt qua nó để trở thành người tiên phong trong lĩnh vực IoT cả.
Google mua lại nhà sản xuất kính thông minh Focals Sau những lời đồn thổi, cuối cùng Google đã xác nhận rằng họ là chủ sở hữu mới của North - startup nổi tiếng với kính thông minh Focals có trụ sở tại Canada. Sẽ không có kính thông minh Focals 2.0 Theo Engadget, Focals là thiết bị đeo được tích hợp màn hình ba chiều bên trong một cặp khung thời trang...