Chủ tịch HoREA: ‘Không xảy ra ‘bong bóng’ BĐS trong năm 2019′
Trao đổi với VietnamFinance, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) cho biết: “ Thị trường bất động sản (BĐS) 2019 đang phát triển ổn định, dù có biến động tại một số khu vực, nhưng sẽ không thể xảy ra “”bong bóng” BĐS.
“Bong bóng” BĐS vì bị làm giá, đầu tư “lướt sóng”
Trước đây, có một số ý kiến quan ngại về chu kỳ 10 năm lặp lại khủng hoảng của thị trường BĐS, tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Châu đánh giá, qua nghiên cứu 2 cuộc khủng hoảng “bong bóng” bất động sản năm 2007 đến đầu năm 2008, và từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2011 cho thấy nhiều bất cập khi dòng tiền đổ vào BĐS quá lớn.
Ví dụ, tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,48% là mức rất cao, dẫn đến thực tế là nhiều doanh nghiệp và người dân dễ kiếm tiền và bất động sản là kênh đầu tư là tài sản được lựa chọn để cất trữ, để kinh doanh, kể cả đầu cơ
Từ đó, nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ chính sách nới lỏng tín dụng, các ngân hàng thương mại đã cho vay dưới chuẩn, thể hiện tăng trưởng tín dụng năm 2007 rất cao lên đến hơn 37%.
Trong đó, một phần rất lớn nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn xã hội đổ vào đầu tư kinh doanh bất động sản. Đồng thời, đã có tình trạng các ngân hàng thương mại buông lỏng việc kiểm soát nguồn vốn vay tín dụng mà lẽ ra phải được sử dụng đúng mục đích.
Ngoài ra, dễ dàng nhận thấy có sự phát triển lệch pha cung – cầu sản phẩm trên thị trường bất động sản, chủ yếu là phát triển nóng ở phân khúc bất động sản cao cấp.
Từ đó, đã xuất hiện rất nhiều nhà đầu tư kinh doanh bất động sản thứ cấp, môi giới, cò đất, cò nhà, đi đôi với các đợt sóng tăng giá bất động sản với tần số chóng mặt, và giới đầu cơ chuyên nghiệp “cầm trịch” làm giá, thổi giá, tạo sóng, đẩy giá ảo rất cao so với giá trị thực của bất động sản để trục lợi, kiếm lời nhanh, kích thích tâm lý đầu tư “lướt sóng”.
Cơ quan nhà nước cần điều tiết kịp thời
Video đang HOT
Trước đây, trong bối cảnh nguồn vốn BĐS tăng trưởng nóng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụ về thuế; công cụ về tín dụng; công cụ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị để điều tiết hiệu quả thị trường bất động sản khi vừa xuất hiện dấu hiệu “bong bóng”
Ví dụ như cuộc khủng hoảng “bong bóng” BĐS năm 2010 còn có hệ quả của gói kích cầu đầu tư với quy mô tương đương 1 tỷ USD vào giữa năm 2009, mà trong đó, có một phần đáng kể nguồn vốn này được sử dụng sai mục đích để đầu tư vào bất động sản mà không được các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ.
Đối chiếu các nguyên nhân dẫn đến “bong bóng” bất động sản nêu trên với tình hình thực tiễn của thị trường hiện nay nhận thấy sẽ khó xảy ra “bong bóng” BĐS.
Bởi tăng trưởng GDP cả nước năm 2017 đạt 6,81%, là mức tăng trưởng tích cực và hợp lý; Tăng trưởng tín dụng của cả nước năm 2017 đạt 18,17% (chỉ gần bằng phân nửa mức tăng trưởng tín dụng nóng 37% của năm 2007); Năm 2018 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 17% cũng là mức tăng tích cực và hợp lý.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố chủ trương không nới “room” tín dụng trong năm 2019 và đang tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, chặt chẽ, linh hoạt, và lộ trình hạn chế dần tín dụng vào lĩnh vực BĐS.
Các ngân hàng thương mại không có hiện tượng buông lỏng tín dụng hoặc cho vay dưới chuẩn. Lãi suất huy động tiết kiệm hiện nay khá ổn định và có xu thế tăng cao hơn đối với các khoản gửi dài hạn; Lãi suất cho vay trung và dài hạn cũng giữ trong khoảng 9,3-11%/năm là hợp lý.
Do vậy, đến nay có thể khẳng định sẽ khó xảy ra “bong bóng” bất động sản trong năm 2019, do các cơ quan Nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụ về thuế; công cụ về tín dụng; công cụ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án để điều tiết hiệu quả thị trường BĐS ngay khi vừa xuất hiện dấu hiệu “bong bóng”, và các doanh nghiệp bất động sản, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư và người tiêu dùng đều thông minh hơn.
Đinh Tịnh
Theo vietnamfinance.vn
Hệ quả tăng trưởng tín dụng chậm
Theo số liệu cập nhật mới đây trong cuộc họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến ngày 10/6 là 5,75%, trong khi tổng phương tiện thanh toán tăng thấp hơn ở 5,17%.
Cho vay chậm lại
Theo thống kê của NHNN, vào thời điểm cuối năm 2018, số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế ước khoảng 7,2 triệu tỉ đồng. Với mức tăng trưởng 5,75%, lượng vốn mà các TCTD đã bơm ra nền kinh tế trong gần nửa đầu năm khoảng 415 nghìn tỉ đồng, còn khá thấp so với mục tiêu bơm ra hơn 1 triệu tỷ đồng trong năm nay.
Vốn cho vay ra nền kinh tế liệu có cần linh hoạt hơn?
Trước đó, số liệu chia sẻ cho thấy tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 5 vừa qua đã là 5,74%, còn tổng phương tiện thanh toán tăng 4,98%. Diễn biến này cho thấy trong khi cung tiền trong 10 ngày đầu tháng 6 vẫn tăng ổn định thì ngược lại tăng trưởng tín dụng gần như đi ngang, khi chỉ nhích nhẹ thêm 0,1%.
Hoạt động cho vay đang chậm lại là điều có thể thấy được, khi thời điểm cùng kỳ này năm ngoái tính đến ngày 20/6 tăng trưởng tín dụng đã đạt 6,35%, còn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán đạt thậm chí còn cao hơn ở 7,96%. Việc tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với tổng phương tiện thanh toán trong hơn 5 tháng đầu năm nay cũng cho thấy lượng cung tiền bị hạn chế cũng phần nào ảnh hưởng lên hoạt động tín dụng tại các nhà băng.
Việc tập trung thu hồi nợ xấu cũng phần nào ảnh hưởng lên con số tăng trưởng, khi tại một số ngân hàng có nợ xấu thì số dư nợ tăng mới không đủ bù đắp cho số sụt giảm do thu hồi. Cũng theo NHNN, từ 2012 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 907,33 nghìn tỷ đồng nợ xấu, theo đó giúp tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ nằm ở VAMC và nợ tiềm ẩn của toàn hệ thống còn 5,65%, giảm mạnh so với con số 9,5% năm 2017 và hơn 10% năm 2016.
Hệ quả
Với việc dòng tiền bơm ra nền kinh tế chậm lại, các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bị hạn chế là điều có thể thấy được, do đó sẽ phần nào tác động lên tăng trưởng. Chính vì những lo ngại này mà ngay từ những tháng đầu năm nay, người đứng đầu Chính phủ đã không dưới 2 lần kêu gọi cần mở rộng tín dụng nhiều hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng.
Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam theo đó không loại trừ khả năng bị ảnh hưởng, do đó việc nới lỏng tiền tệ trở lại bằng cách thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn đi kèm với lãi suất có thể là cần thiết. Thực tế là thời gian gần đây hàng loạt ngân hàng trung ương các nước đã giảm lãi suất để tránh cú sốc giảm tốc cho nền kinh tế.
Tăng trưởng GDP trong quý 1 đầu năm nay ở mức 6,79%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018, trong khi năm nay Quốc Hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng từ 6,6 - 6,8%, dù thấp hơn con số kỷ lục 7,08% thực hiện được trong năm 2018 nhưng lại cao hơn mục tiêu năm 2018 là từ 6,5 - 6,7%. Do đó, áp lực duy trì và thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng còn lại năm nay là khá lớn.
Với nguồn vốn bơm ra bị hạn chế, cộng đồng doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận tín dụng từ các nhà băng, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh phần nào bị ảnh hưởng. Đối với những doanh nghiệp lớn có uy tín, hoạt động kinh doanh hiệu quả thì còn có thể tìm đến kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu, hoặc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn đối với những doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn, nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ còn lại thì hiện nay vẫn phụ thuộc rất lớn vào vốn vay tại các ngân hàng.
Đối với khách hàng cá nhân, nếu việc tiếp cập vốn vay ngân hàng gặp khó khăn hơn khi nguồn vốn bị siết chặt, họ có thể lựa chọn tìm đến các hình thức tín dụng đen thay thế, dù phải chấp nhận mức lãi suất cao hơn nhiều lần và gặp nhiều rủi ro hơn.
Đối với hệ thống các TCTD, tăng trưởng cho vay chậm lại cũng sẽ gây áp lực lên kế hoạch lợi nhuận. Nhiều ngân hàng trong năm 2018 đã ghi dấu ấn lợi nhuận kỷ lục, và tiếp nối sự hưng phấn đã đặt kế hoạc lãi trong năm nay tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nếu như không thể duy trì tăng trưởng tín dụng đủ cao thì con số lợi nhuận tất yếu sẽ bị ảnh hưởng.
Vẫn có những lợi ích
Dù vậy, nhà điều hành có lẽ vẫn kiên định với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng tại các nhà băng, khi mà mục tiêu ổn định vĩ mô đang được ưu tiên lớn nhất trong bối cảnh đầy rủi ro như hiện nay. Thị trường bất động sản đã nóng sốt trong 2 năm trở lại đây, trong đó không ít nguồn vốn là từ hệ thống ngân hàng chảy ra, do đó nếu như không hãm phanh đà nới lỏng tín dụng thì quả bong bóng bất động sản có thể hình thành là nguy hiểm.
Đơn cử như gần đây Hiệp hội bất động sản Việt Nam có nhiều kiến nghị liên quan đến quy định tại dự thảo Thông tư thay thế thông tư 36, theo đó cho rằng việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn xuống 30% và tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay tiêu dùng nhà ở là biện pháp siết tín dụng, làm giảm nguồn cung bất động sản, thì NHNN vẫn bảo lưu quan điểm thực hiện khi cho rằng chính sách trên nếu thực hiện thì mức độ tác động của quy định trên tới thị trường bất động sản là không lớn.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng chậm cũng sẽ làm giảm sức ép tăng huy động vốn lên các ngân hàng, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó có thể tiếp tục giữ được mặt bằng lãi suất ổn định, mục tiêu quan trọng nhất của nhà điều hành trong suốt thời gian qua. Thực tế trong 2 tháng gần đây, lãi suất tiền gửi tại một số nhà băng cũng đã được điều chỉnh giảm xuống, sau động thái tăng liên tiếp từ nửa cuối năm 2018 cho đến quý 1 đầu năm nay.
Đối với hệ thống các TCTD, tăng trưởng cho vay chậm lại cũng sẽ gây áp lực lên kế hoạch lợi nhuận. Nhiều ngân hàng trong năm 2018 đã ghi dấu ấn lợi nhuận kỷ lục, và tiếp nối sự hưng phấn đã đặt kế hoạch lãi trong năm nay tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nếu như không thể duy trì tăng trưởng tín dụng đủ cao thì con số lợi nhuận tất yếu sẽ bị ảnh hưởng.
Theo thegioitiepthi.vn
Cung, cầu tín dụng eo hẹp hơn, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm tốc trong trung hạn? Theo BVSC, tăng trưởng tín dụng trong 3-5 năm tới sẽ duy trì ở mặt bằng khoảng 14%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2015-2017 (trung bình 18,1%), do cung và cầu tín dụng đều eo hẹp hơn. Ở phía cầu là do tăng trưởng GDP dự báo sẽ chậm lại; ở phía cung là do áp lực vốn chuẩn bị cho Basel...