Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: Hà Giang phát triển kinh tế gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc
Đồng chí Thào Xuân Sùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) nhấn mạnh như vậy trong cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Mèo Vạc ( Hà Giang) ngày 6/7.
Cử tri phát biểu sôi nổi, thẳng thắn
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Giang thông tin về kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, sau 19 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm, Quốc hội đã thông qua 10 luật, 21 nghị quyết; cho ý kiến vào 6 dự án luật; quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.
Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn 2021 – 2030. Đây là quyết sách đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; thể hiện mạnh mẽ quan điểm “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”, tạo cơ hội mới để vùng đồng bào DTTS phát huy nội lực, phát triển toàn diện, bền vững; …
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri trên địa bàn xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc đề nghị trong thời gian tới, Trung ương, tỉnh và huyện Mèo Vạc cần tiếp tục quan tâm, đầu tư, cơ sở hạ tầng cho nhân dân như điện lưới sinh hoạt, đường giao thông và trụ sở thôn.
Đồng chí Thào Xuân Sùng – Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN thăm mô hình chăn nuôi bò cho thu nhập cao tại xã Sùng Trà, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). ảnh Trần Quang
Cử tri Hờ Mí Của (ở thôn Hà Chế, xã Sủng Trà) cho biết, hiện ở thôn có 8 hộ sống ở vùng sâu, đường đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc sản xuất, duy trì cuộc sống. Chính vì thế, bà con ở đây rất mong địa phương sớm hỗ trợ máy móc, xi măng để người dân chủ động làm đường để phát triển kinh tế.
Cùng với đó, cử tri Của cũng kiến nghị Nhà nước sớm giao rừng để nhân dân thôn Hà Chế yên tâm bảo vệ rừng và để bà con có thêm tiền, khoản thu nhập, lợi ích từ rừng mang lại.
Bên cạnh đó là các kiến nghị về hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi, xây dựng thêm hồ chứa nước, tăng cường quản lý, nâng cấp chất lượng đường nông thôn mới gắn với duy tu, bảo dưỡng, cấm xe trọng tải lớn đi vào. Quan tâm giải quyết việc làm cho lao động địa phương sau khi đi học về, nâng phụ cấp cho cán bộ thôn bản.
Đặc biệt, cử tri Mua Mí Và (ở xã Sùng Trà) kiến nghị đoàn ĐBQH và tỉnh Hà Giang cần tham mưu cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm có khoản hỗ trợ vốn vay cao từ 300 – 500 triệu đồng không lãi suất cho các sinh viên, thanh niên trẻ người dân tộc học xong không xin được việc để có vốn lập nghiệp, phát triển kinh tế tại vùng sâu, vùng xa, vừa nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững vùng biên giới của Tổ quốc.
Giải quyết nhiều vấn đề “ nóng”
Video đang HOT
Tại buổi tiếp xúc, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, đồng chí Thào Xuân Sùng trân trọng tiếp thu các ý kiến của cử tri và sẽ chuyển tới các bộ, ngành liên quan để trả lời, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.
Là huyện vùng sâu, vùng xa vùng biên giới của Tổ quốc, Mèo Vạc có điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn, diện tích đất sản xuất rất thấp (đất chiếm 28%, còn lại là núi đá). Tuy nhiên, bằng sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của cán bộ, chính quyền và nhân dân, đến nay, bộ mặt nông thôn, kinh tế nông nghiệp của Mèo Vạc đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
“Dù diện tích chủ yếu là núi đá nhưng bà con các xã của Mèo Vạc đã biết cách biến thách thức, khó khăn thành cơ hội phát triển sản xuất, chăn nuôi. Bằng chứng là đến nay huyện có đàn bò lớn nhất cả nước, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều còn chưa đến 50%. Đây thực sự là thành tích rất cao, mong trong thời gian tới, bà con sẽ tiếp tục vượt khó, vươn lên có thu nhập cao hơn” – người đứng đầu Hội NDVN khẳng định.
Để lo sinh kế lâu dài cho người dân vùng đồng bào DTTS, đồng chí Thào Xuân Sùng yêu cầu tỉnh Hà Giang và huyện Mèo Vạc cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ vốn, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghiệp vào sản xuất lúa, ngô và chăn nuôi trâu, bò, dê đạt hiệu quả cao hơn.
Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, nhiều thắng cảnh, khu du lịch nổi tiếng như Công viên đá địa chất toàn cầu ở Đồng Văn, hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị tỉnh cần có tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển du lịch một cách bài bản, đa dạng hơn nữa, nâng cao chất lượng phụ vụ, thu hút thêm nhiều khách đến thăm quan hơn.
“Đầu tư các dịch vụ đi kèm với hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng nhưng chúng ta cũng phải cân bằng, giữ vững nguyên bản tự nhiên của các thắng cảnh, nhất là núi đá. Bên cạnh đó, tại các làng văn hóa, khu nghỉ dưỡng cộng đồng, bà con cần mở thêm dịch vụ cho khách được trực tiếp trải nghiệm sản xuất, hoạt động chăn nuôi của người dân để tăng thêm nguồn thu của đồng bào”- đồng chí Thào Xuân Sùng gợi ý.
Hải Phòng: Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Ngày 30/6, Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự buổi giới thiệu mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; ra mắt CLB Nông dân sản xuất kinh giỏi do Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức.
Tham dự buổi thăm quan mô hình và ra mắt CLB Nông dân sản xuất giỏi thành phố còn có ông Nguyễn Đình Chuyến- Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, Ban lãnh đạo Hội Nông dân TP.Hải Phòng, Ban chủ nhiệm CLB cùng các thành viên trong CLB Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi...
Ông Hoàng Văn Tường- Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hải Phòng phụ trách mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đã giới thiệu về mô hình. Theo đó, mô hình được xây dựng trên qui mô diện tích 1.000 m2. Đây là mô hình trồng rau, củ, quả trong nhà lưới kiểu mẫu, là điểm để hội viên, nông dân trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được đầu tư với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng.
Chủ tịch Ban Chấp hành TƯ Hội NDVN Thào Xuân Sùng trao đổi với đại biểu tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tai Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân Hải Phòng
Hiện tại, mô hình đã triển khai trồng các loại dưa lưới, rau cải, xà lách, ... Thời điểm trồng bắt đầu từ 18- 6 và sau 3 tháng sẽ cho thu hoạch. Nguồn nông sản thu hoạch được, dự kiến sẽ được Trung tâm liên kết với các cửa hàng bán thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố để tiêu thụ.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Thào Xuân Sùng (thứ 2 bên trái) trao đổi về cách chăm, trồng cây tại hệ thống nhà lưới
Ngay sau chương trình giới thiệu nêu trên, các đại biểu dự lễ ra mắt CLB Nông dân sản xuất kinh giỏi thành phố Hải Phòng.
Đoàn Đại biểu thăm quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân Hải Phòng
Ông Đỗ Đức Hòa- Chủ tịch Hội Nông dân TP Hải Phòng khẳng định việc thành lập CLB Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thành phố là vô cùng cần thiết bởi nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là một bộ phận quan trọng trong việc xây dựng nền nông nghiệp của thành phố theo định hướng hiện đại hóa.
CLB Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp tập hợp những hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi để liên kết các hộ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thu nhập của nông dân. Từ đó hình thành tổ, nhóm liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm. CLB là tổ chức tự nguyện với tổng số 15 thành viên bao gồm cả Ban chủ nhiệm.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN chụp ảnh kỷ niệm cùng Ban chủ nhiệm CLB Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi TP.Hải Phòng
Tại lễ ra mắt "CLB Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi TP.Hải Phòng", đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết, hiện nay, TP Hải Phòng được đánh giá là địa phương có sự phát triển mạnh mẽ trong tốp đầu của cả nước. Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN tin tưởng Hải Phòng đang và sẽ là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, đạt được cả 3 yêu cầu về năng suất, chất lượng và giá trị.
Trong năm 2019, Hải Phòng có 139 xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và có 92,1% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch; hộ nghèo còn 1%. UBND TP.Hải Phòng đã qui hoạch 3 khu công nghệ cao và 42 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với 5.000 ha, vùng trồng rau tập trung với 15.000 ha, vùng lúa cao sản và chất lượng cao rộng hơn 30.000 ha, có 153 HTX kiểu mới, ...
Chủ tịch Thào Xuân Sùng phát biểu tại Lễ ra mắt CLB Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi TP.Hải Phòng
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Đại hội VII Hội ND Việt Nam đã phát động phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp, trí thức hóa nông dân, văn minh hóa nông thôn.
Theo Chủ tịch Thào Xuân Sùng, để Hải Phòng thực sự phát triển hơn nữa cần phải nắm và thực hiện những điểm nổi bật sau đây:
-Thứ nhất là phải hiểu được vị trí, vai trò của TP Hải Phòng trong mối quan hệ tam giác, tứ giác và lục giác mà thổ nhưỡng và sông biển là quyết định.
-Thứ 2 là hỗ trợ nông dân kiến thức và tri thức sản xuất, thu hoạch, bảo quán, chế biến, đóng gói, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, liên kết 6 nhà.
-Thứ 3 xây dựng quy trình, dự án thương hiệu theo Nghị quyết 19 của HĐND thành phố và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển rau, củ quả trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
-Bốn là tập trung xây dựng chi hội nông dân và tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc "5 tự và 5 cùng" trong một chi hội hoặc tổ hội nông dân nghề nghiệp.
-Thứ 5 là đổi mới, tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thành phố mà trong đó có Ban chủ nhiệm CLB Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi thành phố; xây dựng, phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân, có sự liên kết 6 nhà với sự hỗ trợ đắc lực của các viện nghiên cứu khoa học.
Ban chủ nhiệm CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi TP.Hải Phòng ra mắt ngày 30-6
Phát biểu tại buổi làm việc, Bà Nguyễn Thị Nghĩa- Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng bày tỏ sự tin tưởng vào sự phát triển của các thành viên trong CLB "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi TP Hải Phòng". Số lượng 54 thành viên đầu tiên của CLB chính là hạt nhân quy tụ, tiếp tục mở rộng để CLB ngày càng phát triển.
Hy vọng các thành viên đồng lòng, đoàn kết phát triển kinh tế góp phần xây dựng nông thôn mới Hải Phòng ngày một văn minh, đổi mới. Bà Nguyễn Thị Nghĩa cũng bày tỏ sự cảm ơn đối với đồng chí Thào Xuân Sùng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN luôn dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt đối với sự phát triển của nông dân, hội viên nông dân trên địa bàn Hải Phòng.
Trung ương Hội NDVN: Công bố, trao các Quyết định về công tác tổ chức, cán bộ Chiều ngày 25/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ công bố các Quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Đồng chí Thào Xuân Sùng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN trao Quyết định bổ nhiệm, phân công và điều động cán bộ....