Chủ tịch Hội ND Việt Nam: Chấm dứt tình trạng cán bộ xa nông dân
Đó là nhấn mạnh của đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân cụm thi đua số 1 năm 2019 tại tỉnh Yên Bái ngày 6/12.
Đồng chí Thào Xuân Sùng chủ trì hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân cụm thi đua số 1 năm 2019 tại tỉnh Yên Bái ngày 6/12.
Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân 8 tỉnh, thành phố trong cụm thi đua số 1 tham dự hội nghị, gồm: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái.
Đạt nhiều kết quả
Đánh giá về kết quả công tác Hội và phong trào nông dân cụm 1, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh, trong năm qua các cấp Hội đã chú trọng công tác tuyên truyền, giao dục, chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên, nông dân, trong đó các cấp hội đã chú trọng đổi mới về nội dung, phương thức, với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng…
Bên cạnh đó, công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội được chú trọng, phát triển, chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội có chuyển biến theo hướng thiết thực hiệu quả gắn với sản xuất và dần hình thành, phát triển các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn.
Công tác khảo sát, kiểm tra, giám sát tiếp tục được các cấp Hội quan tâm, qua đó dã phát hiện những mô hình, cách làm hay, điển hình để tuyên truyền nhân rộng đồng thời chấn chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, ngăn chặn, hạn chế tiêu cực…
Đặc biệt, các phong trào thi đua do Hội phát động mà trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục được các cấp Hội đẩy mạnh, xuất hiện nhiều gương nông dân giỏi, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…
Từng bước tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ cho nông dân, tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, phân bón nông nghiệp cho nông dân theo hình thức trả chậm; nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp và chương trình phối hợp với các ngân hàng được đẩy mạnh và phát triển, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Toàn cảnh hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân cụm thi đua số 1 năm 2019 tại tỉnh Yên Bái ngày 6/12.
Thay đổi để phục vụ hội viên, nông dân tốt hơn
Dù đạt nhiều kết quả nhưng người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam cũng chỉ ra nhiều hạn chế như việc triển khai Nghị quyết Đại hội VII và 3 Nghị quyết chuyên đề (Nghị quyết 04, Nghị quyết 05, Nghị quyết 06) chủ yếu mới dừng lại ở bước quán triệt. Cùng với đó, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cho hội viên, nông dân chưa sâu sát cụ thể; việc tham mưu cho cấp ủy có nơi còn hạn chế…
Video đang HOT
Dẫn chứng thêm thực tế, đồng chí Thào Xuân Sùng cho hay: “Ngày 5/12 vừa qua tôi đi thăm quan vùng trồng cam đặc sản của huyện Bắc Quang, “con chim” đầu đàn về sản xuất cây cam, quýt tỉnh Hà Giang, mới thấy việc canh tác, kỹ thuật chăm sóc cây cam ở đây còn rất yếu, chưa đáp ứng các quy trình chuẩn khiến cho chất lượng sản phẩm còn thấp việc tiêu thụ còn bấp bênh…”.
“Qua đây cho thấy việc lãnh đạo, định hướng của chính quyền, các cấp Hội Nông dân ở đây chưa chuẩn, phương pháp tập huấn, hỗ trợ của cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, chưa sâu sát và nhiệt huyết. Đây là bài học cho các địa phương khác trong việc phát triển cây có múi và phương pháp đào tạo đúng, tập huấn trong nông dân cần phải trách nhiệm hơn, bài bản hơn và sự hỗ trợ cũng cần có trọng tâm, trọng điểm thì mới hiệu quả”, đồng chí Thào Xuân Sùng lý giải.
Trong năm 2020 và các năm tới, Chủ tịch Thào Xuân Sùng đề nghị các cấp Hội Nông dân tỉnh tiếp tục quan tâm hơn về công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách làm công tác Hội, phong trào nông dân để ngày càng đáp ứng được nhu cầu công việc, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
“Chúng ta phải chấm dứt ngay tình trạng lãnh đạo, cán bộ Hội ngồi phòng lạnh, chân đút gầm bàn, xa dời thực tế, xa hội viên, nông dân. Để việc chỉ đạo, điều hành sát thực tế, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bà con hội viên, nông dân, cán bộ, lãnh đạo các cấp Hội phải thường xuyên sâu sát thực tế, gần gũi với nông dân, học nông dân để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong công tác Hội, phát triển phong trào nông dân ngày càng đạt hiệu quả cao hơn”, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Chiều ngày 5/12, đoàn đại biểu đại diện cho lãnh đạo Hội Nông dân 8 tỉnh, thành thuộc cụm thi đua số 1 đã đi thăm quan thực tế mô hình điển hình tại HTX Quế hồi, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái). Ảnh: Hoàng Hữu
Là một trong những tỉnh điển hình đạt kết quả cao trong công tác hội và phong trào nông dân, đến nay Hội ND tỉnh Yên Bái đã vận động, kết nạp 2.210 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 114.006 hội viên. Tổ chức và phối hợp tuận huấn cho 1.972 lượt cán bộ hội.
Ông Giàng A Câu – Chủ tịch Hội ND tỉnh Yên Bái cho biết, trong thời gian qua, các cấp Hội của Yên Bái đã xây dựng được 45 mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với hợp tác xã, tổ hợp tác, 163 hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho hội viên, nông dân. Trong đó có nhiều mô hình mang dấu ấn của Hội như mô hình nuôi cá nước ngọt theo chuỗi giá trị; mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cà chua thương phẩm chất lượng cao, theo hướng VietGAP tại huyện Văn Chấn…
Cùng với đó, trong năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Yên Bái cũng đã xây dựng được 181 mô hình Hội ND tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, vận động bà con đóng góp 86.098 ngày công, trên 8 tỷ đồng, tham gia làm mới, tu sửa, nâng cấp trên 401km đường giao thông…
Chia sẻ về cách làm mới trong công tác hội của địa phương mình, với bà Nguyễn Thị Cẩm Phương – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình cho hay: Để tránh tình trạng “một con trâu, 5 ông báo cáo”, trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã đi sâu vào triển khai làm các mô hình thực tế trong phong trào nông dân, xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các cấp hội của Hòa Bình đã trực tiếp xây dựng được 11 mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thuộc 11 huyện, thành phố của tỉnh góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống nông dân.
Bên cạnh đó, các cấp hội trên địa bàn đã triển khai nhiều mô hình sản xuất, điển hình như mô hình “nông dân dạy nông dân” đã tạo động lực và liên kết trong sản xuất nhất là tại vùng trồng cây ăn quả như cam Cao Phong đã đem lai thu nhập cao cho bà con.
Cùng kiến nghị lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cẩm Phương và các đại biểu tham dự hội nghị cho biết, hiện nay các địa phương rất mong muốn Trung ương Hội NDVN sớm xây dựng và đưa phần mềm riêng của hệ thống Hội như phần mềm quản lý hội viên, chia sẻ tư liệu, kinh nghiệm trực tuyến… để Hội Nông dân các tỉnh, thành dễ quản lý và đưa ra các chỉ đạo, điều hành, thực hiện các mô hình sản xuất cho sát thực tế, đạt hiệu quả cao hơn.
Góp ý thêm với hội nghị, ông Bạc Cầm Khuyên – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La kiến nghị trong thời gian tới, Trung ương Hội cần xem xét đưa, tổ chức các hoạt động tuyên truyền như các hội thảo, hội nghị song hành trực tiếp gắn với các mô hình thực tiễn sản xuất (như hội thảo đầu bờ, hội thảo tại ruộng) để cán bộ, lãnh đạo các cấp hội cũng như bà con hội viên, nông dân tiếp thu nhanh, áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.
Thực hiện các giải pháp quan trọng
Nhấn mạnh về nhiệm vụ trong năm 2020, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng cho rằng: Năm 2020 là năm xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh nên chúng ta phải tập trung cho 5 nhiệm vụ quan trọng.
Thứ nhất, các cấp Hội phải tập trung cho việc thực hiện 3 Nghị quyết của Đại hội (Nghị quyết 04,05,06) gồm Nghị quyết về đẩy mạnh xây dựng Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp; Nghị quyết về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam; Nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thứ 2 là các cấp Hội Nông dân cần phải chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn, đối tác để hỗ trợ, hướng dẫn cho hội viên, nông dân, đoàn viên xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị.
Thứ ba là chúng ta phải tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân không sử dụng rác thải nhựa, không thải rác ra sông, suối. Theo đó, các cấp hội cần phối hợp với chính quyền địa phương các xã, thôn, bản xây dựng quy ước, hương ước về vấn đề này để giải quyết triệt để và trả lại môi trường trong sạch cho sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Thứ 4 là tiếp tục triển khai đổi mới trong tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới và phải chú trọng vào xây dựng các thôn, bản xanh – sạch – đẹp- văn minh- hiện đại. Trong đó, các địa phương làm sao phải có nhà nhà sạch sẽ, vườn vườn đẹp đẽ, người người luôn vì bạn bè.
Thứ 5 là các cấp hội cần tiếp tục quản bá, xây dựng thương hiệu cho nông sản, đặc sản tịa các địa phương.
Thứ 6 là Hội Nông dân các tỉnh, thành phố phải tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh để rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Sắp diễn ra hội nghị môi trường lưu vực sông Hồng
Chia sẻ với các đại biểu đại diện lãnh đạo 8 tỉnh, thành thuộc cụm thi đua số 1, đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết, sắp tới Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức quốc tế tổ chức hội nghị môi trường lưu vực sông Hồng.
Để hội nghị diễn ra thành công, người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam đề nghị các lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành thuộc cụm thi đua số 1 và các cụm thi đi khác nhanh chóng chuẩn bị, hoàn thiện báo cáo các vấn đề tồn tại về môi trường tại khu vực của địa phương mình, nhất là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, tình trạng xả rác ra các sông, suối…
“Qua thực tế trong chuyến công tác đến Hà Giang vừa rồi, tôi chứng kiến thực trạng các dòng sông, dòng suối chảy qua địa bàn các xã của huyện Bắc Quang, nhất là dòng sông Lô tràn ngập, ùn ứ rác thải sinh hoạt làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trong và ngoài tỉnh.
Vấn đề rất đáng báo động, không chỉ ở Hà Giang mà tại nhiều tỉnh, thành khác cũng đang gặp phải tình trạng này sẽ được đưa ra bàn và tìm ra giải pháp giải quyết trong hội nghị này”, đồng chí Thào Xuân Sùng khẳng định.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN gợi ý cách nâng tầm cam đặc sản Hà Giang
Huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) có thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp với việc phát triển cây có múi, đặc biệt là cây cam, tuy nhiên theo đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thì địa phương chưa thực sự phát huy và khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của cam đặc sản, khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của bà con chưa ổn định, bấp bênh.
Ngày 5/12, khi đi thăm mô hình sản xuất cam VietGAP tại huyện Bắc Quang (Hà Giang), đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tỏ ra rất lo ngại trước việc canh tác, chăm sóc cây cam đặc sản của bà con ở đây.
Đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết, dù huyện Bắc Quang đã phát triển được hơn 6.000ha cam, trong số đó có nhiều diện tích cam VietGAP, song khi thực tế tại các vườn cam, tôi thấy rất thất vọng và lo ngại trước việc chăm sóc cam của người dân ở đây.
"Nếu còn tiếp tục giữ kiểu trồng, khai thác quá mức các cây cam non như hiện này thì người dân ở đây và sản phẩm này sẽ gặp nguy hiểm.
Để tránh thiệt hại, chính quyền và bà con ở đây phải thay đổi tư duy sản xuất ngay và luôn thì mới cứu vãn được cây đặc sản này", đồng chí Thào Xuân Sùng nói.
Ngày 5/12, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đi thăm mô hình sản xuất cam VietGAP tại huyện Bắc Quang (Hà Giang).
Gợi ý hướng phát triển cho cây cam ở Hà Giang, đồng chí Thào Xuân Sùng cho hay: Trước mắt, tỉnh Hà Giang phải nhanh chóng xây dựng Nghị quyết chuyên đề về trồng và tiêu thụ sản phẩm cam của địa phương mình.
"Hiện nay chúng ta chưa có một Nghị quyết chuyên đề về loại cây trong điểm của mình là một thiếu sót rất lớn. Vì thế sắp tới Hà Giang phải làm được điều đó. Đồng thời chính quyền ở đây phải có những chính sách hỗ trợ vật tư đầu vào và tạo một hành lang pháp lý thật tốt để tiếp sức cho người dân và các doanh nghiệp trong việc phát triển cây cam, cũng như việc xúc tiến thương mại, liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm", người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam khẳng định.
Chia sẻ với người dân, đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị người dân trồng cam ở Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nói riêng và bà con cả nước nói chung cần có quy trình chuẩn trong việc trồng, chăm sóc để loại cây đặc sản này phát triển bền vững và cho chất lượng quả tốt hơn.
Đồng chí Thào Xuân Sùng rất lo ngại trước sự canh tác, khai thác các cây cam non quá mức khiến sản phẩm không đạt được chất lượng như mong muốn.
"Đặc biệt là trong việc khai thác cam, bà con cũng phải thu hoạch đúng theo quy trình chuẩn. Ví như từ khi trồng đến khi cây cam cho thu quả (tùy vùng đất) khoảng 4-5 năm, người dân mới nên để thử nghiệm quả bói vừa phải, và tăng lượng quả trong các năm tiếp.
Bên cạnh đó, người trồng cũng phải bón phân hữu cơ, phun thuốc sinh học (theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn) và có biện pháp canh tác, cắt tỉa lá, cành để cam quang học tốt thì khi hái các quả cam mới ngon, đạt chất lượng tốt mới dễ tiêu thụ, hội nhập được", đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam đề nghị chính quyền và người dân ở Bắc Quang phải thay đổi phương thức canh tác cam đạt chuẩn hơn.
Theo Danviet
Việt Nam - Lào - Campuchia chia sẻ kinh nghiệm về tam nông Chiều 2/12, tại Lâm Đồng đã diễn ra hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Hội thảo nhằm tăng cường hiểu biết, giao lưu, hợp tác trong phát triển tam nông của mỗi nước và cả khu vực. Học hỏi những điều hay Phát biểu khai mạc hội...