Chủ tịch Hạ viện Canada tuyên bố từ chức
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, chiều 26/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Hạ viện Canada Anthony Rota đã từ chức trong bối cảnh xảy ra những tranh cãi về việc ông ghi nhận và tôn vinh một cựu binh Ukraine chiến đấu cho Đức Quốc xã.
Chủ tịch Hạ viện Canada Anthony Rota. Ảnh: Reuters
Ông Rota cho biết ông cần phải từ chức Chủ tịch Hạ viện và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Ông cũng tỏ ra hối tiếc về những sai lầm này bởi sự công nhận đó đã gây ra nỗi đau cho các cá nhân và cộng đồng, bao gồm cả cộng đồng Do Thái ở Canada và trên toàn thế giới, cũng như những người sống sót sau hành động tàn bạo của Đức Quốc xã ở Ba Lan và ở các quốc gia khác.
Ông Rota đã công bố quyết định của mình sau cuộc gặp các nhà lãnh đạo Hạ viện từ tất cả các đảng phái trong Quốc hội. Động thái này diễn ra trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ các nghị sĩ đòi ông phải rời khỏi ghế Chủ tịch.
Các thành viên cấp cao của đảng Tự do, đảng Dân chủ Mới, Khối Quebecois và thủ lĩnh đảng Bảo thủ Pierre Poilievre đều kêu gọi ông Rota từ chức sau việc ông mời cựu binh Yaroslav Hunka, từng tham gia đơn vị Waffen SS của trùm phát-xít Adolf Hitler trong Thế chiến Thứ hai, tới tham dự sự kiện tại Quốc hội nhân chuyến thăm Ottawa của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần trước.
Nữ giáo viên lật tẩy bộ mặt thâm hiểm của gã y tá giả gái
Tự xưng là nữ y tá trong các diễn đàn, nhóm chat dành cho người muốn tự sát, một gã đàn ông trung niên ở Mỹ lộ mặt nhờ nỗ lực điều tra của một nữ giáo viên về hưu.
Hồi tháng 3/2008, Nadia Kajouji, một nữ sinh viên của Đại học Carleton ở Ottawa (Canada), mất tích sau khi viết "nhật ký tự sát" dưới dạng video trên mạng xã hội Facebook.
Cô gái 18 tuổi thổ lộ cô mắc chứng trầm cảm sau khi tình yêu tan vỡ. Bác sĩ tâm lý của trường đại học kê đơn thuốc cho Nadia nhưng cô cảm thấy mức độ trầm cảm không giảm. Ngày 8/3, nữ sinh viên quay một đoạn video và nói rằng cô không thể sống thêm.
Ngày 20/4/2008, người dân phát hiện thi thể của Nadia trên sông ở thành phố Ottawa. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy cô tử vong vì ngạt nước. Cảnh sát nhận định nữ sinh viên đã nhảy xuống sông để tự sát.
Nadia Kajouji, nữ sinh viên tự sát vào năm 2008, qua đời ở tuổi 18 (Ảnh: CBC).
Video đang HOT
Đối tượng bí ẩn xúi giục người khác tự sát
Vào tháng 6, một phụ nữ ở Anh gọi tới điện thoại của mẹ Nadia, khẳng định một kẻ xấu đã xúi giục Nadia tự tử. Người gọi là Celia Blay, một giáo viên về hưu 62 tuổi cư trú ở làng Maiden Bradley, hạt Wiltshire, Anh. Bà thường xuyên trò chuyện với mọi người trên mạng để xua tan sự cô đơn.
Một lần, vào năm 2006, bà gia nhập một nhóm chat của những người chán sống và kết bạn với một nữ sinh 17 tuổi ở Nam Phi. Thiếu nữ này mắc chứng trầm uất nghiêm trọng và muốn tự sát. Celia nỗ lực động viên, phân tích để nữ sinh bỏ ý định kết liễu mạng sống.
Nữ sinh ở Nam Phi nghe lời bà, nhưng nói một nữ y tá Mỹ gốc châu Á đã rủ cô cùng chết. Thậm chí nữ y tá còn đề nghị cô bé cùng bật webcam để tăng quyết tâm lìa đời. Celia muốn đăng nhập vào tài khoản của nữ sinh Nam Phi vào thời điểm cô và nữ y tá hẹn nhau tự sát. Nữ sinh đồng ý.
Vào giờ hẹn, Celia bật webcam và thấy một người đàn ông trung niên với vòng bụng to trong video, song ông ta tắt webcam ngay sau đó. Giáo viên về hưu vẫn kịp thấy địa chỉ email của người kia hiện lên trong quá trình kết nối video. Bà nhớ rằng địa chỉ email chứa tên "Melchert-Dinkel".
Linh cảm người đàn ông là đối tượng bất hảo, Celia gia nhập nhiều nhóm chat và diễn đàn về tự sát để theo dõi hắn. Nỗ lực điều tra của Celia giúp bà phát hiện Melchert-Dinkel thường dùng các biệt danh Cami D, Li Dao và Falcongirl trong các diễn đàn, nhóm chat để kết bạn với những thanh niên chán sống (đa số họ là nữ giới).
Hắn mạo danh một nữ y tá trẻ mắc chứng trầm cảm, xúi giục những người bạn mới kết liễu cuộc đời. Gã đàn ông cũng chỉ dẫn các biện pháp tự tử khiến nạn nhân chết nhanh và không cảm thấy đau đớn.
Celia từng báo cảnh sát hạt Wiltshire về hành vi đáng sợ của Melchert-Dinkel, song cảnh sát không chú ý tới cảnh báo của bà. Vì thế, nữ giáo viên về hưu quyết định tự ra tay.
Vào tháng 1/2008, bà và một cô gái mang tên Kat Lowe đóng vai nữ sinh Cathy, 16 tuổi, để nhử Melchert-Dinkel.
Sau khi giành được sự tin tưởng của Melchert-Dinkel, họ đã có thông tin cần thiết để xác định địa chỉ IP và địa chỉ nhà của gã ở bang Minnesota, Mỹ. Chẳng những thấy ngoại hình của Melchert-Dinkel qua webcam, họ còn tìm thấy một ảnh gia đình của gã.
Nghi phạm lộ mặt
Hóa ra Melchert-Dinkel có vợ và hai con gái ở độ tuổi thiếu niên. Celia đã nỗ lực liên hệ với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bằng điện thoại, email để tố cáo Melchert-Dinkel, song họ không xem xét sự việc một cách nghiêm túc.
Khi biết Melchert-Dinkel tự xưng là Cami D để khuyến khích Nadia Kajouji tự sát, Celia và một người bạn đã đăng ký nhiều tài khoản trên mạng để cảnh báo Nadia, song cuối cùng nữ sinh viên 18 tuổi vẫn tự sát. Khi Nadia và Cami D cùng biến mất trên mạng vào ngày 8/3/2008, giáo viên về hưu hiểu rằng Melchert-Dinkel đã đạt mục đích.
Hơn một tháng sau đó, Celia xem tin tức địa phương ở Ottawa trên mỗi ngày cho đến khi thấy tin cảnh sát phát hiện thi thể Nadia. Bà tìm ra số điện thoại của gia đình Nadia và liên hệ với họ để nói rõ chân tướng sự việc.
Kiểm tra máy tính của con gái, cha, mẹ Nadia nhắn tin rất nhiều với một "nữ y tá" mang tên Cami D hơn một tháng trước cái chết. Cami D sắp xếp một kế hoạch tự sát bằng phương pháp treo cổ rất kỹ lưỡng cho Nadia, dựa trên chiều cao và cân nặng của cô để tính toán chiều dài dây và độ cao cần thiết, đồng thời gửi hình ảnh hướng dẫn cách thắt nút dây.
Ngôn từ, giọng điệu của Cami D giống như một người chị từng trải, vừa dụ dỗ vừa cổ vũ để Nadia thực hiện kế hoạch tự tử. Mặc dù Nadia thích kế hoạch của Cami D, cô lại quyết định nhảy xuống sông vì tin rằng cái chết bằng phương pháp treo cổ sẽ khiến người thân và bạn bè ám ảnh lâu dài. Sau khi Nadia chết, Cami D ngừng xuất hiện trên mạng.
Cha, mẹ Nadia báo sự việc với Sở Cảnh sát Ottawa, với chứng cứ là những đoạn chat qua mạng xã hội trên máy tính của cô. Với địa chỉ IP, cảnh sát xác định kẻ xúi giục Nadia tự tử là William Francis Melchert-Dinkel, một y tá sinh năm 1962 sống ở thành phố Saint Paul, bang Minnesota, Mỹ.
Họ liên hệ với cảnh sát Mỹ để phối hợp điều tra nhưng phía cảnh sát Mỹ hầu như chẳng thể làm gì. 4 người cư trú trong ngôi nhà của William Francis Melchert-Dinkel và rất có thể bạn bè, người quen của Nadia đã sử dụng máy tính của cô để vào mạng xã hội.
Cảnh sát không có chứng cứ chắc chắn để khẳng định Cami D, Falcongirl, Li Dao chính là William Francis Melchert-Dinkel. Hơn nữa, Nadia đã không treo cổ theo gợi ý của nghi phạm, mà nhảy xuống sông. Nội dung trò chuyện trên mạng và một địa chỉ IP không phải là lý do hợp pháp để cảnh sát Mỹ thẩm vấn.
Hành trình đưa nghi phạm ra tòa
Dù có địa chỉ của nghi phạm, ngôi nhà này có bốn người thường trú và không rõ số lượng bạn bè, khách đến thăm có thể sử dụng máy tính này để lên mạng. Bằng chứng trong tay không thể xác nhận chắc chắn Li Dao, Cami D, Falcongirl là William Francis Melchert-Dinkel.
Bên cạnh đó, Nadia đã nhảy sông thay vì tự tử như lời Cami D. Chỉ với vài cuộc trò chuyện trực tuyến và một địa chỉ IP, cảnh sát không thể triệu tập William Francis Melchert-Dinkel để thẩm vấn, chứ chưa nói tới việc kết tội ông ta.
Cựu y tá William Francis Melchert-Dinkel đã cố gắng thuyết phục nhiều người tự tử (Ảnh: CBC).
Giận dữ vì cảnh sát bất lực, Celia và các bạn trên mạng đồng loạt đăng bài trên các diễn đàn lớn khắp thế giới để tố cáo William Francis Melchert-Dinkel. Họ công bố ảnh, biệt danh trên mạng và hai email mà ông ta sử dụng thường xuyên nhất là falcongirl507@yahoo.com và li_dao05@yahoo.com.
Gần như ngay lập tức, nhiều người chia sẻ thông tin về địa chỉ nhà và nơi làm việc của William Francis Melchert-Dinkel lên các nhóm chat, diễn đàn khiến ông ta phải ngừng hành nghề y tá.
Do sự lan tỏa của chiến dịch vạch trần, cuối năm 2008, một nữ sinh 16 tuổi giấu tên ở Mỹ khai với cảnh sát rằng chưa đầy một tháng sau cái chết của Nadia, cô đã kết bạn với một người tự xưng là Falcongirl.
Kẻ này cố thuyết phục cô treo cổ. Tuy nhiên, cô thoát chết vì cha, mẹ phát hiện ý định tự sát và ngăn chặn thành công. Ngay lập tức, lực lượng đặc biệt bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm mạng của bang Minnesota tham gia điều tra vụ án cùng Sở cảnh sát Saint Paul.
Một phụ nữ ở Anh chủ động liên hệ với Celia vì tin rằng vụ treo cổ của em trai cô, một kỹ sư công nghệ thông tin, vào năm 2005 liên quan đến William Francis Melchert-Dinkel.
Khôi phục dữ liệu máy tính của chàng kỹ sư công nghệ thông tin, cảnh sát thấy rất nhiều email giữa anh với "nữ y tá Li Dao". Trong các email, Li Dao hướng dẫn chàng kỹ sư cách thắt nút dây thừng rất tỉ mỉ.
Số liệu thống kê của Celia cho thấy William Francis Melchert-Dinkel trực tiếp thúc đẩy 10 vụ tự sát và không vụ nào trong số đó gây nghi ngờ. Cảnh sát Mỹ đã bắt William Francis Melchert-Dinkel với cáo buộc trợ giúp người khác tự tử.
Cựu y tá thừa nhận ông ta giao tiếp với 5 người qua mạng xã hội và email từ năm 2003 để giúp họ chết, nhưng không ai làm theo hướng dẫn của ông ta.
Vụ án của William Francis Melchert-Dinkel gây tranh cãi trong dư luận vì luật pháp Mỹ không quy định cụ thể về hành vi hỗ trợ người khác tự tử. Hồi tháng 5/2021, một tòa án ở bang Minesota, Mỹ tuyên án tù 360 ngày đối với ông ta vì tội xúi giục Nadia tự sát và hỗ trợ kỹ sư công nghệ thông tin ở Anh treo cổ.
Tuy nhiên, cựu y tá chỉ phải chấp hành án tù liên tục trong 320 ngày. Với 40 ngày còn lại, bị cáo (53 tuổi vào thời điểm xét xử) sẽ vào trại giam hai ngày mỗi năm trong vòng 10 năm vào ngày nạn nhân qua đời. Song cuối cùng William Francis Melchert-Dinkel chỉ phải chấp hành án tù trong 178 ngày và chịu quản chế trong 10 năm. Ông ta ra tù vào ngày 19/2/2015.
Đặc phái viên LHQ tại Sudan Volker Perthes từ chức Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Sudan, ông Volker Perthes ngày 13/9 đã tuyên bố từ chức, trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn giữa quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự. Đặc phái viên LHQ về Sudan Volker Perthes phát biểu với báo giới...