Chủ tịch Hà Tĩnh ăn cá nướng cùng tiểu thương
Cùng thưởng thức món cá nướng với tiểu thương, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh nhắn nhủ bà con yên tâm, bởi hải sản đã qua kiểm tra chất lượng của các cơ quan chức năng.
Chiều 13/5, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng một số cán bộ đầu ngành đi kiểm tra những điểm kinh doanh, thăm hỏi tiểu thương buôn bán hải sản trên địa bàn TP Hà Tĩnh.
Khi đến điểm bán hải sản tại đường Võ Liêm Sơn, thấy chủ cửa hàng đang nướng cá bán, ông Khánh đã thưởng thức. “Bà con yên tâm, hải sản đã qua kiểm tra chất lượng của các cơ quan chức năng”, ông Khánh nói với các tiểu thương.
Ông Đặng Quốc Khánh (thứ 4 từ trái qua) thưởng thức cá nướng với tiểu thương tại cửa hàng kinh doanh ở đường Võ Liêm Sơn (TP Hà Tĩnh). Ảnh: D.T
Trao đổi với VnExpress, ông Khánh cho biết tỉnh đang hỗ trợ các cửa hàng bán cá sạch và thực phẩm an toàn từ những nguồn cung cấp uy tín. “Tôi yêu cầu Sở Nông nghiệp, Y tế cùng các ban ngành xác định nguồn gốc của hải sản đánh bắt xa bờ về. Thực phẩm có nguồn gốc sạch phải được dán tem, xét nghiệm đầy đủ, mục đích hỗ trợ mở rộng nhiều cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn trên địa bàn TP Hà Tĩnh và tiến tới toàn tỉnh để kích cầu tiêu thụ sản phẩm, giúp bà con ổn định sản xuất”, ông Khánh nói.
Video đang HOT
Ông Trần Nhật Tân, Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh cho hay, hiện tỉnh đã mở hơn 20 điểm bán hải sản an toàn trên địa bàn. “Theo đăng ký dự kiến thì TP Hà Tĩnh mở khoảng 27 điểm, chúng tôi cũng sẽ có chính sách hỗ trợ bà con để tiêu thụ, khôi phục thị trường”, ông Tân nói và cho hay các điểm kinh doanh bán khá tốt, hôm qua tất cả các điểm bán được 1,2 tấn hải sản an toàn.
Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè gần khu kinh tế Vũng Áng bị chết. Hiện tượng bất thường này lan dần theo hướng Bắc – Nam đến Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Khoảng 70 tấn cá biển tự nhiên, 30 tấn cá nuôi lồng bè đã chết. Theo kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên công bố tối 27/4, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa (còn gọi thủy triều đỏ) có thể là nguyên nhân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó đã chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương lập đoàn kiểm tra, xác định nguyên nhân chính xác gây ra thảm họa môi trường này. Formosa Hà Tĩnh là đối tượng kiểm tra bởi có hệ thống xả ngầm xuống biển. Ngày 7/5, đoàn liên ngành với sự tham gia của 7 bộ cùng Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã kết thúc đợt thanh tra tại Formosa, đưa các số liệu, tài liệu ghi nhận về Hà Nội phân tích, từ đó có kết luận cuối cùng về việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp này.
Ông Đặng Quốc Khánh sinh năm 1976, quê xã Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình. Trong kỳ họp HĐND Hà Tĩnh ngày 21/4, ông Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Nhậm chức khi mới 40 tuổi, ông Khánh trở thành Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước.
Đức Hùng
Theo VNE
Thủ tướng hỗ trợ khẩn cấp người dân thiệt hại do cá chết
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 772 hỗ trợ gạo, vốn... cho người dân tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.
Quyết định nêu rõ sẽ hỗ trợ hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường. Theo đó, Chính phủ hỗ trợ 15 kg gạo một người mỗi tháng trong thời gian 1,5 tháng với các hộ gia đình chủ tàu, lao động trên tàu khai thác hải sản vùng ven bờ, vùng lộng công suất dưới 90 CV và các hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp.
Cá chết ở Đà Nẵng. Ảnh: NT
Tàu không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV đánh bắt ven bờ và vùng lộng do phải tạm ngừng ra khơi được hỗ trợ một lần tối đa 5 triệu đồng. Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể theo từng loại tàu, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các doanh nghiệp, chủ vựa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có hoạt động thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá được vay vốn tín dụng tại các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định. Khoản vay này sẽ được tính lãi suất thấp nhất áp dụng cho lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong thời gian tạm trữ tối đa 6 tháng để thu mua, tạm trữ hải sản từ ngày 5/5-5/6.
Thủ tướng chỉ đạo, hải sản khai thác trong vùng biển từ 20 hải lý trở vào thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận không bảo đảm an toàn buộc phải tiêu hủy thì được hỗ trợ tối đa 70% giá trị.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hỗ trợ khắc phục hậu quả môi trường, gồm chi phí tiêu hủy hải sản chết bất thường như: chi phí vận chuyển, thu gom, vật tư, hóa chất khử trùng, tiêu độc; hỗ trợ tiền công tiêu hủy, bảo hộ lao động, trang thiết bị...
Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè gần khu kinh tế Vũng Áng bị chết. Hiện tượng bất thường này lan dần theo hướng Bắc - Nam đến Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Khoảng 70 tấn cá biển tự nhiên, 30 tấn cá nuôi lồng bè đã chết. Theo kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên công bố tối 27/4, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa (còn gọi thủy triều đỏ) có thể là nguyên nhân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó đã chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương lập đoàn kiểm tra, xác định nguyên nhân chính xác gây ra thảm họa môi trường này. Formosa là đối tượng kiểm tra bởi có hệ thống xả ngầm xuống biển.
Ngày 7/5, đoàn liên ngành với sự tham gia của 7 bộ gồm Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Công Thương, Công an, Quốc phòng cùng Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã kết thúc đợt thanh tra, đưa các số liệu, tài liệu ghi nhận ở Khu Kinh tế Vũng Áng về Hà Nội phân tích, từ đó có kết luận cuối cùng về việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường của Formosa.
Lan Hạ
Theo VNE
Gần 100 chuyên gia tìm nguyên nhân cá chết ở miền Trung Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia vừa được thành lập để phân tích nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước ở nhiều lĩnh vực như: nuôi trồng thủy sản, địa chất, hóa, công nghệ...