Chủ tịch Hà Nội không đối thoại, không đến tòa hành chính suốt 3 năm
Hà Nội là địa phương “nổi bật” khi Chủ tịch UBND thành phố không đối thoại, không tham gia phiên tòa 100% các vụ án hành chính.
Số bản án tòa đã tuyên nhưng chưa được thi hành tại Hà Nội cũng cao nhất nước với 83,3%.3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM “dẫn đầu”
Hà Nội trở thành địa phương “dẫn đầu” cả nước trong việc chủ tịch UBND các cấp không đối thoại, không tham gia phiên tòa hành chính cũng như số bản án đã được tòa tuyên nhưng chưa thi hành. ẢNH THÀNH TRUNG
Ủy ban Tư pháp vừa có báo cáo kết quả giám sát về việc chấp hành pháp luật trong giải quyết các vụ án hành chính của chủ tịch UBND và UBND gửi các đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Tư pháp đánh giá về cơ bản, chủ tịch UBND, UBND các địa phương đã quan tâm hơn đến công tác giải quyết vụ án hành chính.
Ở một số địa phương, UBND hoặc người đại diện đã tham gia 100% cả phiên đối thoại và phiên tòa như: Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Kon Tum, Ninh Thuận, Sơn La, Vĩnh Long.
Cũng theo Ủy ban Tư pháp, tại nhiều địa phương, tỷ lệ hòa giải thành công trên tổng số vụ án đã tổ chức đối thoại là rất cao. Điều này cho thấy nếu UBND, chủ tịch UBND bố trí tham gia đầy đủ các phiên đối thoại, việc giải quyết các vụ án hành chính sẽ đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều vụ án sẽ được hòa giải thành, không phải mở phiên tòa xét xử.
Báo cáo của Ủy ban Tư pháp dẫn chứng tại TP.HCM, trong 194 vụ án tổ chức đối thoại thì đối thoại thành tới 143 vụ, chiếm tỷ lệ 73,7%.
Tuy vậy, Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, tại nhiều địa phương, chủ tịch UBND, UBND chưa chấp hành nghiêm túc các quy định trong việc giải quyết các vụ án hành chính.
Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, hạn chế lớn nhất và kéo dài trong nhiều năm là tình trạng chủ tịch UBND, hoặc người đại diện của UBND không tham gia đối thoại, cũng không tham gia phiên tòa.
Báo cáo dẫn chứng trong 3 năm (2019 – 2021), có tới 32,6% số phiên đối thoại và 27,8% số phiên tòa không có sự tham gia của UBND hoặc người đại diện.
Đáng nói là tỷ lệ này lại đặc biệt cao ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP.HCM.
Báo cáo cho hay, tại Hà Nội, số trường hợp chủ tịch UBND hoặc người đại diện của UBND không tham gia phiên tòa là 782/1.784 vụ, chiếm tới 43,8%.
Số liệu tương ứng tại TP.HCM là 963/1.572 vụ, chiếm tới 61,3%; tại Đà Nẵng là 97/598 vụ, chiếm 16,2%.
Theo Ủy ban Tư pháp, tại nhiều địa phương, mặc dù số lượng án không nhiều, nhưng chủ tịch UBND hoặc người đại diện vẫn thường xuyên vắng mặt, như: Sóc Trăng vắng 78/88 phiên đối thoại; Lạng Sơn vắng 46/65 phiên tòa; Yên Bái vắng 47/59 phiên tòa; Đà Nẵng vắng 67/88 phiên tòa…
Cá biệt, có địa phương, UBND hoặc người đại diện vắng mặt 100% các phiên đối thoại hoặc phiên tòa. Báo cáo dẫn chứng chủ tịch UBND hoặc người đại diện của UBND các cấp tại tỉnh Khánh Hòa vắng mặt 100% các phiên đối thoại. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội (hoặc người được ủy quyền tham gia tố tụng) cũng vắng mặt 100% tại các phiên đối thoại và phiên tòa.
Ủy ban Tư pháp đánh giá việc chủ tịch UBND, UBND các cấp vắng mặt là đồng thời đã bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và đối thoại với người khởi kiện làm kéo dài quá trình tố tụng, gây bức xúc cho người dân.
Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cho biết, còn khá phổ biến việc UBND, chủ tịch UBND không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ hoặc cung cấp không đúng thời hạn yêu cầu của TAND, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây bức xúc cho người dân khởi kiện.
Theo báo cáo của TAND tối cao, có 57/63 đơn vị tòa án cấp tỉnh phản ánh khó khăn trong việc thu thập chứng cứ.
Cụ thể, các cơ quan chuyên môn của UBND thường chậm cung cấp; đùn đẩy giữa các cơ quan; thậm chí nhiều trường hợp không cung cấp cho tòa án.
Một số vụ án, UBND trả lời không còn lưu giữ, lưu giữ không đầy đủ hoặc đã bị thất lạc.
Video đang HOT
Trong nhiều vụ án, UBND không cung cấp tài liệu, chứng cứ và cũng không trả lời lý do không cung cấp; tòa án phải nhiều lần gửi văn bản hoặc liên hệ qua điện thoại để đôn đốc việc giao nộp, cung cấp chứng cứ.
Theo Ủy ban Tư pháp, đây là nguyên nhân chính dẫn tới kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
Ủy ban Tư pháp đánh giá mặc dù luật Tố tụng hành chính đã có hiệu lực hơn 6 năm, Thủ tướng đã có chỉ thị yêu cầu tăng cường việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức giám sát chuyên đề và có nhiều kiến nghị cụ thể, nhưng cho đến nay, tại nhiều địa phương, những hạn chế nêu trên vẫn tiếp tục kéo dài, chậm chuyển biến.
Tòa án có quyết định buộc thi hành vẫn… không thi hành
Không chỉ không tham gia đối thoại, tham dự phiên tòa, sau khi tòa tuyên án, chủ tịch UBND, UBND cũng không thi hành nghiêm túc.
Theo báo cáo, số lượng bản án hành chính mà chủ tịch UBND, UBND có trách nhiệm thi hành nhưng chưa thi hành xong còn lớn, tới 489 bản án.
Đáng lưu ý, trong đó có tới 208 bản án đã có quyết định của tòa án buộc thi hành án nhưng chưa thi hành. Có 2 bản án hành chính được kiến nghị tại Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Tư pháp từ năm 2018 kéo dài cho đến nay vẫn chưa được thi hành dứt điểm.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương số lượng án chưa được thi hành, còn tồn đọng rất lớn như Hà Nội, Đắk Lắk, Kiên Giang.
Cụ thể, báo cáo cho hay, Hà Nội tồn đọng 35/42 bản án, chiếm 83,3%; Kiên Giang 33/44 bản án, chiếm 75%; Đắk Lắk 35/62 bản án, chiếm 56,5%.
Báo cáo cũng cho biết, VKSND TP.Hà Nội đã có 7 kiến nghị đối với chủ tịch UBND một số quận, huyện của Hà Nội đề nghị chỉ đạo thi hành án, Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội ban hành 14 văn bản kiến nghị UBND Q.Long Biên đề nghị xử lý trách nhiệm người không thi hành án nhưng đều chưa nhận được thông báo về kết quả xử lý đối với bất kỳ trường hợp nào .
Tương tự, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk đã có kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án là chủ tịch UBND, UBND trong 36 bản án nhưng đến nay chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc kết quả xử lý.
Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, dù trong 3 năm, có nhiều bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật chậm thi hành, nhưng đến nay, chưa có trường hợp nào UBND, chủ tịch UBND bị xử lý trách nhiệm về việc chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong 3 năm, Bộ Tư pháp đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, xử lý trách nhiệm người phải thi hành án trong 59 vụ việc thi hành án hành chính thuộc trách nhiệm thi hành của UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
“Tuy nhiên, trong báo cáo của Chính phủ chưa nêu được kết quả xem xét, xử lý”, báo cáo của Ủy ban Tư pháp nêu.
Sáng 2/12, hàng nghìn F0 cộng đồng, tăng cường giám sát biến thể Omicron
Các tỉnh thành tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng nhanh, với hàng nghìn F0 cộng đồng.
Tại Hà Nội, F0 cộng đồng chiếm gần nửa trong tổng số ca bệnh, với 202 trường hợp.
Hà Nội: 469 ca dương tính, 202 ca cộng đồng
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong số 469 ca bệnh ghi nhận ngày 1/12 có 202 ca cộng đồng, 178 ca tại khu cách ly, 89 ca tại khu phong tỏa.
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Đê La Thành, Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).
Phân bố 469 bệnh nhân tại 160 xã, phường, thị trấn thuộc 26/30 quận, huyện: Đống Đa (53), Bắc Từ Liêm (45), Hai Bà Trưng (42), Nam Từ Liêm (41), Ba Đình (29), Mê Linh (26), Hà Đông (26), Long Biên (25), Mỹ Đức (21), Đan Phượng (21), Thanh Trì (20), Đông Anh (17), Chương Mỹ (17), Hoàng Mai (15), Thanh Oai (14), Tây Hồ (10), Quốc Oai (9), Cầu Giấy (7), Gia Lâm (7), Hoàn Kiếm (6), Phú Xuyên (5), Hoài Đức (4), Thanh Xuân (3), Sơn Tây (3), Phúc Thọ (2), Thường Tín (một).
Hà Nam: Thêm 11 F0
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 1/12 trên địa bàn tỉnh tiếp tục ghi nhận 11 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Trong số 11 trường hợp ghi nhận, có 3 bệnh nhân liên quan đến trường hợp trở về từ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; 5 trường hợp tại Bệnh viện Dã chiến số 1 Lam Hạ và 3 bệnh nhân ở thôn Nam Xá, xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân đều tiếp xúc với bệnh nhân BN1.163.180 cùng thôn Nam Xá, ghi nhận ngày 25/11. Các bệnh nhân đã được cách ly và theo dõi sức khỏe
Thái Bình: 30 ca Covid-19 mới
Ngày 1/12, tỉnh Thái Bình ghi nhận 30 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới, trong đó 24 trường hợp ghi nhận tại khu cách ly y tế, 6 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng đã xác định được nguồn lây nhiễm (3 trường hợp ở huyện Đông Hưng, một trường hợp ở huyện Kiến Xương, một trường hợp ở huyện Vũ Thư, một trường hợp ở thành phố Thái Bình).
Nam Định: Thêm 52 F0 mới
Theo thông tin từ Sở Y tế Nam Định, trong ngày 1/12 trên địa bàn tỉnh Định phát hiện 52 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong số 52 ca bệnh có 11 ca tại huyện Hải Hậu, 19 ca tại thành phố Nam Định, 7 ca tại huyện Xuân Trường, một ca tại huyện Vụ Bản, 7 tại huyện Nam Trực, 3 tại huyện Mỹ Lộc, 2 ca tại huyện Trực Ninh và 2 ca tại huyện Ý Yên.
Thanh Hóa: 104 ca mắc mới
Ngày 1/12, Thanh Hóa ghi nhận 104 ca mắc Covid-19, trong đó 56 trường hợp phát sinh trong tỉnh, 48 trường hợp trở về từ các tỉnh, thành phố khác đang được cách ly theo quy định.
Thanh Hóa đã triển khai được gần 2,8 triệu liều vaccine phòng Covid-19 (Ảnh: CDC Thanh Hóa).
Trong đợt dịch thứ 4, Thanh Hóa đã ghi nhận 2.604 bệnh nhân Covid-19, có 1.760 người được điều trị khỏi được ra viện, 12 bệnh nhân tử vong. Thanh Hóa đã triển khai được gần 2,8 triệu liều vaccine phòng Covid-19.
Nghệ An: 69 F0, 11 ca cộng đồng
Tỉnh Nghệ An ghi nhận 69 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có 11 ca mắc ngoài cộng đồng. Các ca cộng đồng được phát hiện tại TP Vinh, huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc và Con Cuông.
Trong ngày, có 90 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh và xuất viện, không ghi nhận ca tử vong, hiện Nghệ An đang điều trị cho 1.103 bệnh nhân.
Hà Tĩnh: Thêm 31 F0, 9 ca trong cộng đồng
Ngày 1/12, Hà Tĩnh ghi nhận 31 ca mắc Covid-19; trong đó 9 ca cộng đồng, các trường hợp còn lại đã được cách ly.
Tính từ ngày 4/11 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 615 ca mắc Covid-19, trong đó có 109 ca trong khu vực phong tỏa và 172 ca trong cộng đồng, số bệnh nhân đang điều trị là 353 người...
Quảng Bình: Thêm 16 ca mắc mới
Ngày 1/12, Quảng Bình phát hiện 16 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, có 11 ca cộng đồng, 5 trường hợp trong khu cách ly. Trong ngày, tại Quảng Bình cũng có thêm 16 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và xuất viện.
Đến nay, Quảng Bình đã ghi nhận tất cả 2.646 ca mắc Covid-19, trong đó 2.368 người đã khỏi bệnh và xuất viện, 328 người đang tiếp tục điều trị. Quảng Bình đã tiêm được trên 808 nghìn mũi vaccine, trong đó có trên 274 nghìn người đã tiêm đủ 2 mũi.
Quảng Trị: Vượt mốc 1.000 ca mắc Covid-19
Ngày 1/12, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 17 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; trong đó, 16 trường hợp trong khu cách ly tập trung, 1 trường hợp trong khu phong tỏa.
Đến nay, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 1.009 trường hợp mắc Covid-19, 331 người đang điều trị. Trong ngày, tỉnh Quảng Trị có 49 trường hợp được điều trị khỏi bệnh.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm tra hoạt động tiêm vaccine cho học sinh từ 12-17 tuổi (Ảnh: Hồng Hà).
Đến ngày 1/12, tỉnh Quảng Trị đã triển khai tiêm vaccine cho 745.711 người, trong đó, 325.379 người được tiêm 2 mũi.
Ca Covid-19 cộng đồng các tỉnh miền Tây tiếp tục tăng cao
Trong ngày 1/12 các tỉnh ĐBSCL ghi nhận ca mắc Covid-19 cao, trong đó cao nhất Cần Thơ 899 ca, Sóc Trăng 775 ca, Đồng Tháp 610 ca...
Cần Thơ ghi nhận 899 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Trong đó 14 ca xét nghiệm cộng đồng, 185 xét nghiệm tại cơ sở y tế, 74 ca trong khu cách ly, 13 ca trong khu phong tỏa và 613 ca cách ly tại nhà.
Số ca mắc Covid-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 27.284 ca, đã điều trị khỏi 12.907 người. Trong ngày địa phương này có 3 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 203.
Các tỉnh miền Tây đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân (Ảnh: HT).
Sóc Trăng có 775 ca mắc Covid-19, trong đó số ca nhiễm qua truy vết, sàng lọc trong đó có 546 ca cộng đồng. Số ca cộng dồn 18.726, đã điều trị khỏi 11.289, trong ngày 4 ca tử vong, nâng tổng số lên 108 ca.
Đồng Tháp ghi nhận 610 ca mắc Covid-19 mới, trong đó, 159 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 22.692 ca. Số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị 7.248 ca. Trong ngày tử vong 6 ca nâng số ca tử vong lên 285 ca.
Vĩnh Long có 585 ca Covid-19 mới, trong đó 412 trường hợp cộng đồng. Đến nay Vĩnh Long 11.851 ca nhiễm, điều trị khỏi 7.050 ca, trong ngày 3 ca tử vong nâng số ca lên 93.
Bến Tre ghi nhận thêm 411 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có đến 392 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 8.258, ca điều trị khỏi 3.996; Số ca tử vong 2, nâng số ca lên 69.
Kiên Giang phát hiện 405 F0, trong đó 114 ca cộng đồng, 285 ca trong khu phong tỏa, 6 ca trong khu cách ly. Tổng số ca mắc cộng dồn 20.599, ca điều trị khỏi 17.120.; Số ca tử vong cộng dồn 34 ca.
Bệnh nhân mắc Covid-19 nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Ảnh: HT).
Bạc Liêu có 402 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 171 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 14.381 tổng số ca đã điều trị khỏi 8.918. Số ca tử vong trong ngày 3, nâng số tử vong lên 122 trường hợp.
An Giang ghi nhận 271 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 163 ca cộng đồng. Trong ngày tỉnh này ghi nhận 14 ca tử vong, cộng dồn 413 ca.
Trà Vinh phát hiện 240 F0 mới, trong đó có 178 ca cộng đồng. Đến nay, tỉnh này đã ghi nhận 8.305 ca mắc Covid-19 (có 42 ca nhập cảnh), đã điều trị khỏi 3.235trường hợp. Trong ngày có một trường hợp tử vong, cộng dồn 49 ca.
Tiền Giang có 142 ca F0, trong đó 37 ca cộng đồng. Đến nay, tỉnh này đã ghi nhận 25.029 ca mắc Covid-19, đã điều trị khỏi19.660 trường hợp. Trong ngày có 8 ca tử vong, nâng tổng số lên 548 ca.
Trước diễn biến dịch phức tạp, Bộ Y tế vừa có quyết định phân công 14 bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị Covid-19 tại 11 tỉnh, thành phố.
Trước sự đe dọa của biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch Covid-19 trên địa bàn. Bộ cũng yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.
Dùng Viettel Money người nông dân xóa bỏ những câu chuyện "dở khóc dở cười" Ông Trương Quang Việt, Phó TGĐ Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cho biết, với Mobile Money hay Viettel Money, sẽ giúp người nông dân xóa bỏ những câu chuyện "dở khóc dở cười". Viettel Money thay thế cho tiền mặt Sáng nay 1/12/2021, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối...