Chủ tịch Google đích thân tới Paris để giải quyết “xung đột” với các tờ báo Pháp
Như tin đã đưa, mới đây, để phản ứng trước việc Chính phủ mới của Pháp bắt buộc Google phải trả tiền để có thể được thực hiện truy vấn đến các trang nội dung của Pháp, hãng tìm kiếm lớn nhất hành tinh đã đưa ra lời đe dọa sẽ loại bỏ tất cả các trang tin tức của quốc gia này khỏi kết quả tìm kiếm của mình, tương ứng với việc cắt giảm hơn 4 tỷ cú click chuột tới các site này mỗi năm.
Gần đây, Fleur Pellerin- Bộ trưởng Bộ Công nghệ của Pháp cho biết rằng chủ tịch Google – ngài Eric Schmidt- sẽ đích thân “viếng thăm” Paris vào tuần tới để tìm tiếng nói chung cho vấn đề này, với mục tiêu có thể đạt được thỏa thuận hợp tác với một số tờ báo, nhà xuất bản tại Pháp – thay vì nhờ tới sự can thiệp của pháp luật.
Bà Fleur cho hay “ Chúng tôi không muốn xuất hiện như là một quốc gia chống đối Google (anti-Google). Rõ ràng, Google là một công cụ tuyệt vời và là nhân tố chủ chốt, đóng vai trò quyết định trong hệ sinh thái kĩ thuật số ngày nay”.
Video đang HOT
Bà nói tiếp “ Hành động tôi muốn đề đạt, muốn Google và các tờ báo cùng thực hiện ngay lúc này là hãy cùng ngồi lại với nhau để đàm phán, thảo luận, cố gắng cùng nhau tìm đến một tiếng nói chung”.
Quan điểm của Fleur rất có thể sẽ dẫn tới những cuộc xung đột gay gắt trong nội các mới 6 tháng tuổi của Tổng thống Pháp Francois Hollande. Bộ trưởng Bộ văn hóa Pháp, Aurelie Filippetti, đã phát biểu trước Uỷ ban quốc hội vào tuần trước rằng bà ủng hộ việc tính phí hiển thị nội dung các site của Pháp đối với Google và tuyên bố một hệ thống phân phối một phần doanh thu lấy từ của Google cho các chủ sở hữu nội dung là một công cụ cần thiết, quan trọng cho sự phát triển.
Bà Fleur.
Tuy nhiên, Fleur lại không nghĩ như vậy. Bà nói rằng đề xuất đánh thuế Google chưa được suy xét chín chắn, cẩn thận, bởi loại thuế này sẽ đòi hỏi việc phải tiến hành sửa đổi luật bản quyền Pháp. Một sự sửa đổi tương tự trong luật bản quyền nước Đức trước đó, trong đó cho rằng cho rằng có thể sở hữu bản quyền với cả headlines hay các đoạn văn đơn lẻ, đã gây ra nhiều tranh cãi mạnh mẽ.
Được biết vào năm 2005, AFP đã tiến hành kiện Google trong một trường hợp tương tự như động thái của các nhà xuất bản nội dung Pháp thời gian qua. Vấn đề đã được giải quyết khi Google đồng ý mua bản quyền nội dung từ AFP, trong đó bao gồm cả quyền sao chép toàn bộ bài viết.
Pháp đã có một lịch sử “xung đột” lâu dài với công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh bắt đầu với tuyên bố rằng Pháp nên tự xây dựng một công cụ tìm kiếm của Tổng thống Jacques Chirac vì cho rằng Google là “một công cụ của Chủ nghĩa Đế quốc văn hóa Anglo-Saxon”. Gần đây, tranh cãi cũng nổi lên khi Pháp dự kiến đánh thuế quảng cáo online với Google, đột kích văn phòng Google để điều tra xem liệu công ty có trốn thuế không hay Google phải chịu khoản tiền phạt 500.000 euro vì… cung cấp dịch vụ Google Maps miễn phí.
Theo Genk
Chủ tịch Google: "Không liên quan tới Carrier IQ"
Trong thời gian qua, cái tên "Carrier IQ" bỗng trở nên phổ biến trên khắp các mặt báo, sau khi công ty phần mềm này bị tố đã phát triển loại ứng dụng ngầm theo dõi người dùng được cài trên hàng triệu mẫu smartphone khác nhau, gồm cả thiết bị Android và iPhone.
Chủ tịch của Google, ông Eric Schmidt. (Nguồn: Internet)
Trước "tiếng xấu" của Carrier IQ, không ít các nhà mạng và hãng công nghệ đã vội lên tiếng thanh minh, hoặc hoàn toàn chối bỏ sự liên quan đối với công ty phần mềm này, trong đó có thể thấy một dẫn chứng tiêu biểu là tập đoàn Google.
Gần đây, vị Chủ tịch của Google, ông Eric Schmidt đã khẳng định rằng, họ không hề làm việc hay có hỗ trợ gì đối với Carrier IQ.
Schmidt bày tỏ: "Phần mềm đó là một dạng key-logger, theo dõi và ghi lại thao tác bàn phím của người sử dụng. Do vậy, chắc chắn là chúng tôi không có việc gì để làm với họ, và dứt khoát không có hỗ trợ gì. Android là một nền tảng mã nguồn mở, vậy nên ai đó hoàn toàn có thể lợi dụng hệ điều hành di động của chúng tôi để chèn vào những tính năng bất lợi cho người sử dụng."
Trước đó, hai nhà mạng AT&T và Sprint đã biện hộ rằng phần mềm của Carrier IQ chỉ được dùng với mục đích giám sát và kiểm tra chất lượng dịch vụ, qua đó nâng cao khả năng hỗ trợ người dùng.
Trong khi đó, cũng vì vụ scandal này mà hiện nay, hàng loạt "đại gia" công nghệ bị người tiêu dùng Mỹ đâm đơn kiện tập thể, gồm Apple, HTC, Samsung, Motorola, AT&T, Sprint, T-Mobile và Carrier IQ.
Hiện trên mạng Internet, mọi người có thể tìm được hướng dẫn chi tiết để biết liệu phần mềm gián điệp nói trên có được cài đặt trên mẫu smartphone của mình hay không./.
Theo TTXVN
Google phản đối cáo buộc "xào" kết quả tìm kiếm Chủ tịch Google Eric Schmidt mới đây đã lên tiếng phản đối cáo buộc rằng Tập đoàn Internet khổng lồ này đã "xào" các kết quả tìm kiếm sao cho có lợi nhất cho các dịch vụ của mình. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Trả lời trước Tiểu ban chống độc quyền, chính sách cạnh tranh và quyền lợi người tiêu dùng thuộc...