Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Muốn khởi nghiệp cần phải có đam mê, sáng tạo và chu đáo
Kết thúc năm 2013, chủ tịch FPT Trương Gia Bình đứng ở vị trí thứ 16 trên Top những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với khối tài sản trị giá hơn 920 tỷ đồng.
Hiện tại, ông Bình vẫn là doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ giàu nhất Việt Nam – lĩnh vực hiện có rất ít doanh nghiệp đã lên sàn. Ông Bình và Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc là lãnh đạo hiếm hoi của FPT chưa hề bán ra cổ phiếu từ khi doanh nghiệp này lên sàn cách đây 7 năm.
Ông Trương Gia Bình
Trong một cuộc trao đổi gần đây với chúng tôi, ông Bình đã chia sẻ: “Việc các thành viên sáng lập bán cổ phiếu FPT là do nhu cầu tài chính của cá nhân. Về cá nhân, tôi giữ cổ phiếu FPT vì tôi tin tưởng vào tương lai to lớn của FPT. Với cương vị hiện tại của mình, tôi quan tâm đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp hơn là biến động giá cổ phiếu”.
Dẫu vậy thì ông Bình cũng như các cổ đông FPT không thể không vui khi mà cổ phiếu đã tăng tới 40% trong năm vừa qua, giúp lượng cổ phiếu của ông Bình tăng thêm 230 tỷ đồng.
Phần lớn những người giàu có nhất trên sàn chứng khoán VN hiện nay đều đi lên từ các lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Rất ít người đi lên từ các lĩnh vực sản xuất như công nghiệp, công nghệ hay nông nghiệp. Theo ông, phải chăng các doanh nhân trong lĩnh vực này rất khó để trở thành tầng lớp siêu giàu?
Ông Trương Gia Bình: Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, do đó khó có thể tránh khỏi việc mất cân bằng giữa các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Tôi tin, trong giai đoạn tới, khi Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, các lĩnh vực của nền kinh tế sẽ được đánh giá đúng theo giá trị thực.
Nhiều bạn trẻ hiện nay đang khởi nghiệp với những dự án nhỏ trong lĩnh vực công nghệ. Theo ông môi trường VN hiện có thích hợp để khởi nghiệp ở lĩnh vực này? Độ tuổi nào là phù hợp để khởi nghiệp?
Công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành đặc biệt, ngành duy nhất đi xuyên suốt tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Trong CNTT có muôn vàn cơ hội hay nói cách khác là cơ hội không giới hạn. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang xem CNTT như một phương thức phát triển mới, là hạ tầng của hạ tầng.
Vậy để khởi nghiệp trong lĩnh vực này, các bạn trẻ hãy cứ ước mơ, hãy cứ kiếm tìm và khi tìm thấy hãy làm thấu đáo.
Vậy ông có lời khuyên gì với các bạn trẻ muốn khởi nghiệp?
Doanh nhân lập nghiệp cần có rất nhiều các phẩm chất khác nhau nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, có ba phẩm chất cần thiết không thể thiếu đó là đam mê, sáng tạo và chu đáo.
Một người có thể học hỏi người khác để tìm ra con đường riêng cho mình, nhưng cũng có thể tự vạch ra một cách đi riêng. Nhưng cho dù bằng cách nào, điều quan trọng vẫn là may mắn và thành công chỉ dành cho những người dũng cảm liên tục tìm kiếm con đường đi riêng cho chính mình.
Bên cạnh công việc kinh doanh, ông có sở thích đặc biệt với một lĩnh vực nào không?
Phần lớn quỹ thời gian của tôi là dành cho công việc. Tuy nhiên, tôi cũng cố gắng để có chút thời gian để chăm chút cho cho sở thích đọc sách của bản thân.
Gần đây, tôi được đọc cuốn “Trực giác chiến lược”. Từ thực tiễn của mình, tôi hoàn toàn nhất trí với tác giả lý giải từ đâu ra sáng tạo, từ đâu ra chiến lược.
Đầu tiên bạn phải đau đáu về vấn đề gì đó, bên cạnh đó bạn liên tục thu thập các mảnh ghép tri thức (liên quan và không liên quan) qua học hỏi không ngừng nghỉ. Rồi bỗng dưng có một thoáng lơ đãng và các mảnh ghép cần thiết tự động ghép lại thành một lời giải sáng tạo hoàn chỉnh. Newton đã tìm ra lực hấp dẫn. Einstein tìm ra thuyết tương đối như vậy. Napoleon ra quyết sách cũng bằng con đường như vậy. Nói cách khác, không có sáng tạo nếu không bền bỉ học hỏi, không cần mẫn thu thập các mảnh ghép tri thức.
Tôi ngạc nhiên khi biết nhiều bạn trẻ ngày nay không có thói quen đọc sách, mặc dù mắt không rời phone, tablet hay máy tính. Các bạn chủ yếu đọc không ngưng nghỉ tin tức gói gọn trong vài trăm ký tự. Rất tiếc do thiếu độ sâu nên nó không thành các mảnh ghép tri thức, do thiếu xúc cảm nên nó không thể ghi lại được trong não. Vì vậy, nó cũng không giúp bạn sáng tạo. Đừng mất đi kỹ năng quý báu nhất của nhân loại – Đọc sách và đọc sách hằng ngày.
Ở độ tuổi gần 60, người ta vẫn thấy ông rất trẻ trung, yêu thích thi ca. Vậy ông có bí quyết gì để giữ cho tâm hồn mình luôn tươi trẻ như vậy?
Video đang HOT
Đó có lẽ là sự đam mê và sống hết mình.
Xin cảm ơn ông.
Theo Ictnews.vn
Biến động nhân sự cấp cao của doanh nghiệp ICT năm 2013
Có người được bổ nhiệm vào vị trí "ghế nóng" nhằm đáp ứng kì vọng vượt khó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và cũng có người "nhảy việc" để tìm kiếm cơ hội mới.
"Con thuyền" VNPT có "tay chèo" mới
Bộ TT&TT đã bổ nhiệm ông Trần Mạnh Hùng, Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc Viễn thông Hà Nội phụ trách chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) từ ngày 6/8/2013.
Ông Trần Mạnh Hùng sinh năm 1959, bắt đầu làm việc tại VNPT từ năm 1981, đã từng làm tại Công ty Viễn thông Quốc tế, Ban Viễn thông của VNPT, đến năm 1999 được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc VNPT. Năm 2007, VNPT thay đổi mô hình tổ chức, ông Hùng giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên của VNPT và Giám đốc Viễn thông Hà Nội.
Ông Trần Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc VNPT.
Nhiều người tin rằng ông Trần Mạnh Hùng sẽ chèo lái được "con thuyền" VNPT đang bị đánh giá là cồng kềnh và kém hiệu quả. Việc bổ nhiệm nhân sự mới này diễn ra trước thời điểm Bộ TT&TT trình Chính phủ phương án tái cơ cấu VNPT.
Ngày 13/12/2013, Bộ TT&TT tiếp tục kí quyết định bổ nhiệm ông Lương Mạnh Hoàng, Giám đốc Công ty Viễn thông liên tỉnh và ông Phạm Đức Long, Giám đốc VNPT TP.HCM giữ chức thành viên Hội đồng thành viên VNPT, nhằm bổ sung nhân lực cho Hội đồng thành viên của VNPT trong giai đoạn khó khăn, nhằm tăng thêm sức mạnh và trí tuệ để VNPT phát triển xứng đáng thành tập đoàn chủ lực của quốc gia.
CEO mới của FPT vẫn là "người cũ"
Cuối tháng 7/2013, Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã bổ nhiệm ông Bùi Quang Ngọc làm Tổng Giám đốc FPT thay ông Trương Gia Bình.
Ông Bùi Quang Ngọc là một trong số 13 người đầu tiên lập ra FPT, được đánh giá là một trong những nhà quản trị xuất sắc của FPT sau 25 năm nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Tập đoàn như Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (từ năm 2002 - 2013), Phó Tổng Giám đốc FPT phụ trách khối CNTT và giám đốc các mảng nghiệp vụ trọng yếu như Giám đốc Chất lượng - CQO, Giám đốc Thông tin - CIO, Giám đốc điều hành - COO (từ 1995 - 2009), luôn tiên phong trong việc hiện đại hóa hệ thống quản trị FPT và có nhiều kinh nghiệm quản trị các dự án lớn, phức tạp.
Ông Bùi Quang Ngọc, Tổng Giám đốc FPT.
Hội đồng quản trị FPT quyết định chọn ông Bùi Quang Ngọc đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc vì ông Ngọc là người am hiểu sâu sắc FPT, có năng lực quản trị và tổ chức triển khai. Việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới nhằm tách bạch chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc theo chuẩn mực quản trị hiện đại và giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của FPT.
Ông Ngọc từng cùng học phổ thông chuyên toán với ông Trương Gia Bình, tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Tổng hợp Kishinhov (Cộng hòa Moldova) năm 1979 và bảo vệ luận án tiến sĩ về Cơ sở dữ liệu tại Đại học Grenoble (Pháp) năm 1986.
"Tân" Giám đốc Đài VTC giàu kinh nghiệm làm truyền hình
Chiều 8/1/2014, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC cho ông Nguyễn Thanh Lâm, nguyên là Phó Tổng Giám đốc Truyền hình An Viên (AVG) sau một thời gian dài công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Theo Nghị định số 132/2013 của Chính phủ, Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC chính thức tách khỏi Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, trở thành một đơn vị thuộc Bộ TT&TT.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Đài VTC.
Trên cương vị Giám đốc Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, sau khi tách khỏi Tổng Công ty VTC, Đài VTC sẽ tiếp tục bắt tay Tổng Công ty với tinh thần hợp tác, phát triển có lợi cho cả hai bên, cùng nhau phát triển, giữ vững thương hiệu, đứng vững trên thị trường.
"Phó tướng" Bkav "dứt áo ra đi"
Từ ngày 24/11/2013, ông Nguyễn Minh Đức, nguyên Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav không còn làm việc tại Công ty này sau 9 năm làm việc và giữ vai trò phụ trách về an ninh mạng - một trong những mảng hoạt động cốt lõi và tạo dựng nên hình ảnh, thương hiệu của Bkav.
Ông Nguyễn Minh Đức đã chủ trì nhiều nghiên cứu, đánh giá và cảnh báo quan trọng về các vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam, thậm chí cả vấn đề liên quan đến an ninh mạng tại nước ngoài, góp phần giúp Bkav gặt hái nhiều thành công trong việc chinh phục thị trường trong nước cũng như từng bước hiện thực hóa ước mơ toàn cầu hóa. Ông Đức được đánh giá là một trong những "cánh tay" đắc lực nhất của Tổng Giám đốc Nguyễn Tử Quảng.
Ông Nguyễn Minh Đức, nguyên Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng Bkav.
Trước thông tin ông Nguyễn Minh Đức rời khỏi Bkav, nhiều người cho rằng với kinh nghiệm và bản lĩnh như hiện nay, ông Đức có khả năng sẽ mở công ty riêng hoặc được một công ty nước ngoài chào mời về làm quản lí với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Minh Đức đã chọn Công ty FPT làm "bến đỗ" mới với công việc mới là phụ trách dự án dữ liệu lớn và các vấn đề an ninh, bảo mật cho các dự án khác của FPT.
Tại Bkav, vị trí Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng được trao lại cho ông Ngô Tuấn Anh, cũng là người đã từng tham gia gây dựng Bkav từ ngày đầu và có nhiều năm phụ trách mảng dịch vụ chữ kí số của công ty này.
Nguyên Tổng Giám đốc IBM Việt Nam "đầu quân" cho ngân hàng
Giữ chức vụ Tổng Giám đốc IBM Việt Nam từ năm 2008, ông Võ Tấn Long đã giúp IBM mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua nhiều hoạt động đầu tư, kinh doanh như lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Việt Nam năm 2009, lập Trung tâm Đảm bảo Hoạt động Kinh doanh liên tục và bền vững năm 2010, khai trương văn phòng Đà Nẵng tháng 5/2012, khai trương hai Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ Kĩ thuật tại Hà Nội và TP HCM hồi tháng 9/2012,...
Tuy nhiên, đầu tháng 1/2013, IBM đã công bố bổ nhiệm ông Tan Jee Toon làm Tổng Giám đốc IBM Việt Nam thay cho ông Võ Tấn Long và điều chuyển ông Võ Tấn Long phụ trách các dự án đặc biệt của IBM ASEAN. Chỉ sau đó vài tháng, ông Võ Tấn Long đã chuyển sang làm Giám đốc CNTT cho Ngân hàng VPBank.
Ông Võ Tấn Long, nguyên Tổng Giám đốc IBM Việt Nam.
Ông Long tốt nghiệp trường Tổng hợp kĩ thuật điện St.Pertersburg năm 1996, năm 1997 nhận bằng Tiến sĩ Toán - Lí tại trường này. Từ năm 1997 - 2007, ông làm việc cho IBM Việt Nam với các vị trí hỗ trợ kĩ thuật cho khâu kinh doanh dòng máy chủ, sau đó vừa làm kĩ thuật vừa làm kiến trúc hệ thống, rồi chuyển sang quản lí một nhóm kinh doanh. Ông đã đảm trách vai trò Tổng Giám đốc của IBM Việt Nam trong 4 năm (2008 - 1/2013)
Hiện tại, "ghế" Tổng Giám đốc IBM Việt Nam đang thuộc về ông Tan Jee Toon, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, bao gồm nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau trong sự nghiệp 13 năm làm tại IBM. Nhiệm vụ chính của ông Tan Jee Toon trong thời gian tới tại Việt Nam là hỗ trợ công cuộc phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam thông qua chiến lược "Thành phố Thông minh hơn" của IBM.
Thạc sĩ địa chất làm Tổng Giám đốc Lenovo Việt Nam
Sáng 4/1/2013, Tập đoàn Lenovo công bố việc bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Sơn làm Tổng giám đốc Lenovo Việt Nam.
"Sở hữu" tấm bằng Thạc sĩ về Địa chất học, chuyên ngành tin học ứng dụng và mô hình hóa toán học của Trường đại học Thăm dò Địa chất Matxcơva - Nga, ông Sơn đã từng giữ nhiều vị trí quản lí cấp cao tại các công ty IBM, Siemens, Samsung.
Với 20 năm kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực CNTT và viễn thông, ông đã rất thành công trong quản lí và giám sát các chiến lược tiếp cận thị trường, đồng thời xây dựng được quan hệ thân thiết cùng một mạng lưới lớn mạnh các đối tác kênh phân phối.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Tổng Giám đốc Lenovo Việt Nam.
Ở vị trí Tổng Giám đốc, ông Sơn đảm nhiệm việc duy trì, thúc đẩy quan hệ kinh doanh với các khách hàng doanh nghiệp lớn, đảm trách việc phân phối sản phẩm tới các kênh đối tác cho mảng tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh và marketing cho thương hiệu và sản phẩm của Lenovo tại thị trường Việt Nam.
Trước ông Sơn, "ghế nóng" Tổng Giám đốc Lenovo Việt Nam đã liên tục "đổi chủ" trong những năm gần đây, cụ thể là ông Trần Hải Linh (năm 2006), ông Nguyễn Văn Thiện (2009), ông Kyler Tan (2010), ông Gu Xin (2011). Sau 2 lần dùng tướng "ngoại", một lần nữa, vị trí này lại được tin tưởng giao cho một lãnh đạo người Việt là ông Nguyễn Minh Sơn.
FPT IS bổ nhiệm "tướng" để tăng tốc toàn cầu hóa
Lãnh đạo FPT IS quyết định bổ nhiệm ông Lê Anh Tuấn giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty FPT IS Global, công ty thành viên của FPT IS, kể từ ngày 1/11/2013 đến 31/10/2016.
Ông Lê Anh Tuấn sinh năm 1977, tốt nghiệp Khoa CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có gần 15 năm gắn bó với FPT ở lĩnh vực phần mềm viễn thông. Ông được đánh giá là người tích cực tham gia toàn cầu hóa nhất FPT và có nhiều thành công nhất thông qua hàng chục dự án cung cấp giải pháp viễn thông cho 11 nhà mạng quốc tế. Từ năm 1999 đến nay, sản phẩm FPT.BCCS do ông Tuấn cùng các đồng nghiệp xây dựng đã mang về doanh thu gần 35 triệu USD, trong đó có gần 14 triệu USD từ thị trường nước ngoài.
Ông Lê Anh Tuấn, Tổng Giám đốc FPT IS Global.
Ở cương vị Tổng Giám đốc, ông Lê Anh Tuấn có các nhiệm vụ và quyền hạn gồm: Đề xuất chiến lược kinh doanh; Tổ chức, triển khai chiến lược toàn cầu hóa theo chiến lược của FPT IS; Tổ chức, quản lí và điều hành hoạt động của FPT IS Global; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công ủy quyền của Chủ tịch và Ban Điều hành FPT IS nhằm thực hiện thành công chiến lược Global 200 (đạt doanh thu 200 triệu USD từ thị trường nước ngoài).
Lần đầu tiên VMware Việt Nam có Tổng Giám đốc là người Việt
Là người bản địa đầu tiên được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc VMware Việt Nam, từ tháng 2/2013, ông Huỳnh Phúc Yêm Quán đảm nhiệm trọng trách xây dựng những kế hoạch mang tính chiến lược, phát triển kinh doanh, dẫn dắt đội ngũ bán hàng cùng các kênh phân phối của hãng tại thị trường trong nước và báo cáo trực tiếp cho Tiến sĩ Chawapol Jariyawiroj, Tổng giám đốc của VMware tại các nước Đông Dương.
Ông Quán có hai bằng cử nhân khoa học, một bằng kĩ sư Điện tử viễn thông tại trường Đại học Bách khoa TP HCM và một bằng cử nhân Khoa học máy tính tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM.
Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng Giám đốc VMware Việt Nam.
Trước khi gia nhập VMware, ông Quán có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng trong các tập đoàn công nghệ đa quốc gia lớn tại Việt Nam và khu vực Đông Dương, bao gồm quyền Giám đốc phụ trách Bộ phận Công nghệ giải pháp thuộc IBM, Giám đốc phụ trách Đối tác (Partner Manager) tại Microsoft, hay Giám đốc phụ trách bán hàng và các kênh phân phối tại Fujitsu.
Giai đoạn trước thời điểm ông Quán được bổ nhiệm, ông Chawapol Jariyawiroj, Tổng giám đốc VMware Đông Dương đảm nhiệm luôn vai trò điều hành hoạt động của hãng tại Việt Nam.
Theo ICTnews
Nhịp sống Facebook: Nokia nghỉ sớm, FPT bám trụ, Viettel "bắt" ôn thi dịp Tết Trong khi Nokia Care háo hức nghỉ sớm hòa chung không khí đón xuân thì FPT Shop vẫn quyết "bám trụ" đến trưa 30 Tết và khi giới công nghệ đang lên kế hoạch chơi Tết thì các sĩ tử thi Đại học năm nay có thể "làm bạn" với ViettelStudy để tranh thủ thời gian ôn luyện. Viettel Telecom Viettel khuyên khich...