Chủ tịch FPT Retail vào top 25 nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2020
Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FPT Retail vừa được tạp chí Forbes Asia vinh danh trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 (Asia’s Power Businesswomen).
Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp được tôn vinh là một trong 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á do Forbes Asia công bố
Theo đó, tạp chí Forbes Asia vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 (Asia’s Power Businesswomen). Các đại diện năm nay đến từ nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… và tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Trong đó, “nữ tướng” FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp là một trong 2 đại diện của Việt Nam được tôn vinh trong danh sách này. 2020 là năm các lãnh đạo liên tục trải qua hàng loạt thách thức vì đại dịch Covid-19.
Theo giới thiệu của Forbes, bà Nguyễn Bạch Điệp bắt đầu làm việc tại FPT, một tập đoàn công nghệ hàng đầu và là công ty mẹ của FPT Retail từ năm 1997, ngay sau khi tốt nghiệp đại học. “Kể từ khi gia nhập FPT Retail 8 năm trước và trở thành Chủ tịch năm 2017, bà Nguyễn Bạch Điệp đã góp phần xây dựng công ty trở thành nhà bán lẻ thiết bị công nghệ lớn thứ hai Việt Nam, với hơn 630 cửa hàng trên toàn quốc. Trong năm 2017, bà đã bổ sung lĩnh vực bán lẻ dược phẩm với thương vụ mua phần lớn cổ phần của chuỗi nhà thuốc Long Châu và mở rộng từ 4 cửa hàng lên khoảng 160. Để đáp ứng nhu cầu về mặt hàng dược phẩm gia tăng trong thời kỳ đại dịch, FPT Retail đặt kế hoạch mở thêm 60 nhà thuốc trong năm nay”, theo Forbes Asia.
Được biết, tạp chí Forbes châu Á bắt đầu công bố danh sách 50 nhà lãnh đạo xuất sắc của khu vực vào năm 2012. Kể từ đó, danh sách có một số lần thay đổi tên gọi và tiêu chí: năm 2013, đổi tên thành Women In the Mix; năm 2018 là Emergent 25 và năm 2019 là Asia’s Power Businesswomen.
Đón đầu công nghệ toàn cầu, Trung Quốc nhắm tới quyền lực mềm mới
Trung Quốc chuẩn bị công bố một kế hoạch mới trong năm nay có tên là Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035, nhằm xác định con đường gây ảnh hưởng trong lĩnh vực công nghệ thế hệ mới, từ viễn thông đến trí tuệ nhân tạo, theo CNBC.
Theo CNBC, Trung Quốc chuẩn bị đưa ra một kế hoạch chi tiết 15 năm đầy tham vọng về thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho thế hệ công nghệ tiếp theo.
Video đang HOT
Động thái này có thể có vai trò lớn đối với sức mạnh mà Bắc Kinh muốn nắm giữ trên toàn cầu trong các lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo, mạng viễn thông và luồng dữ liệu, các chuyên gia nói với CNBC.
"(China Standards 2035) Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" - dự kiến được công bố trong năm nay sau hai năm lập kế hoạch. Các chuyên gia cho biết đây được coi là bước tiếp theo, sau kế hoạch sản xuất toàn cầu Made In China 2025 - nhưng lần này, sẽ dành sự tập trung lớn hơn nhiều cho các công nghệ có vai trò định hình trong thập kỷ tới.
Các tiêu chuẩn này là gì?
Công nghệ và các ngành công nghiệp trên khắp thế giới có tiêu chuẩn để xác định cách chúng hoạt động và khả năng tương tác trên khắp thế giới.
Ngành công nghiệp viễn thông là một ví dụ dễ thấy. Các mạng lưới 5G mới đang bắt đầu mở rộng sau nhiều năm lập kế hoạch và phát triển. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được xây dựng thông qua sự hợp tác giữa các cơ quan công nghiệp, các chuyên gia và các công ty toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy sức ảnh hưởng công nghệ của Trung Quốc ra toàn thế giới.
Những thông số kỹ thuật được thông qua và tích hợp thành tiêu chuẩn, hướng tới việc xây dựng bộ quy tắc chung nhất có thể và cải thiện hiệu quả việc triển khai mạng và đảm bảo chúng hoạt động cho dù bạn ở đâu trên thế giới.
Sau các công nghệ chúng ta sử dụng hàng ngày, chẳng hạn như điện thoại thông minh, cũng đều có các quy chuẩn nhất định.
Lâu nay các công ty công nghệ lớn của Mỹ và châu Âu, như Qualcomm và Ericsson, là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn trong giới công nghệ. Nhưng Trung Quốc đang đóng một vai trò chủ động hơn trong vài năm qua.
Vào tháng 3, Bắc Kinh đã đưa ra một văn bản, tạm gọi là "Những điểm chính của công tác tiêu chuẩn hóa quốc gia vào năm 2020".
Người đồng sáng lập Bruyere và Horizon Advisory, ông Nathan Picarsic, cho biết điều này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về các nội dung có thể xuất hiện trong văn bản Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035, đặc biệt là các kế hoạch quốc tế của Bắc Kinh.
Một số điểm đáng chú ý trong kế hoạch từ tháng 3 bao gồm nỗ lực cải thiện các tiêu chuẩn trong nước đối với các ngành công nghiệp khác nhau, từ nông nghiệp đến sản xuất. Nhưng một phần của tài liệu nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học thế hệ mới. Trong phần đó, Trung Quốc tập trung vào việc phát triển các tiêu chuẩn cho Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, 5G và trí tuệ nhân tạo (AI). Đây đều là những công nghệ tương lai quan trọng có thể làm nền tảng cho cơ sở hạ tầng quan trọng của thế giới.
Tài liệu này cũng nêu rõ sự cần thiết phải tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, và Trung Quốc nên đưa ra nhiều đề xuất hơn cho các tiêu chuẩn quốc tế.
Một chuyên gia cho biết động thái này là một nước cờ kép - vừa tăng cường các tiêu chuẩn trong nước và thúc đẩy nền kinh tế, và vừa tăng cường ảnh hưởng trên toàn cầu.
Andrew Polk, đối tác tại công ty tư vấn và nghiên cứu Trivium China có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với CNBC: "(Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035) là sự kết hợp giữa các vấn đề trong nước về nhu cầu nâng cao hiệu quả và hiệu lực kinh tế của chính họ và mong muốn thiết lập các tiêu chuẩn, theo nghĩa đen và nghĩa bóng, ở nước ngoài".
Thúc đẩy các tiêu chuẩn Trung Quốc giữa loạt thách thức
Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035 sẽ mang lại cho nước này một động lực mới nhưng trong vài năm qua, ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đã tăng lên.
Cho đến nay, 5G là một ví dụ nổi bật khi các công ty 5G tiên phong không chỉ thiết lập các tiêu chuẩn trong nước mà còn tích cực định hình tiêu chuẩn toàn cầu, Elsa Kania, trợ lý cao cấp về công nghệ và an ninh quốc gia chương trình tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), nói với CNBC.
Công ty Trung Quốc Huawei, một trong những công ty hàng đầu về thiết bị mạng 5G, cũng là nhân tố chính trong việc thiết lập các tiêu chuẩn này. Họ có số lượng bằng sáng chế cao nhất liên quan đến 5G, và đi trước các đối thủ châu Âu, gần nhất là Nokia và Ericsson, theo công ty phân tích tài sản trí tuệ IPlytics.
Việc thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc ra ngoài thế giới đã và đang được tiến hành. Bắc Kinh cũng đã thành lập một ủy ban mới tập trung vào việc tạo ra các tiêu chuẩn cho công nghệ blockchain.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm cách trở thành một nhà lãnh đạo trong không gian non trẻ sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình hồi năm ngoái kêu gọi nước này nắm bắt những cơ hội mà công nghệ mang tới. Một số công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, bao gồm Huawei và Tencent là thành viên của ủy ban trên.
Trung Quốc có thể có tham vọng lớn, nhưng đánh bật sự thống trị của Hoa Kỳ và Châu Âu không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Trên thực tế, Hoa Kỳ và các công ty đa quốc gia vẫn chủ yếu được coi là những yếu tố có ảnh hưởng nhất trong việc lập ra tiêu chuẩn công nghệ - dựa trên sự lãnh đạo và chuyên môn kỹ thuật của họ, sự hiểu sâu về các quy trình và quy tắc tiêu chuẩn, chất lượng đóng góp và sự tham gia nhất quán theo thời gian.
Trung Quốc cũng cần phải tăng cường chất lượng các công ty công nghệ đóng góp vào việc xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu. Họ sẽ cần phát triển các công ty có khả năng làm những gì Huawei đang làm, nhưng trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau, theo ông Polk.
An Bình
7 doanh nhân công nghệ Việt lọt top 30 Under 30 Forbes châu Á Trong danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi xuất sắc nhất Châu Á (30 Under 30 Forbes Asia) năm 2020 do tạp chí Forbes bình chọn, có sự xuất hiện của 7 cái tên đến từ Việt Nam. 30 Under 30 Forbes châu Á là giải thưởng được trao tặng cho các tài năng dưới 30 tuổi trong nhiều lĩnh vực ở...