Chủ tịch Fed tại Dallas: Tỷ lệ lãi suất sẽ không đổi trong năm 2020
Ngày 17/12, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang ( Fed) tại Dallas nhận định tỷ lệ lãi suất sẽ không thay đổi trong năm 2020 trong khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Chủ tịch Fed tại Dallas: Tỷ lệ lãi suất sẽ không đổi trong năm 2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trả lời phóng viên báo chí liên quan đến chính sách tiền tệ trong năm mới tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một viện chính sách có trụ sở ở New York, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tại Dallas Robert Kaplan cho rằng con đường chính sách thích hợp là giữ nguyên như ở thời điểm hiện tại, đồng thời khẳng định ông chỉ thay đổi quan điểm trên khi có một “sự thay đổi quan trọng thực sự” trong đánh giá của ông về tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
Ông Kaplan, một người thận trọng trong việc ủng hộ hạ lãi suất, cho biết ông hy vọng sẽ thấy lạm phát tăng dần trong tương lai, với mức tăng bằng hoặc hơn 2% vào năm 2020 và tỷ lệ thất nghiệp ở mức xấp xỉ như hiện nay.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Kaplan cũng nhận định những rủi ro đã cân bằng hơn và có các dấu hiệu cho thấy có ít rủi ro hơn trong lĩnh vực thương mại sau cuộc bầu cử ở Anh cũng như những tiến triển đã đạt được trong thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1″ giữa Mỹ và Trung Quốc dù hai bên vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những năm tới.
Đây là lần đầu tiên ông Kaplan đưa ra đánh giá của mình sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang vào cuối tuần trước với quyết định tiếp tục duy trì mức lãi suất 1,5%-1,75% sau 3 lần hạ lãi suất trước đó. Fed cũng cho biết không có kế hoạch thay đổi chính sách tiền tệ vào năm 2020 và có thể chỉ tăng nhẹ lãi suất vào những năm tiếp theo.
Việc cắt giảm lãi suất của Fed nhằm đảm bảo cho nền kinh tế “khỏe mạnh” chống lại những nguy cơ do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm và sự bất ổn thương mại. Các ngân hàng trung ương tin rằng việc cắt giảm lãi suất đã phát huy hiệu quả và đang giúp nền kinh tế chống lại sự bất ổn và họ muốn đánh giá tác động của các biện pháp trước khi lại đưa ra những thay đổi chính sách./.
Theo Đặng Huyền (P/v TTXVN tại Washington)
Vì sao Fed không nên cắt giảm lãi suất tại thời điểm hiện nay?
Nếu như không có các số liệu đáng lo ngại cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế thì việc Fed giảm lãi suất mục tiêu sẽ còn là vấn đề phải bàn.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Gần đây khi triển vọng của nền kinh tế Mỹ trở lên mờ mịt cùng với những lo ngại về các cuộc chiến thương mại và nhu cầu của người tiêu dùng đè năng lên niềm tin chung, nhiều nhà quan sát cho rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra một số biện pháp kích thích nền kinh tế bằng việc giảm lãi suất xuống một nửa điểm phần trăm trong vòng vài tháng tới.
Tuy nhiên, theo ông Narayana Kocherlakota, giáo sư kinh tế của trường Đại học Rochester, nếu mục tiêu của việc cắt giảm nhằm có được sự đảm bảo để ngăn chặn sự xuống dốc của nền kinh tế, thì có một cách tốt hơn để Fed làm điều đó.
Từ các số liệu về kinh tế hiện nay, có rất ít số liệu cho thấy cần phải hỗ trợ cho việc thích thích nền kinh tế tức thời, như các nhà tuyển dụng phi nông nghiệp đã có thêm hơn 150.000 việc làm mỗi tháng trong quý vừa qua; tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6% trong tháng Năm, mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua; lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ bay hơi) vẫn nằm trong khoảng từ 1,5% đến 2%..
Mặc dù Fed lo lắng về một một cú sốc bất lợi có thể xảy đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai do những thay đổi đáng lo ngại trong chính sách thương mại của Nhà Trắng và cần phải giải quyết rủi ro này.
Tuy nhiên, nếu như không có các số liệu đáng lo ngại cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế thì việc giảm lãi suất mục tiêu sẽ còn là vấn đề phải bàn bởi nó có thể khiến một số nhà quan sát nghi ngờ rằng Fed đang phản ứng với áp lực chính trị, hoặc đang hành động để thúc đẩy thị trường chứng khoán.
Fed có nhiều cách trực tiếp hơn để giảm thiểu rủi ro đối với tăng trưởng. Ví dụ, Fed có thể cam kết về một kế hoạch hành động rõ ràng và tích cực trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu của sự tăng trưởng chậm.
Cụ thể, ngân hàng trung ương có thể hứa sẽ cắt giảm lãi suất mục tiêu xuống 0,25% - mức từ năm 2008 đến 2015 - nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1% (cao hơn một nửa phần trăm điểm so với mức hiện tại) và giữ mức đó trong khoảng thời gian 3 tháng.
Để thể hiện quyết tâm chống suy thoái kinh tế, Fed cũng có thể cam kết giữ lãi suất ở mức 0,25% ít nhất cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 4,1% (nếu như vậy, sẽ phải có môt điều khoản giải thoát cho phép Fed cam kết tăng mức lãi suất trong trường hợp lạm phát giả sử vượt quá mức 2,5%).
Một kế hoạch minh bạch như vậy sẽ có một số lợi thế. Một mặt, nó có thể có tác động tích cực ngay lập tức: Nếu các doanh nghiệp và hộ gia đình tin rằng Fed sẽ hành động phù hợp để duy trì việc mở rộng trong những năm tới, họ sẽ nhiều khả năng chi tiêu cho hiện tại.
Mặt khác, nó sẽ giúp có một phản ứng mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục nếu có dấu hiệu suy thoái.
Có lẽ quan trọng nhất, nó sẽ dựa trên một thước đo kinh tế, thất nghiệp, mà có tầm quan trọng rõ ràng đối với công chúng mà Fed phục vụ./.
Đặng Huyền (P/v TTXVN tại Washington)
Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Fed thông báo giữ nguyên lãi suất Không nằm ngoài dự đoán, khép lại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 10-11/12, Fed thông báo không thay đổi lãi suất sau 3 lần cắt giảm trong năm nay, giúp thị trường phố Wall tăng điểm mạnh. Ảnh minh họa. (Nguồn: SCMP) Trong phiên giao dịch chiều 12/12, chứng khoán châu Á tăng điểm lên mức cao nhất trong một...