Chủ tịch DLG: Cấu trúc toàn diện DLG, tạo đà tăng trưởng bền vững
Năm 2020, dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra liên tục ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp trong cả nước.
Là một trong những “Cánh chim đầu đàn” doanh nghiệp kinh tế tư nhân của khu vực Tây Nguyên, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) đã và đang ứng phó thế nào để ổn định.
Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT DLG đã có những chia sẻ để làm rõ hơn những định hướng, chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn này.
Thưa ông, tình hình dịch bệnh, thiên tai xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DLG?
Năm 2020 tiếp tục xảy ra thiên tai (hạn hán, bão lũ), dịch bệnh hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp trong cả nước. Sức ép về cạnh tranh ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc về kinh tế do Covid-19 gây ra đã khiến cho nhiều doanh nghiệp “chao đảo”. Doanh nghiệp trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, giao thông, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bất động sản,… hết sức khó khăn. Doanh thu của các doanh nghiệp trong các quý đầu năm và dự báo cả năm năm 2020 bị sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các quý, năm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất.
Đối với Tập đoàn DLG, không nằm ngoài quỹ đạo chung, do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh đã làm cho hoạt động như: Khách sạn, bến xe, thu phí BOT, nông nghiệp, thủy điện, sản xuất điện tử, linh kiện điện tử,… của Công ty bị giảm sút doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, một số chính sách của Nhà nước chưa thật sự đi vào cuộc sống đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong cả nước, mà Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng không phải là ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, HĐQT DGL đã luôn theo sát sao diễn biến của dịch bệnh và các chính sách của Chính phủ, chủ động dự báo, nhận định tình hình, tân dung cơ hôi, vươt qua thach thưc, quyêt tâm, quyêt liêt trong công tac chi đao điêu hanh, kiên đinh vơi đinh hương chiên lươc: Một mặt, tiếp tục đầu tư co chiều sâu vào một số ngành nghề truyền thống mang lại hiệu quả; mặt khác, tập trung đầu tư vào những dự án, ngành nghề chiến lược thuộc các lĩnh vực thế mạnh của Tập đoàn.
Nhờ vậy, dù kết quả SXKD năm 2020 dự kiến sẽ không đạt kế hoạch, nhưng với những gì đã làm được thì có thể xem đây là thành công của DLG trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp.
Video đang HOT
Vậy HĐQT Công ty có chiến lược, kế hoạch gì để cải thiện tình hình, thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận?
Đại hội cố đông thường niên DLG năm 2020 đã đề ra chiến lược cấu trúc toàn diện DLG để tạo đà tăng trưởng bền vững, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế, đã được Chính phủ, các bộ ngành TW, các tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, tiến tới thoái vốn các lĩnh vực, ngành nghề đầu tư không mang lại hiệu quả nhằm giảm nợ tại các tổ chức tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển của DLG trong giai đoạn 5 năm (2021 – 2025) và có tính đến năm 2030 sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu: Sản xuất kinh doanh điện từ và linh kiện điện tử, Năng lượng (thủy điện, điện gió và điện mặt trời), Cơ sở hạ tầng thu phí và khu công nghiệp.
Trong lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, Công ty sở hữu 03 Nhà máy nước ngoài: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông đang phát huy được hiệu quả, tăng trưởng khá tốt. Tại Việt Nam, DLG tiếp tục tập trung đầu tư nhà máy DLG ANSEN (Quận 9, Tp.HCM), sản xuất các sản phẩm điện tử phục vụ xuất khẩu ra thị trường Mỹ và Châu Âu, đồng thời dây chuyền sản xuất Smart tivi đã hoàn thành, xuất khẩu những lô hàn g đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc. Ngoài ra, nhận thấy triển vọng của lĩnh vực này, Công ty đang mở rộng đầu tư thêm 02 nhà máy sản xuất linh kiện điện từ tại tỉnh Bình Dương và Thành phố Đà Nẵng.
Đối với lĩnh vực năng lượng: Công ty đã đầu tư và phát điện nhiều dự án thủy điện, điện mặt trời tại các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Kon Tum, Ninh Thuận. Ngoài ra, chúng tôi đang triển khai đồng loạt các dự án điện mặt trời, điện gió, thuỷ điện và đầu tư TBA 500kV cùng với lưới điện truyền tải để giải phóng công suất với hơn 3.000MW (trong đó có 1.200MW điện gió, 2.200 MW điện mặt trời, 260 MW thuỷ điện) tại các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung, đã được Chính phủ và Bộ Công thương đồng ý đưa vào Quy hoach điện VII hơn 600 MW; số còn lại hơn 2.500 MW đang chờ bổ sung Quy hoạch điện VIII.
Về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Công ty hiện đang sở hữu 05 trạm thu phí trên tuyến QL14. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận các trạm thu phí chưa đạt theo kế hoạch dự kiến, nhưng vẫn là nguồn thu khá ổn định của DLG. Ngoài việc tập trung cho công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường tại Gia Lai, Đăk Nông, Bình Phước để đảm bảo chất lượng tuyến đường, thu phí ổn định, DLG tập trung tham gia đầu tư và tổng thầu nhiều dự án hạ tầng khu vực phía Nam và Đông Nam Bộ theo hình thức PPP (BT, BOT,…).
Thời gian gần đây, có một số thông tin không tốt về hoạt động của Công ty. Xin ông cho biết có phải Công ty đang khó khăn và đang bán tài sản để trả nợ hay không? Ông sẽ làm gì để trấn an cổ đông, lấy lại niềm tin của họ với hoạt động của Công ty?
Việc cấu trúc toàn diện DLG là nhằm ổn định SXKD, tài chính lành mạnh, phát triển bền vững. Việc thoái vốn các dự án, tài sản không mang lại hiệu quả là nhằm thu hồi vốn, giảm nợ Ngân hàng, giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp, tập trung các lĩnh vực chiến lược, tạo đà tăng trưởng bền vững cho các năm tiếp theo.
Trong thời gian vừa qua, có một số báo điện tử và mạng xã hội đưa những thông tin phản ảnh không chính xác, không đúng thực tế về hoạt động của DLG.
Trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn như hiện nay, Đảng và Nhà nước đang có nhiều chính sách, cơ chế và các biện pháp tích cực hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, tôi mong rằng các báo sẽ theo sát diễn biến hoạt động doanh nghiệp, cùng đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tránh đưa những thông tin gây hoang mang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động doanh nghiệp.
Qua đây, tôi cũng muốn nhắn nhủ với các cổ đông, đối tác, nhà đầu tư và khách hàng an tâm, giữ vững niềm tin vào chiến lược và kế hoạch của HĐQT DLG, tiếp tục đồng hành trên bước đường phát triển hiện tại và lâu dài của DLG./.
Kết quả kinh doanh của FPT Online tệ nhất trong vòng 4 năm
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến FPT Online là trước tác động của đại dịch COVID-19
CTCP Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online - FOC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2020, kết thúc ngày 30/9.
Doanh thu thuần đạt hơn 142 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Điểm đáng chú ý là giá vốn hàng bán tăng mạnh 46% lên 57 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 18 tỷ; trong khi đó chi phí bán hàng cũng giảm cùng lượng.
Do không có phần thuyết minh, chúng tôi chưa thể xác nhận những thay đổi trong chính sách kế toán của FPT Online dẫn đến hiện tượng này. Biên lợi nhuận gộp trong quý của công ty từ 75% giảm còn 60%.
Chi phí bán hàng tăng 85% lên 23,5 tỷ đồng.
Những điều kể trên khiến phần lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông ty mẹ chỉ đạt 43,5 tỷ, giảm hơn 17% so với quý 3/2019.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, FPT Online đạt doanh thu 364 tỷ đồng, giảm 15%; lãi 128 tỷ đồng, giảm 25%.
Theo thống kê, lợi nhuận 3 quý đầu năm của FPT Online đang ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm. Nguyên nhân chính được cho biết đến từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Lĩnh vực kinh doanh của FPT Online là cung cấp các giải pháp marketing tổng thể thông qua hợp tác với các publisher lớn nhất như báo điện tử (vnexpress.net, ngoisao.net, ione.vnexpress.net). Bên cạnh đó, một phần nguồn thu của công ty đến từ việc tổ chức các sự kiện, gồm giải marathon, diễn đàn kinh tế tư nhân, diễn đàn kinh tế Việt Nam...
Cơ cấu tài sản của công ty không có nhiều biến động, đáng chú ý nhất là khoản tiền mặt và tiền gửi lên tới 907 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 86%. Riêng doanh thu hoạt động tài chính (chủ yếu là lãi tiền gửi) trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 31 tỷ đồng, tăng 13%.
Trái với kết quả kinh doanh sa sút, cổ phiếu FOC đã phục hồi đáng kể từ mức đáy cuối tháng 3, hiện đang ở ngưỡng 106.000 đồng/cp, tăng 34%.
Kinh doanh thua lỗ, Đức Long Gia Lai vẫn 'lấn sân' mảng chăn nuôi bò sữa Đức Long Gia Lai sắp lập công ty con với vốn điều lệ 50 tỷ đồng ở Đăk Nông. Mới đây, HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) thông báo sẽ góp vốn thành lập công ty TNHH MTV Nông trại Cao Nguyên Quảng Phú 1. Công ty con có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, sở hữu trang trại chăn nuôi...