Chủ tịch Coteccons: Không tăng trưởng bằng mọi giá, chỉ lựa chọn dự án tốt
Tôi cho rằng, thị trường là một bức tranh sáng tôi đan xen, trong thách thức sẽ luôn có rât nhiêu cơ hội. Vì vậy, Coteccons cân có một chiên lược kinh doanh hợp lý. Chúng ta sẽ không tăng trưởng bằng mọi giá mà chỉ chọn lựa những dự án tôt, tập trung vào công tác thu hôi công nợ.
Trong báo cáo thường niên vừa công bố, Chủ tịch Nguyễn Bá Dương cho biết, 2019 là năm thứ 2 liên tiếp thị trường bất động sản và các nhà thầu xây dựng phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Đặc biệt là ở TP.HCM, chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư, 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, giảm lần lượt 85% và 80% so với năm 2018.
Trong bối cảnh đó, số lượng doanh nghiệp xây dựng và bất động sản phải tạm dừng hoạt động hoặc bị giải thể lên đến gần 1.300 công ty, cao nhất trong nhiều năm gần đây (theo số liệu của Cục Đăng ký Quản lý Kinh doanh – Bộ Kế hoạch Đầu tư).
“Là một đơn vị xây dựng, Coteccons cũng không ngoại lệ, trong năm qua Công ty có rất ít dự án mới được triển khai, nhiều công trình đang thi công bị tạm ngưng hoặc kéo dài tiến độ. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Coteccons trong khi chi phí phát sinh tăng làm lợi nhuận sụt giảm.
Tuy nhiên, chúng ta đã nỗ lực vượt khó và vẫn chứng tỏ vị thế tiên phong của một doanh nghiệp đầu ngành khi luôn là sự lựa chọn hàng đầu của chủ đầu tư ở những dự án lớn như Golden Hill, The Spirit of Saigon, The Marq và hàng loạt công trình khác… Coteccons tiếp tục đứng đầu các nhà thầu cả nước (năm thứ 9 liên tiếp)” – ông Dương khẳng định.
Video đang HOT
Bước sang năm 2020, trong diễn biến phức tạp và khó lường của dịch cúm COVID-19, nền kinh tế đất nước đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực, gia tăng thêm khó khăn cho các công ty xây dựng.
“Tuy nhiên Tôi cho rằng, thị trường là một bức tranh sáng tối đan xen, trong thách thức sẽ luôn có rất nhiều cơ hội. Vì vậy, Coteccons cần có một chiến lược kinh doanh hợp lý. Chúng ta sẽ không tăng trưởng bằng mọi giá mà chỉ chọn lựa những dự án tốt, tập trung vào công tác thu hồi công nợ”.
Ngoài ra, Ban Điều hành đang thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để tối ưu hoá bộ máy quản lý, nâng cao năng suất lao động nhằm gia tăng biên lợi nhuận.
Bên cạnh đó, với mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045 mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, chắc chắn công tác đầu tư cơ sở vật chất (đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản) sẽ ngày càng được chú trọng nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng của đất nước. Vì vậy, ngành xây dựng sẽ còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Trong năm qua, Coteccons không nằm ngoại lệ trong bối cảnh thị trường và chịu ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, Coteccons ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 23.733 tỷ đồng và 711 tỷ đồng.
Chủ tịch Tp.HCM Nguyễn Thành Phong: Phải có giải pháp quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn cho DN bất động sản
Nỗi trăn trở lớn nhất hiện nay là thị trường BĐS ngày càng khó khăn, khắc nghiệt. Trong giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng chỉ đạt 4,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Riêng 10 tháng đầu năm 2019 ngành xây dựng tăng trưởng âm.
Chủ tịch UBND Tp.HCM nhấn mạnh tại buổi đối thoại với 36 doanh nghiệp BĐS trong sáng 22/2. Theo ông Phong, từ năm 2000 đến nay, BĐS được xác định là ngành chủ đạo của TP, tuy có những thăng trầm nhưng BĐS vẫn là lĩnh vực thu hút dòng tiền, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của TP.
Năm 2019 có 415.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có 15.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS. Xét về cơ cấu có 9.000 doanh nghiệp lớn, trong đó có 30% doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Tuy chỉ chiếm 2% tổng số doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp lớn (có vốn đăng kí trên 100 tỉ đồng) lại chiếm 70% số vốn đăng kí kinh doanh.
Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, TP sẽ tập trung mạnh vào phát triển các doanh nghiệp đầu ngành, nâng cao sức cạnh tranh của TP.
Có một thực tế và cũng là nỗi trăn trở của TP thời gian qua là các DN BĐS gặp nhiều khó khăn. "Các sở ngành phải thấy được rằng sự vất vả, khó khăn của DN BĐS là sự vất vả của TP. DN có phát triển được thì đó là sự thành công của TP. Theo đó, DN gặp khó khăn sở ban ngành phải chia sẻ, gặp khó khăn không nên càng tạo khó khăn hơn. Với tư cách là phục vụ DN, phục vụ nhân dân, tôi đề nghị các sở ban ngành phải có giải pháp quyết liệt hơn trên cơ sở làm đúng quy định của pháp luật", ông Phong nhấn mạnh.
Trong năm 2019 chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư, giảm 24 dự án so với năm 2018. Điển hình có những dự án một năm không có câu trả lời với doanh nghiệp, hồ sơ vẫn nằm trên bàn.
"Nếu không giải quyết được cũng phải trả lời doanh nghiệp để họ tìm cách chứ không thể kéo dài mãi được. Có những doanh nghiệp phải chống với lãi suất ngân hàng, rơi vào bế tắc, khó khăn chồng chất. Các sở ban ngành phải đặt vào vị trí của doanh nghiệp để thấu hiểu và chia sẻ", ông Phong khẳng định.
Theo Chủ tịch TP, doanh nghiệp BĐS ngày càng khắc nghiệt, giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng ngành chỉ đạt 4,3% thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Ở lĩnh vực xây dựng, 10 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng âm. Đến cuối năm 2019 ngành xây dựng sau khi được tháo gỡ tăng trưởng 1%, trong khi năm 2018 tăng trưởng 25%.
Ông Phong cho biết, trong quý 1/2020 TP sẽ ban hành chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có số vốn trên 100 tỉ đồng, cam kết làm việc hết mình để đảm bảo ổn định môi trường chính trị, quyền lợi thế chính đáng cho NĐT.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Tín dụng bất động sản tăng 8,8% Tại buổi gặp gỡ báo chí TP.HCM sáng ngày 6/1, Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản toàn ngành ngân hàng năm qua chỉ ở 8,8%, thấp hơn so với tăng trưởng chung của tín dụng toàn ngành. Nợ xấu ở...