Chủ tịch cho vay hàng trăm tỷ không lãi suất, Pomina vẫn lỗ 309 tỷ vì lý do này
Năm 2019, CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) bất ngờ lỗ tới hơn 309 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lãi lớn 433 tỷ đồng.
Theo giải trình của Pomina, sở dĩ công ty thua lỗ do đang triển khai 2 dự án trong đó dự án lò cao quý 2/2020 sẽ đi vào hoạt động và dự án Tôn mới đi vào hoạt động quý 2/2019 nên chi phí lãi vay tăng vọt 66% so cùng kỳ.
Thêm vào đó, trong các nhà máy của Pomina, có một nhà máy ngưng sản xuất do sự cố thiết bị đưa đến sản lượng bán giảm và nhà máy đã khắc phục bắt đầu sản xuất lại từ tháng 10.
Hiện chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Pomina ghi nhận tới 1.524 tỷ đồng tại dự án Lò Cao và 1.495 tỷ đồng dự án nhà máy sản xuất tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và ống thép màu.
Được biết, tại thời điểm cuối năm 2019, vay nợ tài chính của Pomina không những giảm mà còn tăng khá mạnh 18% lên mức 7.238 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn với 5.768 tỷ đồng, còn dài hạn là 1.469 tỷ đồng. Do đó, chi phí lãi vay trong năm 2019 ngốn tới 356 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong năm, Chủ tịch Đỗ Xuân Chiểu đã cho công ty vay 121 tỷ đồng với lãi suất 0% thời hạn 36 tháng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 2 năm liên tiếp 2018 và 2019 lần lượt là 271 tỷ và 195 tỷ đồng, dù năm 2018 lãi lớn nhưng chi phí khấu hao, các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng như lãi vay đã khiến Pomina lâm vào tình cảnh này.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu POM cũng đang liên tục lao dốc và ghi nhận tại phiên chiều ngày 8/4 ở mức giá 4.060 đồng/cổ phiếu, giảm gần 47% trong vòng 1 năm qua.
Minh An
Hai áp lực lớn đặt Ngân hàng Nhà nước vào thế khó
Hai áp lực lớn đang thể hiện rõ, trước khi xét đến khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội.
Dự kiến ngày 18/2, Chính phủ Singapore sẽ tung một gói ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế trước ảnh hưởng tiêu cực của bệnh dịch Covid-19, ước tính có thể lên tới hơn 500 triệu USD.
Singapore là thành viên tiếp theo trong khu vực châu Á dự kiến có ứng xử cụ thể bằng chính sách tài khóa và tiền tệ.
Trước đó, dĩ nhiên là Trung Quốc, các biện pháp nới lỏng ngắn hạn để ổn định nền kinh tế trước đại dịch đã được triển khai. Thái Lan cũng đã giảm lãi suất. Malaysia cân nhắc đưa ra gói kích thích kinh tế. Nhật Bản cũng cân nhắc gói biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp...
Còn Việt Nam thì sao?
Đến nay, ở chính sách tài khóa, ghi nhận đầu tiên có ở quyết định miễn thuế nhập khẩu một số nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch.
Ở chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã sớm có văn bản định hướng xem xét cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất... đối với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực bị ảnh hưởng dịch bệnh. Nhiều ngân hàng thương mại đã vào cuộc bằng chính sách giảm lãi suất, miễn phí dịch vụ; các đầu mối trực thuộc hoặc có sở hữu Ngân hàng Nhà nước chi phối cũng đã thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ.
Nhưng về tổng thể, một bước nới lỏng tiền tệ tại Việt Nam hiện nay, theo hướng vừa đẩy mạnh bơm tiền vừa giảm rõ lãi suất, đang ở thế khó. Bởi Ngân hàng Nhà nước đang đối diện với hai áp lực lớn.
Thứ nhất, tỷ lệ đòn bẩy tín dụng đối với nền kinh tế đang có khả năng chịu tác động kép.
Theo số liệu ước tính, năm 2019 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,7%, tương ứng với tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế xấp xỉ 8,2 triệu tỷ đồng. Quy mô GDP cuối 2019 ước tính quanh 6 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ đòn bẩy tín dụng với GDP theo đó đã vào khoảng 135-136%.
Tỷ lệ trên đã lên mức cao nhất từ trước tới nay. Mà đây là một trong những chỉ báo các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế quan tâm (thực tế ở kỳ đánh giá gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã từng phải làm việc và trao đổi cụ thể với một tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài về chỉ báo này).
Áp lực một mặt ở sự gia tăng nói trên, mặt khác có ở tình huống tác động kép khi tăng trưởng GDP năm nay có thể suy giảm trước ảnh hưởng bệnh dịch Covid-19, khiến cân đối tỷ lệ tín dụng với GDP có thể càng bất lợi.
Thứ hai, áp lực lạm phát tăng lên những kỳ cập nhật gần đây, trong đó có lạm phát cơ bản - liên quan đến yếu tố tiền tệ.
Tháng 1/2020, lạm phát tại Việt Nam có mức tăng đột biến, cao nhất trong 7 năm qua; tương ứng, lạm phát cơ bản cũng tăng mạnh.
"Leo thang" là từ đã bắt đầu xuất hiện trong một số phân tích kinh tế gần đây, mà nó từng chỉ được dùng để nói về lạm phát giai đoạn 2010-2011.
Không chỉ riêng tháng 1/2020 có yếu tố mùa vụ (cao điểm thanh toán và tiêu dùng, lễ tết), mà tháng liền trước nữa (12/2019) đã gợi mở xu hướng tăng mạnh của lạm phát cơ bản; và tháng 2 này dự báo cũng sẽ tiếp tục thể hiện áp lực.
Như BizLIVE đề cập ở bài viết trước về kỷ luật điều hành chính sách, đặt trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, trước khi kỳ vọng hoặc chờ đợi một sự nới lỏng tiền tệ nào đó, thay vì để tiền "ngập" trong hệ thống mà giảm lãi suất thì từ trước Tết Nguyên đán đến nay Ngân hàng Nhà nước phải liên tục (không ngắt quãng) hút bớt tiền về.
Cập nhật đến ngày giao dịch cuối tuần qua (14/2), với số dư tín phiếu lưu hành, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tổng cộng xấp xỉ 86.000 tỷ đồng. Số dư này ngày một lớn, đương nhiên phải trả lãi suất (2,65%/năm), cũng là một điểm được chú ý về chi phí của ngân sách.
MINH ĐỨC
Theo Bizlive.vn
Tuần qua, vàng trong nước tăng khoảng 150.000 - 200.000 đồng/lượng Giá vàng trong nước kết thúc một tuần giao dịch với những phiên tăng nhiều hơn phiên giảm. Người dân mua vàng tại cửa hàng vàng, bạc Ngọc Chiến (thành phố Hưng Yên). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN Ở những phiên đầu tuần, giá vàng trong nước biến động nhẹ và vẫn tăng, giảm theo giá vàng thế giới. Yếu tố chính dẫn dắt cho...