Chủ tịch Cà Mau: Hỏa tốc xác minh thông tin ‘vận động tiền để trồng rừng ở Đất Mũi’
Một cuộc vận động góp tiền trồng rừng tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau lan truyền trên mạng xã hội khiến Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo xác minh, làm rõ.
Ngày 16.3, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có văn bản hỏa tốc truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh Cà Mau này về việc xác minh, làm rõ thông tin “vận động trồng rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau”.
Trước đó, vào ngày 15.3, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin kêu gọi “Góp 1 cây với 15.000 đồng chống xâm nhập mặn tại Cà Mau”, kèm theo bài viết đăng tải trên một trang web.
Nội dung trên website này vận động “chỉ với 15.000 đồng, bạn sẽ trồng được 1 cây mắm trắng tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau…”.
Cũng theo nội dung thông tin của trang website nói trên, tổ chức Gaia sẽ tiến hành trồng rừng Cà Mau vào tháng 8.2020 và người ủng hộ sẽ nhận được tin tức về khu rừng trong 4 năm liên tiếp.Website này cũng hướng dẫn 2 cách để người dân góp tiền.
Một góc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau Ảnh: Gia Bách
Theo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, địa phương không có chủ trương vận động trồng rừng nói trên.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã giao Sở Thông tin – Truyền thông Cà Mau chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh, làm rõ nội dung thông tin vận động trồng rừng để xử lý theo quy định, báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 19.3.
Sáng 16.3, PV Thanh Niên đã trao đổi qua điện thoại với bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, để tìm hiểu thêm về vụ việc.
Bà Huyền cho biết thông thường phía Trung tâm Gaia “chỉ làm việc với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, các bên này sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lại cho tỉnh”. Bà Huyền khẳng định ngày 19.2 trung tâm đã đến Vườn quốc gia Mũi Cà Mau để làm việc, trao đổi về nhu cầu trồng rừng cũng như bàn về phương án trồng rừng tại khu vực này. Bản thân bà Huyền cũng khẳng định mình đã trực tiếp họp với giám đốc, các phòng ban có liên quan và được biết Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có chủ trương trồng rừng, cụ thể cần trồng 6.100 ha.
“Trước thông tin này từ phía vườn quốc gia, chúng tôi tiến hành gây quỹ trước, để xem xét về diện tích trung tâm có thể trồng được. Khi nào chốt gây quỹ, chúng tôi mới ký biên bản với vườn quốc gia, xác định cụ thể diện tích trồng rừng”, bà Huyền nói thêm.
Trước thông tin Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có văn bản về việc xác minh, làm rõ thông tin vận động trồng rừng, bà Huyền cho biết sẽ sớm liên lạc với UBND tỉnh Cà Mau để giải thích rõ hơn.
Theo danviet.vn
Bìa đất trường học bị vợ hiệu trưởng mang cầm cố
Bìa đất của một trường học ở Hà Tĩnh bị mang đi cầm cố để vay lãi suốt nhiều năm. Hiệu trưởng xác nhận người tự ý làm việc này là vợ mình.
Hơn 1 tuần nay, người dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xôn xao trước thông tin bìa đất trồng rừng làm vườn thực nghiệm có diện tích hơn 21 ha của Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung bị mang đi cầm cố để vay lãi suốt nhiều năm.
Trao đổi với Zing.vn, ông Kiều Minh Trí, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Kỳ Trung, thừa nhận việc này. Và người tự ý mang bìa đất rừng đi cầm cố là bà Lê Thị Bích Thảo (vợ ông Trí).
Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: P.T.
Vị hiệu trưởng kể khoảng tháng 1/2014, bà Thảo trong lúc đến thăm trường đã tự ý lấy bìa đất được cất giữ trong tủ đặt tại phòng làm việc của ông. Người vợ sau đó mang bìa đất đến cầm cố cho một người ở thị xã Kỳ Anh để vay 136 triệu đồng với lãi suất 2.000 đồng/ triệu/ ngày.
Đến năm 2016, khi phát hiện sự việc, ông Trí đã yêu cầu người vợ chuộc bìa đất về trả lại cho trường. "Nhiều lần gia đình đến trả lãi nợ mong sớm lấy bìa về nhưng lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền nợ lên đến 299 triệu đồng nên không thể lấy bìa về được", ông Trí nói.
Ông Trí khẳng định chữ ký trong giấy vay tiền là bị mạo danh. Ảnh: T.H.
Theo Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Kỳ Trung, bà Thảo trước cũng là giáo viên nhưng do làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần. 3 năm trước, vợ ông Trí đã xin về hưu trước tuổi.
Vị hiệu trưởng khẳng định không ký vào giấy vay nợ. Việc này có người mạo danh.
Bà Lê Thị Bích Thảo (vợ ông Trí) cũng thừa nhận là người đã lấy bìa đất mang đi cầm cố.
"Tôi lấy bìa đi cầm cố và nghĩ sẽ sớm mang về trả nhưng trả cả gốc lẫn lãi chủ nợ vẫn bảo chưa đủ và yêu cầu trả thêm. Đến nay, họ nói phải trả hơn 200 triệu mới trả bìa".
Ông Đinh Sỹ Quân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Anh, cho biết phòng đã nắm được vụ việc và yêu cầu ông Trí viết giải trình.
"Ông Trí làm tường trình và hứa ngày 23/2/2020 sẽ lấy bìa về nhưng đến nay vẫn chưa lấy được. Trước mắt, phải lấy được bìa về để giải quyết hậu quả rồi mới kiến nghị huyện có hướng xử lý. Quan điểm là sai đến đâu xử lý đến đó", ông Quân nói.
Trường tiểu học và THCS Kỳ Trung nằm ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh (chấm xanh). Ảnh: Google Maps.
Theo news.zing.vn
20 năm trước "chôn những cây vàng" trên núi, giờ giàu nhất vùng Lão nông "cất" tiền tỷ trong rừng là cách mà người dân nói về khu rừng cây với nhiều loài hỗ quý như vàng rộng tới hơn 18ha của gia đình ông Bùi Văn Thiệp ở bản Kiến Xương (xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Hiện, ông Thiệp đang sở hữu hàng ngàn cây gỗ quý như nghiến, lát, tếch,...