Chủ tịch Barcelona buộc phải từ chức: “Cái chết” được báo trước!
Chủ tịch Barcelona, Bartomeu đã phải tuyên bố từ chức. Đó là điều không thể khác bởi ngay cả khi ở lại, số phận của ông cũng sẽ được quyết định trong vài ngày tới…
“Thở phào nhẹ nhõm” – đây là dòng tít xuất hiện trên tờ Barcablaugranes (vốn chỉ đưa tin về Barcelona) ngay sau khi xuất hiện thông tin Chủ tịch Bartomeu từ chức.
Chủ tịch Bartomeu đã từ chức ở Barcelona trước thời hạn
Sau sự kiện này, nhiều bức tranh biếm họa đã ám chỉ việc Messi chiến thắng Bartomeu trong “cuộc chiến tay đôi”. Thế nhưng, liệu chăng điều đó có “oan ức” cho Messi bởi anh làm gì đủ quyền lực để lật đổ cả Chủ tịch?
Thay vào đó, như tờ Diario Sport nhận định việc Chủ tịch Bartomeu mất chức giống như “cái chết được báo trước”. Thậm chí, ngay cả khi không từ chức, số phận của Bartomeu cũng được quyết định sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm diễn ra vào ngày nữa.
Nhật báo thân Barcelona nhận định: “ Bartomeu đã mắc quá nhiều sai lầm trong 6 năm cầm quyền ở Barcelona. Chẳng có tay đao phủ nào kết liễu Bartomeu bởi lẽ, “cái chết” của Chủ tịch đã được dự báo từ vài tháng trước, ở cái ngày Barcelona rơi xuống địa ngục sau thất bại 2-8 trước Bayern Munich“.
Thật là dễ dàng để chỉ trích Bartomeu ở thời điểm này bởi dẫu sao, ông cũng là kẻ ngã ngựa nhưng có một thực tế rằng, không điều gì có thể giúp vị Chủ tịch của Barcelona cứu được chiếc ghế của mình.
Ông đã mắc quá nhiều sai lầm trong 6 năm làm Chủ tịch Barcelona
Bằng một sự vô tình (hay là cố ý!?), tất cả đã chống lại Bartomeu trong vài tháng qua. Trong đợt nghỉ dài hạn vì dịch Covid-19, ông đã mất uy tín rất lớn khi 6 thành viên chủ chốt trong Ban lãnh đạo Barcelona chủ động nộp đơn từ chức vì… không hài lòng với cách quản lý của Bartomeu.
Sau đó là hàng loạt biến cố khác. Vào tháng 8, Barcelona dính thất bại nặng nề trước Bayern Munich. Tới cuối tháng, CLB đã “loạn” bởi Messi gửi bản fax yêu cầu ra đi và chỉ trích Bartomeu là kẻ nuốt lời. Sang tháng 9, Chủ tịch Barcelona dính vào cáo buộc tham nhũng với hợp đồng “lớn bất thường” với công ty tư vấn truyền thông xã hội I3 Ventures.
Chưa hết, sự tấn công lại dồn về phía Bartomeu sau khi Barcelona công bố khoản lỗ lên tới 97 triệu euro và khoản nợ ở CLB tăng lên tới 488 triệu euro. Tiếp đó là vụ đẩy Luis Suarez khỏi Nou Camp theo cách “vắt chanh bỏ vỏ”.
Do đó, chẳng cần tới khi Barcelona thất bại trước Real Madrid mới đây, Bartomeu mới bị đẩy xuống vũng bùn. Cách đó vài tuần, ứng cử viên tranh cử ghế Chủ tịch Barcelona, Jordi Farre đã thu thập tới hơn 20000 ý kiến phản đối Bartomeu. Theo luật, chỉ cần vượt qua 16.521 phiếu là đủ để tổ chức cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, để sa thải sớm Chủ tịch Bartomeu.
Video đang HOT
Trên thực tế, sau khi ngồi vào ghế Chủ tịch Barcelona vào năm 2014 (thay thế Sandro Rosell), Bartomeu từng được tung hô như người hùng. Một năm sau đó, Barcelona đã giành cú ăn ba lịch sử cùng HLV Luis Enrique. Dưới thời của ông, Los Blaugrana đã vô địch Champions League 1 lần và 4 lần đăng quang ở La Liga.
Nhưng bước ngoặt đã xuất hiện kể từ sau khi Neymar ra đi vào năm 2017, Barcelona của Bartomeu đã trở thành con thuyền không định hướng. Ông đã vung hàng núi tiền để chiêu mộ những ngôi sao thay thế Neymar như Coutinho, Dembele, Griezmann nhưng đều không thành công.
Mối quan hệ giữa Bartomeu và Messi ngày càng rạn nứt
Có thống kê đáng chú ý, kể từ năm 2015 tới nay, Barcelona đã ném vào thị trường chuyển nhượng gần 1 tỷ euro. Nhưng đổi lại, thành công ngày càng “lẩn tránh” CLB và sự phụ thuộc vào Messi càng tăng lên.
Chính việc “ăn mặn” như vậy đã khiến Barcelona “khát nước” khi không có tiền mua sắm ở mùa giải này, sau khi đối diện với khoản lỗ khổng lồ. Để bảo vệ chiếc ghế của mình, để thoát khỏi sức ép từ việc thua lỗ quá nhiều, Bartomeu đã phải sử dụng truyền thông.
Báo giới Tây Ban Nha từng tiết lộ thông tin đáng chú ý, Bartomeu đã thuê một công ty truyền thông ở xứ Catalan với giá 1 triệu euro để thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm hạ bệ những kẻ thù của ông (trong đó có Messi trong mùa Hè này) và quảng bá ông như vị Chủ tịch tuyệt vời và hiểu biết của CLB.
Thế nhưng, chẳng có gì che đậy nổi thực tế, Barcelona đã hết tiền và Bartomeu đang đẩy con thuyền xuống dốc. Do đó, nhiều người Barcelona không ưa gì vị Chủ tịch là vì thế. Thậm chí, chính ông Bartomeu thừa nhận mình đã bị xúc phạm và đe dọa gia đình.
Dù vậy, việc Chủ tịch Bartomeu từ chức ở thời điểm này vẫn không giải quyết nhiều vấn đề. Ban lãnh đạo mới chỉ là lâm thời và bị hạn chế nhiều quyền lực. Họ chỉ ngồi tạm vào chỗ trống ấy cho tới khi cuộc bỏ phiếu Chủ tịch mới diễn ra trong 40-90 ngày tới (muộn nhất là tháng 3 năm sau).
Thực tế buồn của Barca khi Chủ tịch Bartomeu từ chức
Cuối cùng Chủ tịch Josep Bartomeu cũng từ chức đúng theo ý muốn của số đông thành viên Barca. Tuy nhiên, có phải đó sẽ là hồi kết cho những náo loạn ở Barca gần đây hay không?
Có lẽ những rắc rối ở Barca chưa thể được giải quyết. Bởi vấn đề của Barca không nằm ở một cá nhân mà nó nằm trong mọi cá nhân.
Bartomeu không phải đầu mối duy nhất
Thất bại ngay tại Camp Nou trong trận El Clasico là việc không thể nào được tha thứ. Và chính nó là thứ làm tràn chiếc ly giận dữ ở Barca. Bartomeu từ chức là quyết định đúng đắn nhất bởi chính ông cũng hiểu, nếu ông có ở lại đó cũng chẳng thể nào xoay chuyển được gì. Nhưng nếu ông ra đi, tình hình có khá hơn hay không?
Chắc chắn là vẫn thế thôi, ít nhất là trong vòng 40-90 ngày tới. Cuộc bầu cử ghế chủ tịch theo đúng thông lệ sẽ diễn ra tháng 3/2021, nhưng việc Bartomeu từ chức sẽ khiến tiến độ được đẩy lên sớm hơn. Nhanh nhất là 40 ngày tới và chậm nhất là 90 ngày, cuộc bầu cử ấy sẽ diễn ra. Và trong lúc quá độ, người tạm thời điều hành CLB là Chủ nhiệm Ban kinh tế Barca, Carles Tusquets, một người mới 27 tuổi và được coi là viên ngọc của cộng đồng socios (thành viên Barca), là tương lai của Barca sau này.
Messi có bất đồng với ông Josep Bartomeu ở Barca. Ảnh: Getty.
Trước mắt, Tusquets sẽ chỉ vận hành CLB trên cơ sở các công việc thường nhật đơn thuần. Bóng vẫn lăn, sân tập vẫn hoạt động và nhân viên vẫn đi làm. Tóm lại là chẳng có gì thay đổi trong thời gian quá độ (tối đa 90 ngày tới) so với thời Bartomeu còn tại vị. Và tất nhiên, những vấn đề tồn đọng cũng vẫn thế nằm yên một chỗ. Song, vắng Bartomeu, chính tồn đọng đó có thể bộc lộ ra sự thực rằng không phải duy nhất ngài cựu chủ tịch là nguyên nhân của Barca hiện thời.
Messi sẽ vẫn chơi bóng theo đúng vị trí mà anh ta mong muốn, bất chấp việc ai cũng hiểu nếu anh ta hy sinh vị trí ấy cho Griezmann để cầu thủ người Pháp phát huy hết khả năng ở đúng vị trí sở trường, Barca sẽ có diện mạo tấn công tốt hơn hẳn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Griezmann sẽ mỏi mòn tiếp tục trên băng ghế dự bị bởi nếu có vào sân, anh vẫn phải chơi tiền đạo phải và tất nhiên là sẽ chơi không đạt tiêu chuẩn của Koeman đòi hỏi.
Busquets cũng vẫn nghiễm nhiên đá chính thức dù anh đang bộc lộ mình không thể chơi tốt khi được xếp trong đội hình 4-2-3-1 với 2 tiền vệ trụ (double pivot). Koeman biết thừa nếu chơi 2 tiền vệ trụ, Pjanic cặp với Frenkie de Jong sẽ hiệu quả hơn, nhưng Busquets không chỉ là công thần, không chỉ là con trai của cựu thủ thành Barca, không chỉ là một La Masia mà còn là người thân của Messi. Và tuyến giữa Barca sẽ lại tiếp tục bất ổn như họ từng trải qua trước Getafe và Real trừ phi Koeman chấp nhận quy hàng và trở lại với 4-3-3 quen thuộc.
Đấy mới chỉ là 2 ví dụ điển hình cho những gì đã và sẽ vẫn xảy ra tại Barca mà thôi. Tuy nhiên, sau 90 ngày (tối đa), cuộc bầu cử được tiến hành và chủ tịch mới xuất hiện, Barca có thay đổi tích cực lập tức hay không? Rất khó. Thay đổi thì có thể có, nhưng tích cực hay không lại là câu chuyện khác.
Trong 5 ứng viên đã công bố sẽ tranh cử từ trước đó là Victor Font, Toni Freixa, Jordi Farre, Agusti Benedito và Lluis Fernandez Ala, có vẻ Victor Font là nổi bật hơn cả. Với khẩu hiệu tranh cử là "Si al futur" (Nói Có với tương lai), Victor Font đánh mạnh vào niềm tự hào chung của cộng đồng socios bằng kế hoạch lấy La Masia làm trọng tâm và sẽ sử dụng Xavi Hernandez như lá át chủ bài. Kế hoạch này đuợc cựu Chủ tịch Joan Laporta hoàn toàn ủng hộ, bởi nó trùng khớp với ý tưởng gốc của Laporta khi ông nhận ghế chủ tịch Barca hồi năm 2003.
Thực chất, hồi năm 2018, Laporta từng có ngỏ ý có thể quay lại tranh cử và cương lĩnh tranh cử của ông là đưa Pep Guardiola trở lại Nou Camp. Tuy nhiên, sau khi Bartomeu từ chức, Laporta đã giữ im lặng. Ông ủng hộ Victor Font và động thái này có thể cho thấy ông không muốn ra mặt nữa, nhưng tiếp tục tạo ảnh hưởng nối dài nếu Victor Font thắng cử.
Khả năng Victor Font thắng cử là rất lớn khi được sự hậu thuẫn kể trên. Dù gì đi nữa, Laporta cũng là ngôi sao trong cộng đồng Barca nên uy tín của Laporta có thể giúp Font kiếm được nhiều lá phiếu quan trọng. Nhưng nếu Font thắng cử và tiến hành cải tổ triệt để CLB, chắc chắn Barca ít nhất cũng phải mất một năm rưỡi mới quay trở lại được con đường phát triển của mình.
Cơ bản, nếu nhanh nhất thì cuộc bầu cử cũng diễn ra tháng 12. Như vậy, mùa bóng 2020/21 coi như bỏ đi bởi Font có sa thải Koeman và dùng Xavi như đã hứa thì cũng phải chờ đợi đến mùa hè mới có thể tiến hành cuộc thay máu cầu thủ một cách hoàn chỉnh. Với cuộc thay máu hứa hẹn rầm rộ, tốn kém và ồ ạt như vậy, mùa bóng 2021/22 cũng không thể nào có ngay được thành tựu lớn. Nói thẳng, có chóng vánh thì đống lộn xộn ở Camp Nou cũng phải đợi hết năm 2021 mới được giải quyết gọn ghẽ.
Khi ấy, Messi đã bao nhiêu tuổi? Tầm ảnh hưởng của Messi tuy vậy vẫn lớn, bởi anh ta đang ở vị thế tượng đài. Font chiều chuộng Messi cũng hỏng mà cứng rắn với anh ta cũng chưa chắc xong. Chỉ nội chuyện đó thôi cũng đủ cho thấy mức độ phức tạp là như thế nào rồi. Và chúng ta hãy tự hỏi "Phải chăng, mình Bartomeu là nguyên nhân duy nhất?".
Nhiều người cho rằng việc Chủ tịch Bartomeu từ chức là chiến thắng "gián tiếp" cho Messi. Ảnh: Getty.
Khi "Mes que un Club" bị bỏ xó
"Mes que un club", còn hơn một CLB, câu khẩu hiệu ấy ai ở Barca mà chẳng thuộc nằm lòng. "Barca thúc đẩy sự tôn trọng, sự quan tâm, tính khiêm nhường, sự chăm chỉ, nỗ lực và hy sinh trong mỗi con người", chính Xavi Hernandez từng nói về giá trị cốt lõi của Barca như thế. Tuy nhiên, thực trạng hôm nay, ở Barca có ai còn coi trọng khẩu hiệu "mes que un club" cùng giá trị cốt lõi kia một cách đúng nghĩa hay không?
Trước khi Bartomeu từ chức, các cầu thủ Barca từ chối ngồi vào bàn đàm phán lại hợp đồng, mà chủ yếu là liên quan đến điều khoản cắt giảm lương do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Ngay sau khi Bartomeu từ chức, các cầu thủ đã đồng ý ngồi xuống đàm phán, nhưng cuộc đàm phán ấy có đi đến kết quả hay không?
Barca đề nghị các cầu thủ giảm 30% lương. Các cầu thủ (thông qua luật sư và người đại diện) đều thống nhất cần có sự sắp xếp lại lương, thưởng để hỗ trợ CLB. Song, họ đều không thống nhất với mức 30%. Họ cho rằng các cầu thủ không thể bị cắt giảm ở mức tỷ lệ ngang với các nhân viên khác trong CLB. Nói thẳng, họ cho rằng phải được một ưu đãi khác.
99% những người xuất thân từ học việc La Masia và đa số các cầu thủ cựu binh trụ cột đều không đồng ý với mức 30% này. Những người đã đồng ý là Lenglet, De Jong, Stergen và Pique. Pique là cầu thủ từ La Masia duy nhất chấp nhận giảm lương và anh lập tức bị các đồng đội như Messi, Busquets, Alba coi như kẻ bội phản.
Trong khi đó, Barca rơi vào hoàn cảnh lỗ 97 triệu euro ở năm tài khóa vừa rồi vì dịch Covid-19. Chỉ cần chuyện hợp đồng giảm lương này thôi, chúng ta đủ thấy trong những người "phải thấu hiểu giá trị cốt lõi của CLB nhất", chỉ còn mỗi Pique là còn nhớ về "mes que un club".
So sánh với Real, chúng ta sẽ phải cảm thấy những cầu thủ Barca nên xấu hổ thế nào. Ở Real, có một nguyên tắc bình đẳng tới mức cách cư xử trong nội bộ đối với ngôi sao sân cỏ và với một nhân viên marketing bình thường cũng đều như nhau.
Một ngôi sao bóng đá và một nhân viên bình thường của Real đều có cơ hội để vươn lên ban lãnh đạo CLB trong tương lai ngang bằng nhau, miễn là năng lực chứng tỏ được. Và ở đợt dịch Covid-19, Real đã giảm lương thế nào?
Hồi tháng 3/2020, toàn bộ cầu thủ và nhân viên Real chấp nhận giảm 10% lương mùa giải 2019/20 để ủng hộ CLB. Tuy nhiên, đến tháng 5/2020, toàn bộ ban điều hành, ban huấn luyện, tập thể cầu thủ lại thống nhất giảm tiếp 30% luơng ở mùa 2020/21 để nhằm tạo động lực duy trì đội bóng.
Riêng với các nhân viên thông thường của Real (ước tính 800 người) thì không bị giảm 30% lương như các cầu thủ, ban huấn luyện, đội ngũ quản trị. Lý giải cho điều này, chính Ramos đã nói "Không có 800 con người ấy, CLB này không thể tồn tại trong khó khăn này".
Ở Barca, đến tận lúc này việc giảm lương do dịch bệnh vẫn còn bị mang ra tranh cãi, mà đau đớn nhất, chính lực lượng chống đối mạnh nhất lại là những người trưởng thành từ La Masia. Như vậy, cái giá trị "đức hy sinh" trong các giá trị cốt lõi kia có còn được họ tôn trọng?
Nếu nói Messi không chịu nhường vị trí sở trường của Griezmann cho đồng đội người Pháp là không hy sinh vì còn có lý do là trong chơi bóng, người cầu thủ còn cái vui thú trong việc được đặt đúng vị trí ưa thích, thì khi xét sang trường hợp giảm lương, chúng ta chắc không còn gì để biện minh thêm.
Quay lại với chuyên môn, nếu chúng ta nhìn vào nhân sự trên sân cỏ, thực ra Barca không hề thua kém Real lúc này, thậm chí có thể nói là nhỉnh hơn về chất lượng con người. Tuy nhiên, vấn đề ở Barca là từ HLV cho tới cầu thủ, ai cũng giữ cái tôi quá lớn, không ai chịu nhún mình lại một chút vì tập thể.
Griezmann không chịu nỗ lực cải thiện mình ở vị trí mới để vượt qua thử thách lớn chiếm lấy lòng tin HLV; Messi giữ lấy chỗ thuận tiện kiên quyết không nhả cho đồng đội phù hợp hơn; một Koeman lúc nào cũng tỏ ra cứng rắn, nhưng ngấm ngầm chịu lép trong trò cân não với học trò. Tất cả họ đang biến Camp Nou thành một nơi khác, với khẩu hiệu nên được sử dụng là "Mes que un lío" (còn hơn mớ bòng bong) thì chuẩn xác hơn.
Chốt thời điểm Messi quyết định tương lai của mình Lionel Messi và Barcelona sẽ có cuộc gặp mặt cuối cùng để chốt về vấn đề tương lai của cầu thủ người Argentina. Theo đó, tờ Mundo Deportivo (Tây Ban Nha) đã xác nhận về thời điểm chính thức hai bên gồm Messi cũng ban lãnh đạo Barcelona có buổi gặp mặt quyết định để chốt về vấn đề tương lai là vào...