Chủ sàn đầu tư tiền ảo biến mất cùng số Bitcoin trị giá 3,6 tỷ USD
Hai nhà sáng lập sàn đầu tư tiền số người Nam Phi đã biến mất không dấu vết cùng 69.000 Bitcoin trong một sự kiện gây chấn động nước này.
Nam Phi là đất nước có số người sử dụng Internet sở hữu tiền mã hóa cao nhất thế giới. Hồi tháng 1, giá trị giao dịch tiền số mỗi ngày ở Nam Phi đã vượt mốc 141 triệu USD.
Vì thế, đây cũng là nơi dễ xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền ảo theo mô hình Ponzi, tức lấy của người đến sau trả cho người đến trước.
Mới năm ngoái, Nam Phi đã ghi nhận vụ lừa đảo kinh điển từ sàn đầu tư có tên gọi Mirror Trading International (MTI), vốn cam kết lợi nhuận tới 10% mỗi ngày cho nhà đầu tư. Người sáng lập sàn này đã bỏ trốn cùng 23.000 Bitcoin trị giá 1,2 tỷ USD khi công ty bị thanh lý vào năm 2020.
Anh em nhà Cajee trong sự kiện hợp tác với một đội đua xe địa hình của Nam Phi.
Video đang HOT
Giờ đây, đến lượt một vụ lừa đảo chấn động khác bị phanh phui. AfriCrypt, sàn đầu tư tiền số được thành lập vào năm 2019 bởi anh em Ameer và Raees Cajee, đã bốc hơi hoàn toàn cùng với 69.000 Bitcoin có giá trị 3,6 tỷ USD ở thời điểm đó.
Sự việc bắt nguồn vào tháng 4 khi AfriCrypt gửi email thông báo cho các nhà đầu tư rằng mình đã bị tin tặc tấn công. Khi đó, sàn này cho biết đang tìm cách khôi phục và sẽ hoàn lại tiền cho nhà đầu tư, đồng thời kêu gọi mọi người không báo cảnh sát.
Các nhà đầu tư đã tìm đến một công ty luật để đứng ra dàn xếp vụ việc. Công ty luật Hanekom Attorneys phát hiện ra các kỹ thuật viên của AfriCrypt không thể truy cập vào dữ liệu chỉ 7 ngày trước khi có vụ hack.
Nghiêm trọng hơn, Hanekom Attorneys điều tra được tiền của nhà đầu tư trong tài khoản của Africrypt đã được chuyển qua nhiều ví khác nhau dẫn tới không thể truy vết được.
Các nhà đầu tư sau đó tìm cách liên lạc với anh em nhà Cajee nhưng không được. Cả hai đã tắt máy, đóng cửa trang web và biến mất không dấu vết.
Trong khi đó, nhà chức trách Nam Phi hiện vẫn chưa tiến hành một cuộc điều tra bởi tiền ảo không được coi là tài sản hợp pháp ở nước này.
Trung Quốc tiếp tục đưa ra biện pháp cứng rắn nhằm cấm cửa tiền số, Bitcoin rơi xuống mức thấp nhất 2 tuần
Mới đây, NHTW Trung Quốc đã cảnh báo một số ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước này và Alipay về việc "điều tra và xác định" các tài khoản ngân hàng tiếp tay cho giao dịch tiền số. Ngoài ra, PBOC còn yêu cầu các định chế tài chính này chặn các loại giao dịch đó.
Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch kiểm soát thị trường tiền số của Bắc Kinh.Trong thông báo ngày 21/6, PBOC kêu gọi Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) và Ngân Hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), cùng các nền tảng thanh toán khác như Alipay, thảo luận về vấn đề "cung cấp dịch vụ cho các giao dịch đầu cơ tiền số."
Cơ quan quản lý đã yêu cầu các định chế tài chính này xác định và chặn tất cả các chuyển khoản đến những tài khoản được sở hữu bởi các sàn giao dịch tiền số và những bên trung gian nước ngoài khác. Ngoài ra, những hoạt động đầu tư vào bất kỳ công nghệ nào nhằm xử lý các giao dịch liên quan đến đầu tư tiền số cũng bị cấm.
Yêu cầu này thuộc một phần trong chiến dịch kiểm soát gần đây của chính phủ Trung Quốc đối với tiền số bắt đầu vào tháng 5. Bắc Kinh đang tìm cách xoá bỏ mọi giao dịch và đóng cửa hoạt động khai thác tiền số ở biên giới của quốc gia này. Thay vào đó, NHTW muốn người dân sử dụng đồng tiền số do cơ quan này phát hành - hiện đang được thử nghiệm trên quy mô lớn.
Đồng tiền số lớn nhất thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất là 31.760 USD vào ngày 21/6, giảm xuống dưới 32.000 USD lần đầu tiên kể từ ngày 8/6, theo dữ liệu từ Coin Metrics. Bitcoin hiện giao dịch quanh mức 32.997 USD. Các đồng tiền hơn như Ether và XRP cũng lao dốc, lần lượt giảm 11% và 10%.
Bitcoin hiện đã hồi phục so với mức thấp trong ngày.
Dù giới chức Trung Quốc đã thực hiện những bước đầu tiên để cấm các ngân hàng xử lý giao dịch Bitcoin từ năm 2013 và thực hiện một số chiến dịch kiểm soát kể từ đó, nhưng họ vẫn chưa thể xoá bỏ hoàn toàn hoạt động giao dịch này. Một số người trong ngành cho biết, nhà đầu tư tiền số tại Trung Quốc vẫn có thể nắm giữ Bitcoin thông qua các trader giao dịch ngang hàng.
Leo Weese - nhà đồng sáng lập Hong Kong Bitcoin Association, cho biết, để thực hiện chỉ thị mới, giới chức và các ngân hàng Trung Quốc có thể bắt đầu từ từ theo dõi và loại bỏ các tài khoản ngân hàng sử dụng hoạt động giao dịch ngang hàng để chấp nhận thanh toán. Ông nói: "Giao dịch ở Bitcoin sẽ tiếp tục được thực hiện, nhưng thanh khoản sẽ kém hơn và sự chênh lệch sẽ tăng lên. Nhà đầu tư chỉ giới hạn trong các giao dịch với bạn bè và những người đáng tin cậy."
Trước đó, PBOC cho biết giao dịch tiền số làm gián đoạn hệ thống tài chính, gây rủi ro về việc chuyển tài sản bất hợp pháp xuyên biên giới và rửa tiền. Ngoài ra, việc này còn "xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh tài sản của người dân."
Để kiểm soát dòng vốn, Trung Quốc hạn chế khả năng công dân chuyển tiền ra bên ngoài quốc gia và theo dõi Bitcoin một cách thận trọng kể từ khi đồng tiền này trở nên phổ biến vào gần 1 thập kỷ trước.
Tứ Xuyên là một tỉnh có nguồn cung thuỷ điện dồi dào, nằm ở phía tây nam Trung Quốc. Giới chức địa phương đã yêu cầu 26 mỏ đào Bitcoin ngừng hoạt động vào tuần trước. Yêu cầu được đưa ra sau khi lệnh cấm của Bắc Kinh được ban hành, khiến các khu khai thác ở Tân Cương, Vân Nam và Thanh Hải cũng đóng cửa.
Thậm chí, khu vực phía bắc Nội Mông còn thiết lập một đường dây nóng để người dân báo cáo về những trường hợp nghi ngờ là thợ đào tiền số
Lý do lãnh đạo các nước Mỹ Latin ủng hộ Bitcoin Các chính trị gia Mỹ Latin nhận ra tiềm năng phát triển sự nghiệp cá nhân bằng cách ủng hộ tiền số. Vào ngày 5/5, Nayib Bukele, Tổng thống El Salvador công bố Bitcoin sẽ trở thành tiền tệ chính thức của nước này. Tuy nhiên, bài phát biểu này lại không được diễn ra tại thủ đô San Salvador mà ở hội...