Chú rể ở tuyến đầu chống dịch, cô dâu làm đám cưới một mình, trên đường về nhà chồng điều bất ngờ đã đến
Lãnh đạo và đồng nghiệp của chú rể đã âm thầm lên kế hoạch tổ chức cho cặp đôi một hôn lễ thứ 2 tại đơn vị.
Ngày 17/8 vừa qua, một dân mạng đến từ Diêm Thành, tỉnh Giang Tô ( Trung Quốc) chia sẻ video ghi lại khoảnh khắc xúc động của một cặp đôi mới cưới.
Theo tìm hiểu, chú rể là cảnh sát đang ở lại tuyến đầu phòng chống dịch Covid -19, cô dâu đến từ Quý Châu đã phải hoàn thành lễ cưới một mình ở quê nhà. Sau đó, mẹ chú rể lặn lội đường xa đến Quý Châu rước nàng dâu về.
Thế nhưng điều bất ngờ đã xảy ra. Khi cô dâu đến Giang Tô, lãnh đạo và đồng nghiệp của chú rể đã âm thầm lên kế hoạch tổ chức cho cặp đôi một hôn lễ thứ 2 tại đơn vị. Thay vì cô dâu được rước về nhà chồng, xe hoa chở cô thẳng vào đơn vị của chồng ở Giang Tô.
Tại đây, chú rể vẫn trong đồng phục ngành vô cùng bất ngờ khi thấy cô dâu. Anh bật khóc.
Hôn lễ thứ 2 được tổ chức tại đơn vị chú rể.
Trong sự chúc phúc của mọi người, chú rể mặc đồng phục nghiệp vụ cảm động lau nước mắt khi trao nụ hôn hạnh phúc đến người bạn đời của mình.
Video sau khi chia sẻ trên MXH đã khiến cộng đồng mạng nghẹn ngào xúc động trước hôn lễ giản dị nhưng thấm đượm tình yêu đôi lứa, mọi người hy vọng chú rể sẽ yêu thương hơn nữa và bù đắp thiệt thòi cho người bạn đời sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Một số người bình luận:
‘Đúng là một cô dâu tốt, cô ấy nhất định yêu thương chú rể nhiều lắm nên mới nhận thiệt thòi về mình’.
‘Xúc động quá, chúc cặp đôi hạnh phúc trọn đời’.
‘Hy vọng tháng ngày về sau cặp đôi sẽ trải qua cuộc sống êm đềm, chú rể nhất định phải bù đắp cho cô dâu’.
Xu hướng cưới 202x: Làm lễ online, nhận lời chúc qua màn hình máy tính
Trong thời điểm một số địa phương phải tiến hành giãn cách xã hội, hạn chế tập trung đông người để phòng chống dịch, nhiều cặp đôi buộc phải lùi lịch cưới.
Tuy nhiên, không ít bạn trẻ lại có cách "sống chung với lũ", nảy ra sáng kiến kết hôn online khiến dân tình thích thú.
Biểu cảm hạnh phúc của cô dâu, chú rể khi cử hành hôn lễ online. (Ảnh: VnExpress)
Cụ thể, thời gian qua, cộng đồng mạng từng bàn tán xôn xao về nhiều lễ cưới được cô dâu, chú rể tổ chức qua phần mềm gọi video Zoom. Tại buổi lễ đặc biệt này, đôi trẻ sẽ kết nối online với quan viên hai họ. Bạn bè, cô bác gần xa cũng gửi lời chúc phúc cho gia đình theo cách đặc biệt mà xưa nay hiếm có.
Mặc dù không thể làm lễ linh đình với sự góp mặt trực tiếp của đông đảo họ hàng, thế nhưng phần lớn cặp đôi vẫn vô cùng hạnh phúc. Bởi trên hết, họ hiểu được rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, mỗi công dân không nên vì chuyện cá nhân mà gây ảnh hưởng đến công tác kiểm soát dịch của cả cộng đồng.
Cha mẹ tổ chức ở quê, cô dâu và chú rể theo dõi qua điện thoại
Chia sẻ với Zing News, cô dâu T.H. (SN 1997, hiện sinh sống tại Đồng Tháp), người vừa đón hôn lễ online vào tháng 7 cho biết, ngay cả trong mơ chị cũng không nghĩ ngày trọng đại của mình sẽ diễn ra theo cách này. Dù vậy, do hiểu được nỗ lực phòng dịch của cả xã hội, cũng như nhận được sự động viên của người thân, chị đã vui vẻ hơn và không hối hận với quyết định của bản thân.
Nụ cười của người thân T.H. khi theo dõi các con qua điện thoại. (Ảnh: Zing News)
Buổi sáng ngày đặc biệt ấy, T.H. cùng chồng là anh H.D. (SN 1989) đã tạm nghỉ làm, mua ít hoa về trang trí tại phòng trọ. Trong khi đó, ở quê nhà Thanh Hoá, 2 gia đình đã bắc rạp đơn giản, tổ chức hôn lễ với quy mô nhỏ gọn, tuân thủ quy định phòng dịch của địa phương. Đến giờ lành, mọi nghi thức tại Thanh Hoá được tiến hành đầy đủ, còn đôi trẻ dự đám cưới của mình qua màn hình điện thoại.
Không có gia đình ở bên nhưng vẫn vô cùng hạnh phúc, vì cả nhà cùng thương
Theo Thanh Niên, vào ngày 17/7 vừa qua, cô dâu P.T.K.T. và chú rể T.V.Q. (TP.HCM) vui vẻ diện trang phục áo dài truyền thống và bộ vest lịch sự, tiến hành hôn lễ online trước sự chúc phúc của mọi người. Trong điều kiện ngặt nghèo khi cả thành phố thực hiện giãn cách, họ hàng thân thích lại ở nhiều nơi khác nhau, quyết định này của cặp đôi sẽ giúp họ sớm chính thức về chung một nhà.
Đôi trẻ mặc trang phục trang trọng, sử dụng Zoom để ra mắt 2 họ. (Ảnh: Thanh Niên)
Do lệnh hạn chế ra ngoài nên chị chỉ có thể chuẩn bị đơn giản, may mắn là đã mua váy áo cưới từ trước nên cặp đôi có sẵn trang phục để mặc trong ngày trọng đại. Hôn lễ online được tổ chức trong khoảng 2 tiếng 30 phút, nghi thức rước dâu cũng mang tính chất tượng trưng khi di chuyển từ phòng này qua phòng khác. Thời điểm này, anh cả cô dâu đóng vai chủ lễ, kiêm luôn vai trò MC để chủ trì hoạt động qua Zoom. Trong khi đó, chị gái của cô dâu là nhiếp ảnh gia, chụp lại những khoảnh khắc ấn tượng để cắt ghép thành phóng sự cưới.
Tuy không thể trực tiếp gặp mặt nhân vật chính, nhưng quan viên 2 họ vẫn vô cùng hạnh phúc khi chứng kiến sự trưởng thành từ các cháu. Ai nấy cũng ăn mặc chỉn chu, trang điểm cẩn thận và tham dự hôn lễ với tâm thế hào hứng. Mặc dù đón giây phút quan trọng khi không có cha mẹ ở bên, cô dâu vẫn cảm thấy vô cùng ấm áp và xúc động khi cảm nhận được tình thương từ bạn bè và người thân.
Hình ảnh đáng nhớ trong ngày trọng đại của cô dâu P.T.K.T. và chú rể T.V.Q. (Ảnh: Thanh Niên)
Có lẽ với 2 cặp đôi trên, đây sẽ là những khoảnh khắc ấn tượng, để lại dấu ấn khó quên trong tâm trí họ. Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa biết ngày nào có thể về ra mắt gia đình với cương vị mới, thế nhưng họ đều hài lòng với quyết định của bản thân. Bởi suy cho cùng, đôi trẻ tự ý thức được trách nhiệm của một công dân đối với cộng đồng trong hoàn cảnh cả nước đồng lòng chống dịch. Cùng gửi lời chúc phúc đến các cặp đôi nhé!
Trong ngày cưới, cô dâu sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cảm ơn bố mẹ chồng khuyết tật khiến dân mạng xúc động Chú rể là quân nhân đã không cầm được nước mắt vì xúc động trước sự chân thành mà người bạn đời dành cho bố mẹ mình. Mới đây, đoạn video ghi lại hình ảnh một cô dâu đến từ Trung Quốc đã bày tỏ lòng cảm ơn đến đấng sinh thành của người bạn đời gây bão mạng xã hội. Theo tìm...