Chủ quyền quốc gia là rất nghiêm trọng, thưa ông Tổng giám đốc!
Tài liệu giảng dạy trong nhà trường, đào tạo thế hệ tương lai có “đường lưỡi bò” là rất nghiêm trọng, ông Tổng giám đốc Bùi Việt Hà ạ! Và bất cứ điều gì động đến chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng không bao giờ là không nghiêm trọng, phải không các bạn?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Theo phản ánh của nhiều giáo viên ở TP.HCM, phần mềm đang được sử dụng khá phổ biến trong chương trình Tin học lớp 7 là Earth Explorer có nội dung “đường lưỡi bò”.
Trước sự việc nghiêm trọng này, ngày 24/12 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn chỉ đạo các đơn vị không day bai “Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer” nếu vẫn sử dụng sach “Tin học dành cho THCS quyển 2″ cũ. Công văn do Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Vũ Đình Chuẩn.
Earth Explorer là phiên bản dùng thử và miễn phí được hướng dẫn sử dụng như là môt vi du minh hoa đê hoc sinh ren luyên kỹ năng khai thac, sư dung phân mêm may tinh trong hoc tâp.
Giải thích về việc này, ông Bùi Việt Hà – Tổng giám đốc Công ty công nghệ tin học nhà trường phân trần “Đó là năm 2007, các phần mềm giáo dục của Việt Nam hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn một số phần mềm của nước ngoài về Toán, học gõ 10 ngón, bản đồ thế giới để học sinh làm quen. Phần mềm bản đồ không thể chọn Google Earth vì thực tế các trường không có Internet. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản dùng thử, chúng ta không thể mua bản quyền vì không có tiền”.
Có thể nói, để sự việc xảy ra 6 năm rồi phân trần “không thể mua bản quyền vì không có tiền” là khó được chấp nhận bởi không vì lý do “không có tiền” mà chúng ta để cho con em mình phải học bằng chương trình có in hình đường lưỡi bò trên bản đồ Tổ quốc.
Video đang HOT
Song, điều ngạc nhiên hơn còn ở chỗ, khi sự việc bị phát hiện, Tổng giám đốc Bùi Việt Hà cho rằng đó “không phải là lỗi quá trầm trọng”. Nói như thế hoặc là làm nhẹ sự việc hoặc là chưa hiểu rõ bản chất sâu xa của vấn đề.
Âm mưu thôn tính 80% biển Đông được Trung Quốc tiến hành thâm độc và bài bản như thế nào, chắc người Việt Nam ta không ai lạ cả.
Họ tìm mọi cách, từ dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa, đặt các đơn vị hành chính trái phép trên đất đai của Tổ quốc ta cho đến những việc khi thì công khai in trên hộ chiếu, lúc thì bí mật “cài cắm” vào mọi thứ từ đồ dùng sinh hoạt, quả địa cầu cho đến sách giáo khoa…
Việc luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác đã được tổ tiên ta áp dụng và truyền lại bài học đó qua câu chuyện nổi tiếng Trọng Thủy – Mị Châu.
Nên nhớ, người Trung Quốc nổi tiếng “thâm”, họ làm việc này rất bài bản và tinh xảo trong từng đường đi, nước bước.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trước sự “nham hiểm” đó, vẫn có người không nhận thức đúng mà cho rằng điều đó “không nghiêm trọng lắm” như vị Tổng Giám đốc Công ty công nghệ tin học nhà trường. Hình như ông Tổng giám đốc Hà còn không nhận thức đúng rằng đây là bài giảng dạy trong nhà trường, đào tạo thế hệ tương lai…
Xin dẫn lời một ban đọc đăng trên Người Lao động TP HCM ngày 25/12 trong bài” Phát ngôn tệ hại nhất năm 2013“: “Ở vị trí một giám đốc mà sự nhạy bén chính trị quá kém, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia thì không có. Ông không hề ý thức được việc tuyên truyền cho cái “đường lưỡi bò” kia sẽ gây đại họa cho đất nước. Tôi không hiểu ông sẽ dạy con ông điều gì về lịch sử dân tộc, chủ quyền quốc gia?”.
Bất cứ điều gì động đến chủ quyền lãnh thổ, đất đai củaTổ quốc không bao giờ là không nghiêm trọng, phải không các bạn?
Theo Dân trí
Phát ngôn tệ hại nhất năm 2013!
Trên 300 bạn đọc đã phản hồi đến chúng tôi bày tỏ phẫn nộ trước phát biểu của ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường (School@net) chung quanh việc cho ra đời phần mềm Earth Explorer có in "đường lưỡi bò" củaTrung Quốc
Bạn đọc Hai Cù Nèo nhận xét phát biểu của ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường (School@net) khi trả lời phỏng vấn Báo trên số báo ra ngày 25-12 là tệ hại nhất năm 2013. Theo bạn đọc Hai Cù Nèo, không thể chấp nhận cách làm cẩu thả, vô trách nhiệm và một phát ngôn chà đạp lên lòng tự trọng, tinh thần tự tôn dân tộc như thế.
"Báo chí cứ nâng quan điểm vấn đề này lên quá mức mà có nhiều vấn đề khủng khiếp khác thì không nhắc đến. Khắp nơi tràn ngập hàng Trung Quốc. Đây đúng là sai lầm nhưng đã được sửa và là vấn đề nhỏ". Mọi người dân Việt Nam, kể cả các em học sinh tiểu học sẽ nghĩ gì về câu nói này của ông Bùi Việt Hà?
Cái gọi là đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra là hết sức phi lý mà Việt Nam và các nước cực lực phản đối. Cần biết là ngày 7-5-2009, chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ "đường lưỡi bò" trên Biển Đông lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.
Đảng và Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm nhất quán về vấn đề này. Đó là Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vì các tuyên bố này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý hay khoa học nào. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: "Lập trường Việt Nam trước sau như một là không ủng hộ "đường lưỡi bò", phản đối "đường lưỡi bò". Bởi "đường lưỡi bò" được xác lập không có cơ sở, không có căn cứ của bất cứ luật pháp quốc tế nào".
Theo nhiều bạn đọc, ông Hà phải hiểu là bất kỳ một người dân Việt Nam nào cũng ý thức rõ đây là vấn đề lớn của đất nước, là việc mà chúng ta kiên trì đấu tranh để loại bỏ. Vậy thì không thể nói báo chí "nâng quan điểm quá mức" khi công ty của ông dùng phần mềm của một công ty Trung Quốc có in "đường lưỡi bò" được. Riêng việc cho rằng "còn những vấn đề khủng khiếp hơn thì không nhắc" lại là một cách nói trại đi để làm giảm sai sót nghiêm trọng về chuyên môn, yếu kém về bản lĩnh chính trị.
Đây cũng chính là lý do mà bạn đọc Nguyễn Tám nhận xét: "Phát biểu kiểu đó là vô trách nhiệm!". Bạn đọc có nick Sáu Sỉn viết: "Một người dân bình thường cũng biết chiêu trò của Trung Quốc, vậy mà một ông giám đốc công ty viết sách cho học sinh lại phát biểu lôm côm, không thể chấp nhận được".
Một giải thích khác của ông Hà: "Đây không phải là vấn đề lớn vì sách giáo khoa không viết câu nào "đường lưỡi bò" cả mà chỉ có chức năng nhỏ là vạch vàng trên phần mềm... Vấn đề là các giáo viên phải chủ động khi hướng dẫn sử dụng phần mềm, internet cho học sinh tham khảo" cũng bị bạn đọc phản ứng quyết liệt. Bạn đọc HMC lo ngại: "Ở vị trí một giám đốc mà sự nhạy bén chính trị quá kém, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia thì không có. Ông không hề ý thức được việc tuyên truyền cho cái "đường lưỡi bò" kia sẽ gây đại hoạ cho đất nước. Tôi không hiểu ông sẽ dạy con ông điều gì về lịch sử dân tộc, chủ quyền quốc gia?".
Xem đây là việc rất hệ trọng nhưng bị chính ông Hà nói không phải vấn đề lớn, đông đảo bạn đọc bày tỏ thái độ giận dữ khi cho rằng một tờ rơi ngoài đường có bản đồ in "đường lưỡi bò" của Trung Quốc cũng đã nguy hại, phải hủy ngay, huống hồ "đường lưỡi bò" lại được in chình ình trong sách giáo khoa tin học trong hệ thống giáo dục quốc gia.
"Việc này có ý nghĩa như là sự thừa nhận "đường lưỡi bò" thuộc chủ quyền Trung Quốc, thế mà ông Hà trả lời "có gì mà làm ầm ĩ!?" thì quả là hết đường nói. Phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc School@net và người đứng đầu công ty này" - bạn đọc Minh Anh đề nghị.
"Chủ quyền đất nước là một vấn đề thiêng liêng với mỗi người con đất Việt, không ai được phép xem nhẹ bởi đó là công sức, xương máu của cha ông ta từ ngàn xưa đã bỏ ra để bảo vệ Tổ quốc. Ai cũng có tư tưởng như ông Hà thì chúng ta không trách được Trung Quốc lúc nào cũng muốn lấn tới. Dân trí giờ không thấp để mấy ông muốn nói gì thì nói đâu" - Bạn đọc Lê Khâm "Đã sai còn cãi chày cãi cối. Tôi thất vọng vô cùng với cách phát biểu của mấy "ông quan" nhà mình. Vô trách nhiệm như vậy mà lại là người đứng đầu trong một cơ quan có trách nhiệm với cộng đồng" bạn đọc Ba Xàm "Câu chuyện đã trở nên "ầm ĩ" rồi, sau khi ông giám đốc Bùi Việt Hà phát ngôn với báo chí! Thật vô cùng phát ngán!. Với những phát ngôn đáng lên án như vậy có lẽ cơ quan chủ quản cần xem lại liệu có nên để ông ta tiếp tục công việc đang đảm trách?"- bạn đọc Ngọc Long
Vụ phần mềm in "đường lưỡi bò": Có gì đâu mà ầm ĩ Đây là khẳng định của Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường - School@net, ông Bùi Việt Hà, với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 24-12 Phóng viên: Ông giải thích thế nào về phần mềm Earth Explorer có in "đường lưỡi bò" - một vấn đề vô cùng nhạy cảm vì đụng chạm đến chủ quyền quốc gia? - Ông Bùi Việt Hà: Biết quá chứ! Tôi còn đau hơn anh gấp nhiều lần. Như tôi đã giải thích trên Facebook cá nhân, câu chuyện này liên quan đến nhóm viết sách giáo khoa (SGK) tin học cấp THCS. Tôi là một trong các tác giả của sách này chứ không liên quan đến School@net. Trong chương trình khung tin học có một chủ đề là "Sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng học các môn khác". Một chủ đề chung như vậy nên chúng tôi phải lựa chọn các phần mềm để cho học sinh làm quen.
Vậy sao lại để sót lỗi như vậy, phải chăng do không có cơ quan nào kiểm soát? - Ngày xưa có ai để ý đâu vì lúc đó chúng tôi mày mò tìm phần mềm để giúp học sinh cách tìm bản đồ, là chương trình dạy tin học, không phải dạy môn địa lý. Năm 2006, chúng tôi thấy trên internet có phần mềm này hay hay thì lấy xuống để giúp các cháu cách xem bản đồ (phóng to, thu nhỏ). Thời điểm đó, các phần mềm giáo dục của Việt Nam hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn một số phần mềm của nước ngoài, trong đó có phần mềm này vì lúc đó các trường chưa có internet nên không thể chọn Google Earth. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản dùng thử do chúng ta không thể mua bản quyền vì không có tiền. Đến năm 2007, phần mềm này chính thức được đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012 thì phát hiện có đường kẻ vàng mô tả "đường lưỡi bò". Sau đó, chúng tôi đã báo cáo Bộ GD-ĐT để sửa đổi nhưng bộ cứ họp hành mãi nên năm 2013 mới tiến hành sửa để in mới vào năm 2014. Nhưng sản phẩm này của Công ty Motherplanet, trụ sở chính ở Thượng Hải - Trung Quốc, thì càng không thể tùy tiện sử dụng vì đây không phải lần đầu các nhà cung cấp nước này sử dụng "đường lưỡi bò"! - Chúng tôi có để ý đâu. Đến ngày 23-12, khi xem kỹ lại mới phát hiện dòng chữ rất nhỏ nêu tên nhà cung cấp có trụ sở chính ở Thượng Hải mà không hề nói thuộc Trung Quốc hay Mỹ. Vậy là có sự buông lỏng khâu kiểm duyệt sản phẩm giáo dục, thưa ông? - Thực tế là có nhưng nói thật, không ai để ý đâu. Dù trách nhiệm kiểm duyệt thuộc về Bộ GD-ĐT và chúng tôi tham gia chuyên môn. Báo chí cứ nâng quan điểm vấn đề này lên quá mức mà có nhiều vấn đề khủng khiếp khác thì không nhắc đến. Khắp nơi tràn ngập hàng Trung Quốc. Đây đúng là sai lầm nhưng đã được sửa và là vấn đề nhỏ. Thưa ông, đụng đến chủ quyền quốc gia thì sao lại là vấn đề nhỏ được? - Đây không phải là vấn đề lớn vì SGK không viết câu nào "đường lưỡi bò" cả mà chỉ có chức năng nhỏ là vạch vàng trên phần mềm. Rất đáng tiếc nhưng xin giải thích rõ Việt Nam chúng ta không có các phần mềm học địa lý nghiêm chỉnh. Nếu ngay bây giờ dùng các bản đồ của Google thì cũng khó tránh được những "lỗi" như thế này. Vấn đề là các giáo viên phải chủ động khi hướng dẫn sử dụng phần mềm, internet cho học sinh tham khảo. Trên Facebook, ông nói "thậm chí cho học sinh hiểu rõ được thực chất về "đường lưỡi bò" cũng là một điều nên làm, không cần giấu học sinh làm gì" là một cách giáo dục? - Nhân danh cá nhân, tôi cho rằng không nên giấu hoàn toàn học sinh mà khi các cháu hỏi, cần trả lời đó là sự phi pháp. Còn nếu nâng quan điểm là không nên, không nên làm ầm ĩ vấn đề. Bộ GD-ĐT đã có trả lời gì về vấn đề này với ông? - Tôi không nhận được ý kiến gì, còn được biết ngày 24-12, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu dừng sử dụng phần mềm này.
Theo Người lao động
'Đường lưỡi bò' xuất hiện trong phần mềm dạy học Phần mềm Earth Explorer được chương trình phổ thông hiện hành chỉ định để dạy tin học về địa lý thế giới cho học sinh THCS có hình ảnh "đường lưỡi bò" đang khiến dư luận bức xúc. "Đường lưỡi bò" trong phần mềm Earth Explorer - Ảnh: chụp từ màn hình Trong chương trình tin học lớp 7, bài học Học địa...