Chủ quán Trung Quốc bị bắt vì dám… tẩy chay người bản địa
Hoạt động ngay thủ đô của Kenya nhưng tuyên bố “không tiếp người châu Phi”, chủ nhà hàng người Trung Quốc bị bắt sau một loạt phản ứng của người bản địa về quy định cấm họ vào nhà hàng, The Guardian cho biết.
Nhà hàng Trung Quốc mở ở Kenya nhưng cấm… người Kenya và châu Phi vào từ sau 17 giờ – Ảnh chụp màn hình Twitter của Nation FM
Zhao Yang, một chủ nhà hàng người Trung Quốc đã bị bắt tại thủ đô Nairobi của Kenya vì bị cáo buộc kinh doanh nhà hàng không giấy phép, theo The Guardian ngày 23.3.
Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ sau khi Nation Daily, tờ báo lớn nhất Kenya, đưa tin về việc nhà hàng Trung Quốc này không cho người châu Phi vào nhà hàng sau 17 giờ.
Việc một người nước ngoài nói “không” với chính người bản địa đã tạo ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội ở Kenya. TheoThe Guardian, hashtag #noblackallowed trên Twitter đã nhanh chóng lan rộng với mục tiêu đòi tẩy chay nhà hàng nói trên.
“Có một câu tục ngữ, nôm na nói rằng nếu bạn ghét con bò thì cũng đừng đụng tới da bò. Hãy để người Trung Quốc đi làm điều này ở Trung Quốc. Đây là Kenya, và nếu có một cái gì đó mà họ không thích, họ cứ việc ra đi”, The Guardian trích lời một người viết trên Twitter.
Video đang HOT
Về phía nhà hàng, đồng chủ sở hữu Esther Zhao giải thích rằng việc không cho người châu Phi vào nhà hàng từ 17 giờ chỉ vì lý do an ninh.
Theo đó, nỗi sợ các băng nhóm khủng bố ở Somali khiến họ lo ngại cho sự an toàn của thực khách. Ở Kenya hai năm gần đây, các nhóm vũ trang Al-Shabaab là hiểm họa an ninh với nhiều vụ tấn công.
“Chúng tôi không nhận khách hàng người châu Phi mà chúng tôi không biết, vì không thể xác định ai thuộc Al-Shabaab. Đâu phải người ta viết lên mặt họ rằng họ là kẻ khủng bố mang súng trong người”, Esther Zhao nói.
Cách giải thích của ông chủ nhà hàng Trung Quốc không nhận được sự đồng tình của dư luận. Tờ Nation Daily trong bài viết ngày 23.3 khẳng định nhà hàng của Zhao Yang đã có biểu hiện phân biệt đối xử.
Tờ báo Kenya cho biết nhà hàng nằm ở ngã ba Galana và Lenana này tuyên bố vẫn tiếp nhận “khách quen” người châu Phi. Cụ thể, Thượng nghị sĩ Nairobi Mike Sonko và cựu Bộ trưởng Nội các Raphael Tuju, được cho là bạn của các ông chủ, được phép vào sau khi mặt trời lặn.
Mặc dù vậy, ngay cả với khách quen, họ vẫn phải đóng thêm phí cho một khoản thời gian nhất định khi dùng món tại nhà hàng sau 17 giờ, Nation Daily cho biết.
Hiện tại Zhao Yang phải đối mặt với án tù 18 tháng hoặc bị phạt hơn 1.000 USD nếu bị kết tội nhà hàng hoạt động không giấy phép.
Ủy ban Quốc gia Kenya về Nhân quyền kêu gọi những người dân Kenya bị cấm đến nhà hàng cung cấp thông tin để có thể khởi kiện dân sự nhà hàng này, theo The Guardian.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Nga tẩy chay cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Crimea
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 19/3 sẽ có cuộc họp bàn về tình hình Crimea, theo sáng kiến của Lithuania. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Nga khẳng định sẽ tẩy chay cuộc họp.
Đoàn đại biểu Nga sẽ không dự phiên họp của Hội đồng Bảo an về Crimea (Ảnh: Tass)
Theo hãng tin Nga Itar Tass, cuộc họp kín sẽ có sự tham dự của nghị sỹ Ukraine Mustafa Dzhemilev, cựu lãnh đạo của cộng đồng người Tatar tại Crimea, và đại diện của nhóm phái viên hiện trường về nhân quyền tại Crimea.
Cuộc họp sẽ bắt đầu lúc 19 giờ (giờ GMT) theo "công thức Arria", trong đó cho phép các thành viên Hội đồng Bảo an trao đổi quan điểm một cách kín đáo với sự tham dự của những người không phải đại diện chính thức của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.
Tùy viên báo chí thường trực của Lithuania Ruta Jazukeviciute cho biết không chỉ các thành viên Hội đồng bảo an, mà tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đều được mời tham gia thảo luận.
"Mục tiêu của cuộc họp là nhằm cho họ có hội có được thông tin chính thức về tình hình nhân quyền và tự do của truyền thông đại chúng, cũng như tình hình của những người dân tộc thiểu số, và tìm hiểu những sự kiện mới nhất tại Crimea và Đông Ukraine", bà Jazukeviciute cho biết.
Các đại biểu cũng có thể thảo luận về khả năng Hội đồng Bảo an và Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) giữ vai trò nào đó trong việc ổn định cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đai diện của Nga tại Liên Hợp Quốc khẳng định sự kiện này là "phản tác dụng và có tính khiêu khích". "Nó không liên quan tới hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đoàn đại biểu Nga sẽ không tham gia, và như chúng tôi biết, đại biểu một số quốc gia khác cũng không dự", thông báo cho biết.
Thời Liên Xô cũ, Crimea từng là một phần của Nga cho tới năm 1954, khi bí thư thứ nhất đảng Cộng Sản Liên Xô Nikita Khrushchev quyết định "tặng" bán đảo này cho Ukraine.
Đến tháng 3 năm ngoái, bán đảo này được sáp nhập về lại Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý với đa số phiếu tán thành.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Itar Tass
Lãnh đạo Crimea: "Chúng tôi không bao giờ quay lại Ukraine" Phát biểu nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày bán đảo Crimea được sáp nhập về Nga, lãnh đạo khu vực này đã ca ngợi quyết định lịch sử, và khẳng định không bao giờ trở lại là một phần của Ukraine. Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov (Ảnh: EUnews) Tuyên bố trên được thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov khẳng định trong cuộc phỏng...