Chủ quán bia cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 200 tỷ đồng
Chủ quán bia Đặng Mạnh Thành khai nhận, khi con bạc có nhu cầu lấy tài khoản cá độ bóng đá thì liên hệ với Thành để chuyển tiền, sau khi nhận được tiền, Thành sẽ nhắn tài khoản con bạc cho các đối tượng trên với quy ước 1 đô (điểm) = 50.000 đồng.
Chủ quán bia Đặng Mạnh Thành.
Đêm 3, rạng sáng 4.6, khi mọi người đang say sưa với trận bóng giữa Real Madrid với Juventus thì cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) và Công an TP.Hải Phòng lần trong bóng đêm giám sát các đối tượng trong đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc lớn trên địa bàn.
Đúng thời điểm thuận lợi nhất, các tổ công tác đồng loạt thực hiện lệnh bắt, triệu tập 6 đối tượng gồm Đặng Mạnh Thành, 38 tuổi, trú tại, An Chân, Sở Dầu, Hồng Bàng; Nguyễn Xuân Sơn, 62 tuổi, trú ở Mặt Bằng, Sở Dầu, Hồng Bàng; Nguyễn Mạnh Hiệp, 35 tuổi, trú ở Trại Chuối, Hồng Bàng; Lê Hoài Phương, 33 tuổi, trú tại Hùng Duệ Vương, Thượng Lý, Hồng Bàng; Nguyễn Thị Huế, 33 tuổi, trú tại An Chân, Sở Dầu, Hồng Bàng; Nguyễn Thế Huy, 32 tuổi, trú tại Cao Thắng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Đường dây này do Công an TP.Hải Phòng phát hiện khá lâu, nhưng để thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội nên đề nghị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hoá, Cục trưởng Cục C50 giao cán bộ, chiến sĩ Phòng 6 phối hợp thu thập chứng cứ. Đường dây cá độ này do Đặng Mạnh Thành cầm đầu, hoạt động đã khá lâu và có tiếng ở đất Cảng. Để che giấu hành vi của mình, Thành và vợ là Nguyễn Thị Huế mở quán bia ở ngay tại nhà. Chính vì vợ chồng Thành là chủ quán bia nên không ai biết đây chính là “trùm” trong đường dây cá độ lớn. Đặc biệt, Thành khá giỏi về máy tính nên sau khi mua trang cá độ về, Thành tự chia ra nhiều tài khoản để bán cho các con bạc mà không phải thuê đối tượng admin như các đường dây khác.
Xác định các đối tượng sẽ tổ chức cá độ lớn vào trận cầu giữa Real Madrid với Juventus nên lực lượng chức năng đã quyết định phá án. Sau khi bắt giữ vợ chồng Thành, tại 3 điểm là 3 quán Internet trên địa bàn, các tổ công tác khác đồng loạt khống chế, bắt giữ các đối tượng khác.
Tại cơ quan công an, Đặng Mạnh Thành khai nhận, khi con bạc có nhu cầu lấy tài khoản cá độ bóng đá thì liên hệ với Thành để chuyển tiền, sau khi nhận được tiền, Thành sẽ nhắn tài khoản con bạc cho các đối tượng trên với quy ước 1 đô (điểm) = 50.000 đồng.
Video đang HOT
Để ăn chắc, Thành chỉ bán mạng cho các con bạc theo hình thức thế chấp. Tức là các đối tượng phải chuyển tiền trước, sau đó Thành mới cấp tài khoản để con bạc tham gia cá độ.
Nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng khi chuyển tiền nhiều qua hệ thống ngân hàng, Thành cử Nguyễn Xuân Sơn có nhiệm vụ làm “giao liên” trực tiếp đi nhận tiền của các con bạc rồi báo lại cho đối tượng Thành để Thành giao tài khoản cá độ bóng đá cho các con bạc.
Nguyễn Thị Huế (vợ Thành) có vai trò nhận tiền và giao tiền cho các con bạc khi Thành đi vắng. Tổng giao dịch lượng tiền đánh bạc từ ngày 30.5.2016 đến ngày 3.6.2017 là khoảng 4.500.000 đô (điểm) tương đương với 225 tỷ đồng. Lê Hoài Phương và Nguyễn Thế Huy cũng đã khai nhận về hành vi đánh bạc của mình.
Kết quả điều tra ban đầu, đối tượng cầm đầu Đặng Mạnh Thành khai nhận đã lấy trang cá độ bóng đá có ký hiệu là “SD1D3302″ từ một đối tượng có tên là Bắc ở Quảng Ninh. Sau khi nhận trang cá độ bóng đá cấp đại lý (Agent), Thành đã chia thành nhiều tài khoản con bạc. Lực lượng chức năng làm rõ, Thành đã chia cắt ra thành hơn 1.000 tài khoản con bạc. Trong đó, đến ngày 4.6 có 52 tài khoản con bạc đang hoạt động.
Qua quá trình bắt, khám xét, CQĐT đã thu giữ 1 két sắt, 1 ôtô nhãn hiệu MAZDA – CX5, 1 CPU máy tính, laptop, iPad, 10 điện thoại di động và 55.000.000 đồng tiền mặt. Trong quá trình đấu tranh làm rõ, khai thác dữ liệu điện thoại, máy tính của đối tượng Thành, Huế có nhiều dữ liệu liên quan đến cá độ bóng đá, lô đề.
Theo Phương Thuỷ (CAND)
Phạt nồng độ cồn: Nhân viên quán bia mật báo cho khách
Khi thấy lực lượng công an chốt chặn để xử lý nồng độ cồn, các nhân viên quán bia nhanh chóng báo cho khách để tìm cách đối phó.
Tối 24-8, Cục CSGT, Bộ Công an phối hợp cùng Đội CSGT số 6, Công an TP Hà Nội tổ chức tăng cường xử phạt nồng độ cồn. Địa điểm thực hiện là tuyến đường Đỗ Đức Dục (Nam Từ Liêm, Hà Nội), nơi có nhiều quán bia đông khách.
Ghi nhận công tác xử phạt, chỉ trong vòng 20 phút, lực lượng CSGT đã phát hiện và yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đối với hai trường hợp là tài xế ô tô. Kết quả kiểm tra cho thấy cả hai tài xế này đều có nồng độ cồn nằm trong quy định xử phạt.
Đáng chú ý, trong quá trình lập biên bản, một tài xế đã liên tục gọi điện thoại cho người thân để "cầu cứu", tuy nhiên lực lượng CSGT đã kiên quyết xử lý.
Chỉ trong vòng 20 phút, lực lượng CSGT phát hiện và xử lý hai trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.
Trung úy Trịnh Văn Hải, cán bộ Đội CSGT số 6, cho biết trong quá trình xử lý, CSGT thường xuyên gặp những trường hợp như vậy. "Có thể họ có mối quan hệ này, mối quan hệ nọ nhưng chúng tôi đều kiên quyết xử lý" - vị này khẳng định.
Cũng theo cán bộ này, với những trường hợp như trên, CSGT sẽ giải thích với người nhà và cả người vi phạm, bởi đây là một trong những lỗi trực tiếp gây ra các vụ tai nạn, do đó cần phải xử lý nghiêm. Hơn thế theo quy định mới, chỉ cần có nồng độ cồn là sẽ bị xử phạt và giữ xe, do đó các tài xế, nhất là với ô tô rất sợ việc xe bị giữ lại, họ sẽ tìm mọi cách để cầu cứu.
Ngoài việc gọi điện thoại cho người thân, một chi tiết khác cũng gây khó khăn không nhỏ cho lực lượng CSGT khi xử phạt nồng độ cồn. Đó là khi thấy CSGT xử phạt một vài trường hợp, lập tức các "ma men" trong quán bia... "bốc hơi" sạch.
"Khi thấy chúng tôi xử lý 1-2 trường hợp, nhân viên quán bia biết và họ sẽ thông báo cho các khách trong quán tìm cách tránh né như: nhờ người không uống bia để chở qua chốt, ..., gây khó khăn cho lực lượng" - Trung úy Hải thông tin.
Khi thấy lực lượng CSGT xử phạt, nhân viên quán bia đã nhanh chóng thông báo cho khách để tránh né.
Ghi nhận thực tế, sau khi xử phạt hai trường hợp, khoảng 30 phút sau đó, tổ công tác không phát hiện thêm trường hợp nào sử dụng bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Các vị khách trong các quán nhậu bỗng "ngồi lâu hơn" hoặc tìm đường khác để ra về, một số khi thấy lực lượng CSGT từ xa đã quay đầu xe để tránh.
Chia sẻ thêm về khó khăn trong việc xử lý nồng độ cồn, Trung úy Hải cho hay có nhiều trường hợp xỉn tới mức không thể đứng vững để thổi vào máy đo hoặc cũng có những trường hợp cố tình không chấp hành bằng việc thổi không đủ khí vào máy khiến CSGT phải nhiều lần yêu cầu thổi lại... Đối với các trường hợp này, lực lượng CSGT đều tuyên truyền và xử lý đến cùng.
Vị cán bộ CSGT Đội 6 cũng cho biết ngoài việc xử phạt, lực lượng CSGT còn tiến hành tuyên truyền cho các chủ quán bia để thông báo tới khách hàng về việc hạn chế sử dụng chất kích thích. Sau một số ngày thực hiện kế hoạch tăng cường xử phạt nồng độ cồn, tình trạng sử dụng bia rượu của người tham gia giao thông đã giảm trông thấy.
Trong một diễn biến khác, theo số liệu của Phòng CSGT (PC67) Hà Nội, từ ngày 16 đến 22-8, lực lượng CSGT đã xử lý 201 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tạm giữ 201 phương tiện; đáng chú ý có ba trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT.
Một tài xế đã sử dụng bia khi lái xe bị lực lượng CSGT yêu cầu dừng xe, kiểm tra nồng độ.
Kết quả cho thấy nồng độ cồn trong người tài xế này vượt mức cho phép. Quá trình lực lượng CSGT lập biên bản, tài xế này liên tục gọi điện thoại cho người thân để cầu cứu, tuy nhiên lực lượng CSGT vẫn kiến quyết xử lý theo quy định.
Một số quán bia khi thấy lực lượng CSGT đã vội vàng treo băng rôn chấp hành luật giao thông. Tuy nhiên, khi không có CSGT, tấm băng rôn này bỗng... biến mất.
Theo Tuyến Phan (Pháp luật TP.HCM)
Bênh bạn, dùng kiếm đâm chết người không quen biết Chỉ vì mâu thuẫn từ một câu nói, hai nhóm thanh niên xảy ra cãi vã rồi ẩu đả. Trong quá trình xô xát, một người đã dùng kiếm đâm tử vong đối phương. Ngày 23-8, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử, quyết định tuyên phạtNguyễn Văn Dũng (23 tuổi) mức án chung thân, Nguyễn Quý Tú (23 tuổi) 20 năm...