Chủ ôtô phát ’sốt’ với mức phí trông giữ mới
Từ khi Hà Nội tăng phí trông ôtô, những hôm phải đi họp, gặp đối tác nhiều lần, anh Thành tính sơ sơ tiền gửi xe mất ngót 300.000 đồng.
Mới gần 10 ngày kể từ khi Hà Nội tăng mức phí trông giữ ôtô, nhưng nhiều chủ xe đã phát sốt khi phải bỏ ra vài trăm nghìn đồng mỗi ngày cho việc gửi xe.
Đưa nhóm khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn, taxi 7 chỗ ghé vào điểm đỗ miễn phí dành cho taxi trên phố Đinh Tiên Hoàng (sát hồ Gươm) để đợi thì một người đàn ông trung tuổi chạy ra đòi thu tiền. Anh Quân, tài xế cho hay, người này đòi “phải trả 50.000 đồng nếu đỗ quá 15 phút”.
“Khách vào thăm đền thì ít cũng phải nửa tiếng mới ra. Vậy là mất chắc 50.000 đồng rồi”, anh Quân vừa rít điếu thuốc vừa phân trần, mắt hướng về bãi xe dành cho taxi, xe buýt nhưng chật kín xe tư nhân.
Nhiều bãi trông giữ xe hiện nay thu vượt quá mức quy định mới của thành phố.Ảnh: Phương Sơn
Cũng tại bãi xe này, chị Tuyên (phố Đội Cấn) chia sẻ, thông thường gửi ôtô trên phố chỉ mất 20.000-30.000 đồng, nhưng hôm qua chị gửi ở bãi giữ cạnh hồ Gươm một lúc vào mua ít đồ, chạy ra nhân viên trông xe đòi thu tới 50.000 đồng mà chẳng có vé.
Thực tế, tại bãi trông giữ xe này xe dưới 9 chỗ ngồi phải trả 50.000 đồng cho 120 phút, quá 120 phút phải trả 100.000-120.000 đồng, và không hề được phát vé. Trong khi, theo quy định của UBND TP Hà Nội, từ ngày 1/1/2012, mức phí giữ ôtô dưới 9 chỗ ngồi tối đa chỉ là 40.000 đồng một lượt.
Dù biết trước quy định mới về giá trông giữ ôtô nhưng anh Thành (làm việc trên phố Hai Bà Trưng) vẫn không khỏi bức xúc khi nhiều lần gửi xe tại phố Phan Chu Trinh phải trả phí quá cao.
Video đang HOT
“Vừa gửi chưa đầy 10 phút quay ra đã mất 50.000 đồng, lại còn không có vé thu của bên tài chính. Những ngày phải đi họp, gặp đối tác nhiều lần, tính sơ sơ riêng tiền gửi xe đã mất ngót ngét 300.000 đồng. Chẳng biết số tiền này vào túi ai nữa”, anh Thành chia sẻ.
Cũng theo anh Thành, dù mất hàng trăm nghìn cho việc gửi xe mỗi ngày nhưng do các điểm trông giữ đều không phát vé mà chỉ ghi thông tin vào cuốn sổ theo dõi nên anh vẫn luôn lo nơm nớp vì “chẳng biết nếu xe hư hỏng, mất mát họ sẽ giải quyết ra sao”.
Bãi trông giữ xe trên phố Đinh Tiên Hoàng, thu mỗi lần gửi xe 50.000 đồng, tuy nhiên nhiều người không có vé xe. Ảnh: Phương Sơn
Anh Hải (phố Giảng Võ) thường xuyên gửi xe theo tháng ở bãi Ngọc Khánh đã không khỏi “sốc” khi phải trả phí gửi xe từ 800.000 lên gấp đôi.
“Nếu thành phố có chủ trương hạn chế ôtô thì cấm sản xuất, cấm nhập khẩu và cấm bán luôn đi, chứ cứ mỗi lúc lại tăng giá vé gấp đôi như thế này, chắc phải tính đến bài bán xe hoặc đi xe máy”, anh Hải bức xúc nói.
Trước việc phí trông giữ ôtô tăng cao, nhiều diễn đàn cũng bàn tán rôm rả. Phần lớn ý kiến đều cho rằng mức tăng như vậy là quá cao và bất hợp lý. “Đồng ý với việc tăng nhưng cũng phải tăng dần dần chứ đùng một cái tăng gấp 4 lần ai mà chịu nổi”, một thành viên bức xúc.
Tuy giá trông giữ xe tăng cao nhưng nhiều nơi trông giữ xe, hay trên vỉa hè, lòng đường tại những tuyến phố trung tâm đều chật kín xe. Ảnh: Phương Sơn
Trao đổi với VnExpress, đại diện đội Thanh tra Giao thông quận Hoàn Kiếm cho biết, hầu hết bãi trông giữ xe tại quận này đều đã đăng ký giấy phép kinh doanh, “chỉ có một số bãi tự phát vi phạm nhưng chủ yếu tập trung vào những dịp lễ Tết, hội hè và buổi tối nên rất khó kiểm soát và xử lý”.
Anh này cho hay, trước đây có nhận được phản ánh của người dân về việc những bãi gửi xe trên khu vực quanh hồ Gươm như phố Đinh Tiên Hoàng thu giá cao vượt quá quy định, nhưng khi “đi kiểm tra lại không phát hiện, không bắt được tận tay”.
“Hơn nữa xử lý về thu giá quá quy định lại thuộc thẩm quyền của UBND, phường, quận, chúng tôi chỉ có thẩm quyền kiểm tra giám sát, xử lý về những bãi lấn chiếm diện tích và không có giấy phép kinh doanh”, vị thanh tra này cho biết thêm.
Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội về việc áp dụng giá trông giữ xe ô tô mới. Thì tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, mức phí trông xe tối đa với những xe dưới 9 chỗ ngồi là 40.000 đồng, từ 10 chỗ ngồi là 50.000 đồng.
Mức phí trông xe theo tháng, cao nhất là 3,5-4,5 triệu đồng, thấp nhất là 2-2,5 triệu đồng (ở các tuyến phố hạn chế dừng đỗ của 4 quận). Còn lại ở các quận huyện khác, mức phí thấp nhất 300.000 đồng, cao nhất 1,8 triệu đồng một tháng. Ở các khu vực có mái che, mức phí trông ôtô theo tháng tăng hơn một chút.
Còn bên trong các chung cư, trung tâm thương mại, phí gửi ôtô ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng là 40.000 đồng một lượt; các quận khác và huyện Từ Liêm là 30.000 đồng; mức phí ở thị xã Sơn Tây và các huyện còn lại là 25.000 đồng một lượt.
Theo VNExpress
Trinh sát sẽ tham gia dẹp loạn vỉa hè
Thời gian tới Công an TP Hà Nội sẽ huy động cả lực lượng trinh sát tham gia xử lý các điểm trông giữ xe vi phạm - Đại tá Trần Thuỳ - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết.
Sau khi bị xử phạt, điểm trông giữ xe trước số 13 Bà Triệu do UBND phường Tràng Tiền quản lý vừa được giao cho một đơn vị khác. Ảnh: Trọng Đảng.
Theo thông tin được Đại tá Trần Thuỳ, Phó trưởng Ban chỉ đạo 197 thành phố, Phó giám đốc Công an Hà Nội trao đổi với PV Tiền Phong chiều qua, lực lượng trinh sát sẽ cùng với cảnh sát trật tự (PC 64) tham gia với lực lượng liên ngành xử lý các điểm trông giữ xe lấn chiếm đường, hè gây cản trở giao thông.
Cụ thể các trinh sát sẽ làm những việc gì thưa ông?
Sở dĩ phải huy động lực lượng trinh sát vì trước đây mỗi khi liên ngành ra quân đều bị các điểm trông giữ xe phán đoán và tìm mọi cách gây khó khăn. Nay với nhiệm vụ theo dõi, tiền trạm trước, trinh sát sẽ thu thập đầy đủ chứng cứ của các điểm trông giữ xe vi phạm để khi lực lượng liên ngành ập vào chỉ việc lập biên bản.
Vì sao có tới 86% số điểm được liên ngành kiểm tra vi phạm, thưa ông?
Nhu cầu dừng đỗ của người dân lớn trong khi số lượng các bãi, điểm đỗ trên địa bàn thành phố chỉ đáp ứng được một phần nhỏ là nguyên nhân chính khiến hoạt động trông giữ xe trên đường bùng nổ. Một nguyên nhân nữa là công tác quản lý của nhiều đơn vị được thành phố giao trách nhiệm chưa sát sao và làm hết trách nhiệm.
Cụ thể, theo quy định, hiện thành phố có 60 tuyến phố trung tâm không bán hàng rong và để phương tiện giao thông. Tuy nhiên không chỉ các tuyến phố phụ cận mà nhiều tuyến phố trong danh sách 60 tuyến phố cấm này, hoạt động trông giữ xe vẫn tấp nập. Nếu các đơn vị có chức năng làm đúng trách nhiệm thì tất cả các điểm trông giữ xe dưới đường (Sở GTVT cấp), trên hè (UBND quận cấp) ở trên các tuyến phố này phải thu hồi từ lâu.
Do nhu cầu lại được một số chính quyền sở tại sự hậu thuẫn nên các điểm trông giữ xe trên nhiều tuyến phố còn lại cũng nỡ rộ, thậm chí thách thức dư luận. Ngay với tuyến phố Yết Kiêu, Trần Bình Trọng, hoạt động trông giữ xe ở đây đang diễn ra cả vỉa hè, lòng đường.
Trong hơn 5 tháng liên ngành đã xử phạt đơn vị quản lý ở đây là Cty CP 901 tới 4 lần, số tiền phạt lên đến cả 100 triệu đồng nhưng đơn vị này vẫn tươi cười nộp phạt, sau đó lại vi phạm tiếp.
Theo Tiền Phong
Cảnh sát đột kích bãi gửi xe "thổi" giá Chọúg ngà caom về thu gử xe, 2/9, lự lợg C&ocirng an Hà Nộ ra qu&acirn phát hiệu bi xe thu gấpu lầ quyịh. Hn 9h ság nay, khi hà d&acirn kéoếc khu vui chi, giả tríh&aciry Quố kháh thì lự lt Hà Nộ cũg ra qu&acirn km tra, xử lý, chấ chỉhmỗ xe tĩh hoạtộg tr&ocir xea bà Thàh phố. Phó Trởg...