Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp “kinh hoàng” với nhà vệ sinh tàu hỏa
“Tàu chạy rất ồn, chắc chỉ khách trẻ mới ngủ dễ. Còn khách trung tuổi thì vật vã một đêm trên tàu rất mệt” – bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
Sáng 15.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã góp ý vào dự thảo Luật đường sắt (sửa đổi). Bà Lê Thị Nga cho rằng, Luật đường sắt (sửa đổi) phải đáp ứng yêu cầu tăng thị phần của đường sắt. Nếu so với đường bộ thì trong khoảng 10 năm gần đây đường bộ phát triển rất nhanh.
Bà Nga dẫn chứng, hiện hành khách đi từ Hà Nội về Nghệ An, Hà Tĩnh trên những tuyến xe khách rất hấp dẫn. Xe giường nằm, chạy ban đêm, khách ngủ một giấc là đến Nghệ An, Hà Tĩnh.
Bà Nga kể, Tết nguyên đán vừa qua, bà về quê (ở Hà Tĩnh – PV) thử đi đường sắt và cảm nhận của bà là không thoải mái. “Tàu chạy rất ồn, chắc chỉ khách trẻ mới ngủ dễ. Còn khách trung tuổi thì vật vã một đêm trên tàu rất mệt” – bà Nga đánh giá.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhận xét tiếp: “ Kinh hoàng nhất là mỗi khi nghĩ đến nhà vệ sinh của tàu hỏa. Tức là cái rất là nhỏ nhưng không thoải mái, tiện nghi. Nghĩ đến nhà vệ sinh trên tàu hỏa chắc nhiều người không muốn đi tàu nữa” – bà Nga thẳng thắn.
Bà Nga đặt vấn đề, chính sách nào để phát triển đột phát ngành đường sắt, đột phá là phát triển nhanh và có sự khác thường, vấn đề này liên quan đến đầu tư, đề nghị cần rà soát lại những chính sách quy định cụ thể.
Nói về đường ngang dân sinh giao cắt với đường săt, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt VN cho biết, hiện nay có 5.726 đường ngang và lối đi dân sinh. Trong đó chỉ có 1.511 là đường ngang hợp pháp.
Video đang HOT
Vẫn theo ông Minh, với 4.211 lối đi dân sinh theo quy định của Luật đường sắt là những đường ngang mở trái phép mà không có cấp thẩm quyền cấp, do vậy, các lối đi này hầu hết không có cảnh báo.
“Thời gian qua, trước áp lực của giảm tai nạn giao thông, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ Giao thông vận tải đã cùng với địa phương cố gắng rà soát những điểm đen, tập trung cho người cảnh báo, gác tạm thời ở đó” – ông Minh cho hay.
Đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Luật cần có bước tiến bộ hơn nữa để giải quyết những đường dân sinh trái phép. Những nơi thật sự có nhu cầu mở đường dân sinh thì nhà nước phải đầu tư.
Luật phải chú ý tình trạng tai nạn xảy ra và phải xử lý nghiêm, nơi nào chính quyền để cho mở đường dân sinh trái phép phải xử lý kỷ luật ngay từ chủ tịch xã đến chủ tịch tỉnh đó thì mới được.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nơi nào mở đường ngang dân sinh trái phép, để xảy ra tai nạn mà không có giải pháp ngăn chặn, tức là anh đã vi phạm pháp luật trên địa bàn mình quản lý. Hơn 4.000 đường dân sinh trái phép hiện nay, nếu không có chế tài nghiêm thì khó xử lý được.
Theo Danviet
Nghi án bỏ thuốc chuột vào nồi bún riêu: Nỗi sợ của chủ quán
"Tôi không thể ngờ rằng cô chồng của tôi lại có ý định tàn độc như thế. Nếu tôi không kịp thời phát hiện thì nạn nhân bị trúng độc đầu tiên chắc chắn sẽ là tôi" - chị chủ quán bán bún riêu chia sẻ trong nước mắt.
Trao đổi với phóng viên, chị Trần Thị Bạch Tuyết (37 tuổi, ngụ phường Tân Phú, quận 9, TPHCM) đã kể lại vụ việc nồi bún riêu bán cho khách ăn sáng của mình nghi bị cô chồng bỏ "chất lạ" vào để đầu độc.
Chị Tuyết kể lại vụ việc trong nỗi bàng hoàng.
Chị Tuyết cho biết, hoàn cảnh của gia đình mình hết sức cơ cực khi phải mưu sinh để nuôi 4 đứa con nhỏ. Thời gian trước, chị Tuyết phụ bán quán ăn sáng món bún riêu, bún bò Huế cùng cô chồng là bà H.T.N.Đ ngay lề đường Nam Cao, phường Tân Phú, quận 9, đối diện mảnh đất của gia đình chồng.
"Tuy nhiên sau đó, phía gia đình chồng và cô Đ. có xảy ra tranh chấp đất đai nên cô chồng tôi dọn quán đi bán cách khu vực cũ vài trăm mét", chị Tuyết kể lại.
Khoảng hơn 1 tháng nay, chị Tuyết xin cô cho mình nghỉ và vay mượn tiền để mở quán bán bún riêu, bún bò ngay khu vực trước nhà gia đình bên chồng. Quán ăn sáng của chị Tuyết khá đông khách, đa số là người lao động, công nhân khu Công nghệ cao ở trọ xung quanh.
Camera tại khu vực đã ghi lại toàn bộ diễn biến bà Đ. bỏ "chất lạ" nghi thuốc diệt chột vào nồi bún riêu bán cho khách của chị Tuyết.
"Sáng sớm nay, khi tôi đang lui húi nấu bún riêu để chuẩn bị bán thì cô Đ. lảng vảng lại gần, hỏi chuyện một cách bình thường. Sau đó tôi chạy ra chợ mua thêm đồ và vội vã quay về thì không thấy cô Đ. nữa", chị Tuyết cho biết.
Lúc này, chị Tuyết định nêm nếm thêm gia vị cho nồi bún riêu thì phát hiện có nhiều vật đen nổi bất thường. Nghi có chuyện xấu, chị Tuyết vội chạy vào nhà, nhờ người thân bên chồng xem lại camera được lắp xung quanh thì ai cũng rụng rời khi nhìn thấy bà Đ. bỏ "chất lạ" vào nồi bún riêu.
Lực lượng Công an tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu nhiều vật chứng quan trọng để điều tra vụ việc.
Vụ việc ngay lập tức được báo Công an phường và cơ quan CSĐT Công an quận 9. Bà Đ. đã bị tạm giữ và bước đầu khai nhận đã bỏ thuốc diệt chuột vào nồi bún riêu để bán cho khách của chị Tuyết. Công an đã thu giữ mẫu nước lèo để làm thủ tục giám định, trích xuất camera ghi lại hình ảnh vụ việc để điều tra.
Bà Đ. đang bị Công an tạm giữ nhằm phục vụ công tác điều tra.
Theo chị Tuyết thì quán ăn của mình thường có đông người lao động ở trọ xung quanh ăn sáng. Nếu vụ việc không được phát hiện kịp thời, bản thân chị Tuyết và không ít người khác sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Đến chiều nay (25/12), Công an phường Tân Phú, quận 9 đã bàn giao nghi can Đ. cùng tang vật về Đội Cảnh sát điều tra tổng hợp, Công an quận 9 để tiếp tục làm rõ.
Đăng Lê
Theo Dantri
Truy bắt nhóm đi ô tô trong vụ truy sát kinh hoàng làm 3 người trọng thương Vụ truy sát kinh hoàng bằng hung khí ngay giữa ban ngày làm 3 người bị thương nặng khiến người dân địa phương một phen hãi hùng. Cơ quan điều tra đang ráo riết truy bắt hung thủ. Ngày 26/11, cơ quan CSĐT công an quận 9, TPHCM đang khẩn trương truy bắt Trần Văn Tài (25 tuổi, quê tỉnh Hà Tĩnh, tạm...