Chủ nhân ca khúc ‘Gánh mẹ’ (OST Lật mặt nhà có khách) bị tác giả tố đạo thơ trắng trợn
Tác giả của bài thơ “Gánh mẹ” vừa lên tiếng tố chủ nhân ca khúc cùng tên đạo thơ của mình gây xôn xao cộng đồng mạng.
Câu chuyện lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền dường như vẫn chưa có dấu hiệu chững lại khi liên tiếp là những lời chia sẻ về việc bị sử dụng sản phẩm không có lời xin phép của các nghệ sĩ. Mới đây, trên trang cá nhân của nhà thơ Trương Minh Nhật đã đăng tải dòng trạng thái tố nam ca sĩ Quách Beem đã lấy lời thơ của mình để phổ nhạc cho ca khúc Gánh mẹ – OST nằm trong bộ phim điện ảnh Lật mặt nhà có khách ra mắt vào cuối tháng 4 vừa qua mà không có sự xin phép.
Theo như chia sẻ cùng bằng chứng mà nhà thơ Trương Minh Nhật có đăng, bài thơ Gánh mẹ từng được ông sáng tác vào tháng 7/2014 và được ông chia sẻ lên mạng xã hội để bạn bè có thể đọc. Cho đến đầu năm 2019, bộ phim Lật mặt nhà có khách chính thức được ra rạp trong đó có ca khúc nằm trong bộ phim mang tên Gánh mẹ được lên sóng theo hình thức Music Video. Bên dưới phần thông tin, có thể thấy sản phẩm âm nhạc này ghi rất rõ: “Sáng tác và trình bày: Quách Beem”.
Dòng trạng thái chia sẻ của nhà thơ Trương Minh Nhật trên trang cá nhân.
Bài thơ Gánh mẹ từng được ông sáng tác vào tháng 7/2014.
Dưới phần thông tin của MV có ghi rõ: Sáng tác và trình bày: Quách Beem, không ghi nguồn “Phổ thơ: Trương Minh Nhật”.
Nhà thơ Trương Minh Nhật còn chia sẻ thêm biên bản làm việc giữa ông và Quách Beem (tên thật: Đoàn Đông Đức) vào ngày 11/10/2019. Theo lời nhà thơ cho hay, bên phía nam ca sĩ Quách Beem muốn hợp tác với ông trong sản phẩm âm nhạc có tên đầy đủ Gánh mẹ 2 để tránh việc bị cho là đạo thơ của ca khúc Gánh mẹ. Hiện sự việc này đang gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng vì hành động “xài chùa” chất xám của người khác để sử dụng cho sản phẩm của mình.
Video đang HOT
Biên bản làm việc giữa nhà thơ Trương Minh Nhật và nam ca sĩ Quách Beem được chính nhà thơ đăng tải trên trang cá nhân.
Giữa lùm xùm bị tố đạo thơ, phía nam ca sĩ Quách Beem chưa có bất kỳ phản hồi nào.
An Chi
Theo Saostar.vn
Xúc cảm khi hát nhạc Phật
Với xu hướng cân bằng giữa Đạo và Đời, những năm gần đây, nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ thể hiện các sản phẩm nhạc Phật đầy xúc cảm. Các tác phẩm nhạc truyền tải những thông điệp đẹp đẽ về đạo Phật như lòng hiếu thảo, sống thiện, sống có ích cho cộng đồng với ca từ gần gũi, tự nhiên vì thế dần đi vào đời sống và trở thành "món ăn tinh thần" được nhiều công chúng tìm nghe.
Ca sỹ Sao Mai - Phật tử Ngọc Ký và ca sỹ - Sao Mai - Phật tử Lê Anh Dũng với "Hương Thiên"
Đông đảo các nghệ sĩ hát nhạc Phật
Những năm gần đây, khi đời sống tâm linh của mỗi người phong phú hơn, nhạc Phật trở nên gần gũi và phổ biến với công chúng. Nhạc Phật không chỉ dành riêng cho tôn giáo, cho các tăng ni, phật tử mà còn dần dần trở nên đời thường, dễ đi vào lòng công chúng qua sự truyền tải của các nghệ sĩ, ca sĩ đầy tâm huyết.
Trong "Tây Thiên Ca", lần đầu tiên, NSND Quang Thọ hát nhạc Phật theo lời thơ của Tỳ kheo ni Thích Viên Minh. NSND Quang Thọ đã cùng Dàn hợp xướng Học viện Âm nhạc Quốc gia tập luyện hàng tuần lễ cho tiết mục biểu diễn công phu này tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). "Đây là chương trình về Phật pháp nên tất cả những tác phẩm mang đậm âm hưởng Phật giáo trong từng lời thơ nét nhạc.", NSND Quang Thọ chia sẻ.
Gắn liền hát nhạc Phật ở miền Bắc thường có các nghệ sỹ: NSƯT Hồng Liên, NSƯT Thanh Thủy, ca sỹ Tâm Nguyện, Tuýnh Nhật Minh, Thúy Nga, Tân Phương, Trà My...; miền Nam có: NSƯT Kim Tiểu Long, NSND Bạch Tuyết, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Thanh Ngân, Hồng Nga, ca sỹ Phương Thanh, Hiền Thục, Nguyễn Phi Hùng, Phương Thanh, Quang Hà, Quốc Đại, Đông Đào, Bích Phượng, Trung Hậu, Đông Quân, Minh Tuấn, Ngọc Bảo, Quách Beem, Huỳnh Nhật Đông...
Cách đây gần chục năm, ca sĩ Tân Nhàn là người ra album về nhạc Phật khá sớm. Với "Lậy Phật con về", Tân Nhàn chia sẻ đây là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam được đặt hàng viết gần như toàn bộ bài mới gồm 7 ca khúc: Mục Kiền Liên cứu mẹ, Hương Thiên, Ngọc sáng trời, Lạy Phật con về... Tân Nhàn cho biết toàn bộ số tiền bán được từ việc bán đĩa nhạc Phật sẽ dùng vào việc làm từ thiện. "Tôi đi chùa nhiều năm và luôn nhắc nhở mình hướng thiện nhiều hơn" - Tân Nhàn chia sẻ.
Ca sỹ Sao Mai - Phật tử Ngọc Ký và ca sỹ - Sao Mai - Phật tử Lê Anh Dũng ra mắt CD Album mang âm hưởng Phật giáo chủ đề "Hương Thiên". Ngoài ra, hai nam ca sĩ còn tham gia các chương trình ca nhạc Phật giáo rất quy mô được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội như chương trình: Hương Sen Mầu Nhiệm, Việt Nam Phật Tâm Ca, Hương Sơn Ca, Hương Thu Ca...
Ca sĩ Quách Tuấn Du, một người có tâm với nhà Phật thực hiện liveshow "Về chốn bình yên" thu hút nhiều Phật tử và bạn trẻ tới thưởng thức. "Qua nội dung nhạc Phật giáo mình cảm nhận được sự mất mát của con người như thế nào trong cuộc sống. Mình đã trải qua rất nhiều vụ tai nạn và may mắn còn sống. Vì thế mình muốn làm một điều gì đó để cảm ơn đức Phật đã che chở nên quyết định làm liveshow nhạc Phật giáo đầu tiên trong sự nghiệp ca hát" - ca sĩ Quách Tuấn Du trải lòng. Đặc biệt, trong liveshow "Về chốn bình yên", Quách Tuấn Du đã xuống tóc, không phải để chơi trội mà để một lần, nam ca sĩ sám hối, nhìn lại quãng đường đã qua và khẳng định bản thân trên con đường hướng thiện.
Ca sĩ Bằng Cường hát nhạc Phật gồm các bài hát hay về Phật và ra mắt CD nhạc Phật "Ngàn năm sen nở" với sự góp giọng của nhiều các ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi Hiền Thục, Uyên Trang, Quang Hà, Sỹ Luân, Phạm Quỳnh Anh, Tiêu Châu Như Quỳnh...
Nam diễn viên, ca sĩ Quốc Quốc, người vẫn được biết đến là diễn viên hung tợn nhất màn ảnh Việt ra album mang âm hưởng nhạc Phật giáo có tên "Chùa tôi". "Chùa tôi" gồm các bài: "Chắp tay niệm Phật", "Lạy mẹ Quan Âm", "Về với chân tâm", "Phật là ánh từ quang", "Vu lan tình mẹ", "Kiếp phù du", "Phật ở trong tâm", "Biết bao giờ".
Trong số các nghệ sĩ, ca sĩ, ca sĩ trẻ Nguyễn Thu Hằng, quán quân Sao Mai dòng dân gian 2015 là ca sĩ trẻ nhất ra album nhạc Phật. "Hương đạo" với 8 ca khúc: "Lạy Phật con về", "Lạy mẹ Quan Âm", "Mẹ từ bi", "Trẩy hội", "Mục Kiền Liên cứu mẹ", "Hương mộc miên", "Hương thiên", "Hương sơn ngày về". Trước đó, cô ca sĩ mới ngoài 20 cũng thực hiện MV "Lạy mẹ Quan Âm" được quay tại chùa Hương với nhiều cảnh quay hoành tráng, đẹp mắt khiến không ít người ngỡ ngàng vì độ cầu kỳ. MV "Lạy mẹ Quan Âm" của ca sĩ Nguyễn Thu Hằng được thực hiện tại chùa Hương với những cảnh quay trên cao cầu kỳ cùng 1.000 cây nến, hay cảnh tụng kinh trong động Hương Tích sở dĩ có thể suôn sẻ là nhờ sự giúp đỡ của không chỉ Thượng tọa trụ trì mà còn hàng trăm phật tử cùng chung tay thực hiện.
Ca sĩ Thu Hằng với "Hương đạo"
Âm nhạc Phật giáo không phải là những giáo điều cao siêu
PGS.TS Cù Lệ Duyên (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), người nổi tiếng với những tác phẩm nhạc Phật cho biết, âm nhạc Phật giáo khác với dòng nhạc khác, nếu không có sự am nhiểu về giáo lý đạo Phật thì sẽ khó thể hiện được trọn vẹn và đúng tinh thần.
Âm nhạc Phật giáo không phải là những giáo điều cao siêu, mà đó là những tư tưởng rất đời thường như sự báo hiếu với cha mẹ, những nghĩa cử nhân văn, tình yêu thương của con người dành cho nhau... Tư tưởng đó được truyển đạt trong giai điệu và lời ca một cách mộc mạc, dung dị để người nghe dễ cảm. Sự gần gũi và tính triết lý của nhạc Phật vì thế đang dần đi vào đời sống, được nhiều nghệ sĩ lựa chọn.
Lý giải về việc chọn nhạc Phật để thể hiện, đa phần những ca sĩ được hỏi như: Trà My, Tân Nhàn, Thu Hằng, Trần Thu Hường, Bằng Cường... đều cho rằng, đó là mối "lương duyên" mà người ca sĩ được trải nghiệm trên con đường âm nhạc. Trong số đó, nhiều ca sĩ trở thành phật tử. Họ coi việc thể hiện các sản phẩm âm nhạc Phật giáo để góp phần phát tâm, truyền tải những thông điệp mạnh mẽ của giáo lý nhà Phật tới đông đảo công chúng hơn. Vì thế, các sản phẩm âm nhạc Phật giáo của nhiều nghệ sĩ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ sở thờ tự.
Các ca sĩ đều cảm thấy tâm mình được tĩnh hơn, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người và yêu thương cuộc sống này nhiều hơn kể từ khi thấu hiểu những triết lý sâu xa được gửi gắm trong nhạc Phật.
"Từ khi tìm hiểu và hát nhạc Phật giáo, bản thân tôi thấy thay đổi nhiều. Những lời bài hát dạy về cách đối nhân xử thế giúp tôi nghĩ khác và sống cũng khác đi. Tôi thấy mình dịu tính đi nhiều, nhiều việc trước kia có thể găng lên, nổi nóng, nhưng giờ sẽ điềm tĩnh nhìn nhận nó. Tôi có một cách khác hài hòa hơn để xử lý, tính tình cũng bớt sân si, cảm thấy lòng vị tha nhiều hơn. Đó cũng là những điều mà tôi thấy tốt đẹp khi hát nhạc Phật giáo. Tôi muốn lan tỏa điều này đến với khán giả, đặc biệt là những bạn trẻ. "Phật ở trong tâm", nói đến việc mọi người đều cố gắng đi lễ chùa, lễ Phật, nhưng điều đầu tiên chính là cuộc sống cần có cái tâm hướng Phật, cái tâm làm điều thiện trước đã" - nghệ sĩ Quốc Quốc tâm sự.
Ca sĩ Tân Nhàn với "Lậy Phật con về"
Tân Nhàn chia sẻ: "Từ khi đi chùa, giác ngộ nhiều triết lý sống, được có điều kiện nghe nhiều tác phẩm âm nhạc Phật giáo đỉnh cao, Tân Nhàn mê đắm lúc nào chẳng hay. Sau "Lạy Phật con về" Tân Nhàn tiếp tục phát triển dòng nhạc này và đây là đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ của Tân Nhàn".
Nhạc Phật giáo được nhiều người biết đến như là một giai điệu tâm linh và cũng là một món ăn tinh thần không thể thiếu cho nền văn hóa nhạc Phật giáo, khi nghe những giai điệu - chúng ta có cảm xúc những phút giây bình an - thư thái - nhẹ nhàng thay cho những cảm xúc buồn đau, khóc lóc, kêu than, bi đát cho những chuyện thế sự... Thông qua đó, âm nhạc lời ca tiếng hát đã trợ duyên rất nhiều cho nhiều người để biết đến Phật giáo.
Thùy Dương
Theo baophapluat.vn
Số phận lận đận của "Đời là thế thôi" trước khi được dân mạng cover tràn lan Ca khúc "Đời là thế thôi" do Quách Beem thể hiện vào năm 2011 bất ngờ được hàng loạt người cover tràn lan trên mạng thời gian qua. Những ngày qua, trên nhiều trang mạng xuất hiện hàng loạt bản cover ca khúc Đời là thế thôi, từ chuyên nghiệp đến bán chuyên nghiệp. Thậm chí, trên các trang nghe nhạc trực tuyến,...