Chủ nhà trọ không trả hơn 150 triệu đồng tiền cọc, nhiều sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM cầu cứu
Không liên lạc được với chủ khu nhà trọ sau khi dãy trọ bị chính quyền cưỡng chế, nhiều sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM (TP.Dĩ An, Bình Dương) cầu cứu vì thời điểm này, chủ trọ không trả lại tiền 3 tháng đặt cọc thuê phòng.
Sáng 3.6, nhiều sinh viên (SV) ĐH Quốc gia TP.HCM đã gửi đơn đến Báo Thanh Niên phản ánh việc bà Nguyễn Thị Hương, chủ khu nhà trọ số 22/10 Tân Lập (P.Đông Hòa, TP.Dĩ An, Bình Dương – nằm trong làng ĐH Quốc gia TP.HCM) không trả hơn 150 triệu đồng tiền cọc thuê phòng trọ sau khi dãy trọ bị cơ quan chức năng cưỡng chế.
Khu nhà trọ của bà Nguyễn Thị Hương bị cơ quan chức năng cưỡng chế, nhiều SV tìm chủ nhà đòi tiền cọc. Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Tiếp xúc với PV Báo Thanh Niên, các SV này cho biết hầu hết đang học năm 1 và năm 2 tại các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM.
Để có chỗ trọ, những SV này đã làm hợp đồng thuê phòng trọ của bà Nguyễn Thị Hương. Bà Hương yêu cầu đặt cọc 3 tháng, trung bình mỗi SV đóng từ 3 – 4,5 triệu đồng.
Sáng 31.5, khu nhà trọ của bà Hương bị UBND TP.Dĩ An cưỡng chế, thu hồi do nằm trong quy hoạch xây dựng ĐH Quốc gia TP.HCM. Nhiều SV bất ngờ phải dọn đồ ra khỏi phòng trọ; nhiều SV trong số đó rơi vào cảnh không có chỗ ở.
Dãy trọ bị cưỡng chế. Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Video đang HOT
Chiều 31.5, bà Hương nhắn tin vào nhóm Zalo chung của dãy trọ với nội dung: “Cô rất xin lỗi các con, giờ cô cháu mình tạm biệt, chúc các cháu nhiều sức khỏe và học giỏi. Tình hình bắt buộc cô cũng rất đau lòng, nằm ngoài dự kiến của cô, thông cảm cho cô nhé. Tiền đặt cọc xin lỗi các con vì đây không phải lỗi của cô”.
Sau đó, điện thoại của bà Hương không liên lạc được, nhiều SV đi tìm bà Hương để lấy lại tiền cọc nhưng bất thành.
SV V.H.M cho biết: “Là SV ở tỉnh lên, tôi mong muốn có nơi ở tốt để học hành, nhưng nay chủ trọ lại không trả lại tiền cọc (tính đến thời điểm các SV phản ánh với Báo Thanh Niên – PV). Số tiền cọc của tôi là 4 triệu đồng/2 tháng, giờ tôi không biết phải xoay xở thế nào. Tôi cũng không dám nói với ba mẹ, sợ ba mẹ lo con đi học bị lừa. Tôi hoang mang lắm”.
Hợp đồng thuê nhà thể hiện chủ nhà trọ đã thu tiền cọc 3 tháng của SV. ẢnhCÔNG NGUYÊN
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Huỳnh Công Minh – Chủ tịch UBND P.Đông Hòa (TP.Dĩ An, Bình Dương) cho biết, việc cưỡng chế khu nhà trọ của vợ chồng ông Phạm Văn Nghệ và bà Nguyễn Thị Hương (22/10 Tân Lập) là hoàn toàn đúng với quy định pháp luật.
Đoàn cưỡng chế đã thực hiện theo kế hoạch, thông báo và vận động chủ nhà trọ, SV cùng những người sống trong khu trọ hợp tác, dọn đi trước khi thực hiện công tác cưỡng chế vào sáng 31.5.
Liên quan việc bà Hương không trả lại tiền cọc cho SV, ông Minh nói: “Việc này UBND P.Đông Hòa đã nắm bắt được thông tin. Hiện tại phường chưa nhận được phản ánh nào từ các SV”.
Dãy trọ bị cưỡng chế bất ngờ, nhiều SV rơi vào cảnh không nơi ở. Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Đến khuya 2.6, PV Thanh Niên liên lạc được với bà Nguyễn Thị Hương qua điện thoại.
Bà Hương nói: “Không phải là tôi không trả, mà là chưa trả. Tòa bảo tất cả vấn đề liên quan đến tiền bạc, tòa yêu cầu phải giữ nguyên. Chưa giải quyết vấn đề gì hết, để tòa giải quyết xong rồi tôi mới làm việc với SV ĐH Quốc gia TP.HCM”. Bà Hương nói xong và cúp máy.
Tấm lòng thơm thảo chủ trọ Sài Gòn: Giảm tiền phòng, tặng đồ ăn
Trong những ngày bùng phát dịch, anh Q. cùng vợ đã hỗ trợ giảm hoặc miễn phí tiền phòng, tặng rau củ cho bà con trong khu trọ.
Sài Gòn bùng phát dịch đợt 4, nhiều người bình thường bỗng nhiên trở thành "anh hùng" khi nhiệt tình hỗ trợ cho đời sống của bà con nghèo. Như mới đây, báo Thanh Niên đưa tin về câu chuyện của anh P.P.Q (48 tuổi), trú tại hẻm 79 đường Trần Văn Đang, quận 3, TP.HCM.
Là chủ trọ ở quận 3 nhưng trong những ngày qua, anh Q. rong ruổi tại nhiều nơi để giúp đỡ mọi người. (Ảnh: Thanh Niên)
Trước khi dịch bùng phát, anh Q. là chủ trọ, sở hữu khoảng 20 phòng trong căn nhà 4 tầng. Khách thuê chủ yếu là sinh viên và hộ gia đình nhỏ. Dịch diễn biến nhanh, nhiều người trong khu trọ của anh bị ảnh hưởng nặng, đặc biệt là một số bạn sinh viên không thể về quê.
Hiểu được nỗi lòng của những người ở lại, suốt 3 tháng vừa qua, anh Q. cùng vợ thường xuyên hỗ trợ rau củ tươi sạch, lương thực thiết yếu cho bà con trong khu trọ, các hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp. Không dừng lại ở đó, anh còn miễn phí toàn bộ tiền phòng, giúp mọi người giảm gánh nặng về áp lực kinh tế.
Gia đình anh Q. sắp xếp từng phần quà để tặng cho bà khó khăn. (Ảnh: L.N)
Chia sẻ với Thanh Niên, anh Q. cho biết mình từng là phượt thủ, thường xuyên làm đại sứ thương hiệu cho một số nhãn hàng nên thu nhập khá. Song song đó, vợ chồng anh cũng mở nhà trọ, tiền phòng đủ chi trả cho các hoạt động sống thường nhật. Anh cho biết thêm: " Mùa dịch đâu lấy tiền ai đâu, mới đầu cũng giảm giảm, sau đó tụi nhỏ khổ quá có lấy tiền đâu. Cứ nói quà đây này, ở dưới này có đầy đủ đồ ăn hết tụi con cứ xuống đây lấy, gạo đường trứng sữa cứ lấy tụi con ăn ".
Hiện tại, anh Q. còn đang thực hiện một số dự án nhỏ, vận động nguồn lương thực để hỗ trợ cho bà con nghèo trên địa bàn thành phố. Song song đó, những ngày dịch bệnh, chỉ cần nghe thấy ai đói hay là F0 tại nhà và khó khăn, anh lập tức chở oxy, thuốc men đến hỗ trợ. Có những ngày, làm việc xuyên đêm, chỉ được chợp mắt 1-2 tiếng nhưng anh Q. vẫn không từ bỏ. Dù khá lo ngại trước vấn đề lây nhiễm, thế nhưng khi thấy mọi người hạnh phúc vì được nhận quà thì lại có thêm động lực để vượt qua nỗi sợ đó.
Nhiều tình nguyện viên khuân bình oxy nặng trên vai, giúp đỡ cho F0. (Ảnh: Công an TP.HCM)
Chẳng riêng mình anh Q., rất nhiều chủ trọ khác ở Sài Gòn cũng tốt bụng chẳng kém. Điển hình là câu chuyện của gia đình ông N.V.T (quận Bình Thạnh, TP.HCM), vừa giảm tiền trọ, vừa nấu ăn tặng cho khách thuê khó khăn.
Cụ thể, báo Thanh Niên đưa tin, ông T. hay còn được mọi người ưu ái gọi là "Chú Út", hiện đang sở hữu dãy nhà trọ tại hẻm 352 đường Bình Quới. Trong thời gian dịch bùng, ông đã giảm 50% tiền trọ và dặn dò bà con phải giữ phòng sạch sẽ, tuân thủ nghiêm túc quy định phòng dịch của Bộ Y tế. Được biết, trước đó, chú Út từng giảm 2 tháng tiền trọ cho bà con nghèo vào đợt dịch năm 2020.
Bà con hỗ trợ nhau từng chiếc bánh, gói mì trong thời điểm dịch khó khăn. (Ảnh: Người Lao Động)
Điều này cũng được anh N. - con trai chú Út ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình. Sau khi bố giảm tiền trọ cho khách thuê, anh đã nấu đồ ăn và gửi tặng bà con. Ngoài ra, anh N. còn vận động bạn bè quyên góp lương thực, chia đều cho hàng xóm sống trong khu hẻm. Với những hành động tử tế đó, gia đình chú Út, anh N. chỉ mong dịch bệnh sớm qua để bà con được trở lại bình thường.
Người Sài Gòn rất hào sảng, dù ở trong tâm dịch vẫn cố gắng san sẻ chút nghĩa tình ít ỏi để hỗ trợ cho bà con khó khăn. Từ những câu chuyện trên, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Sinh viên Việt Nam giành giải quán quân cuộc thi du lịch toàn cầu Giải nhất hạng mục Thách thức rác thải nhựa của cuộc thi toàn cầu UNWTO Students' League dành cho sinh viên ngành du lịch do tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc tổ chức đã thuộc về đội Walkie Talkie từ cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT. Đội chiến thắng hạng mục Thách thức rác thải nhựa của...