Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt có thể nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của phụ nữ. Vì vậy chị em cần hiểu cách theo dõi chu kỳ và nhận ra những điều bất thường nếu có.
Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ ngày nào và kéo dài trong bao lâu không? Nếu không trả lời được thì đã đến lúc bạn phải tìm hiểu ngay.
Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp phụ nữ hiểu được như thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, như thế nào là khác thường, sự rụng trứng xảy ra khi nào và cách xác định được ngày trứng rụng chính xác… Trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thường không có vấn đề gì nghiêm trọng nhưng đôi khi chúng cũng có thể cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình lặp đi lặp lại mà cư thể phụ nữ trải qua để chuẩn bị cho khả năng sinh sản. Mỗi tháng, buồng trứng sẽ phát hành một trứng – được gọi là quá trình rụng trứng. Nếu sự rụng trứng xảy ra, lớp nội mạc tử cung đã chuẩn bị để cho trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ bắt đầu teo lại và bong tróc ra. Lúc này, hormone estrogen và hormone LH được tiết ra trước đó bắt đầu suy giảm. Điều này làm cho cách mạc máu nuôi dưỡng lớp nội mạc bị đứt. Dưới sự co bóp của tử cung, những mạch máu này sẽ bị đào thải ra ngoài cùng với trứng và lớp nội mạc bị bong tróc tạo thành máu kinh nguyệt hay chính là kinh nguyệt ở phụ nữ.
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có máu kinh đến ngày có kinh tiếp theo nhưng ở mỗi người giai đoạn này là khác nhau, từ 21-35 ngày. (ảnh minh họa)
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có máu kinh đến ngày có kinh tiếp theo nhưng ở mỗi người giai đoạn này là khác nhau, từ 21-35 ngày.
28 ngày được coi là thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ được cộng hoặc trừ đi 7 ngày, cũng có thể được như bình thường. Vì vậy, một số phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn cũng là bình thường, hoặc dài hơn cũng không có gì khác thường, bởi nó phù hợp với cơ địa của mỗi người.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Tuổi của một người phụ nữ
Khi người phụ nữ bắt đầu có kinh, có thể có chu kỳ sẽ khá bất thường hoặc rất dài vì chưa ổn định, có khi kéo dài tới 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu của một chu kì cho đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Điều này là do nội tiết tố của người phụ nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và có thể mất một thời gian để các chu kì xuất hiện đều đặn.
Video đang HOT
Ở thời kì này, các chu kì kinh nguyệt có thể không đoán trước được. Tương tự như vậy, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc kết thúc vòng đời sinh sản thì chị em sẽ nhận thấy thay đổi khác trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Yếu tố di truyền
Khoảng cách của các chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Một người phụ nữ có thể có “mô hình” kinh nguyệt cụ thể gần giống với mẹ của mình, cả về thời gian và lượng máu.
Căng thẳng
Căng thẳng quá mức là một sự kiện thay đổi cuộc sống, có thể ảnh hưởng và có những thay đổi nhất định trong chu kì kinh nguyệt.
Mất cân bằng nội tiết tố
Phương pháp ngừa thai, rối loạn ăn uống, tập thể dục không đúng cách, béo phì quá mức, và các lý do khác làm mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm thay đổi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Làm sao để chu kì kinh nguyệt bình thường và đều đặn?
Để chu kì đèn đỏ được đều đặn và thường xuyên, chị em nên giữ cho cơ thể mình không bị béo phì, bởi vì, béo phì có thể đóng góp vào sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không đều. Tập thể dục thích hợp và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm các tác động tiêu cực của béo phì cũng như thiếu cân.
Kiểm soát căng thẳng và bỏ thuốc lá vì cả hai yếu tố này có thể làm rối loạn nguyệt san, uống thuốc tránh thai cũng có tác dụng ổn đinh chu kỳ.
Theo Mecuti.vn
Những thay đổi của phụ nữ trước, trong và sau kỳ kinh
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người thường diễn ra theo một quy trình cố định. Trong quy trình đó có những thay đổi dễ dàng nhận thấy, nhưng cũng có những thay đổi bên trong cơ thể mà bạn không thể nhận thấy được ở trước, trong và sau chu kỳ kinh. Vậy những thay đổi ấy là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt xuât hiên hàng tháng tư thời kỳ dậy thì đên khi mãn kinh.
2 tuần trước kì kinh nguyệt
Tuyến yên của não bộ tạo ra 2 loại hormone là hormone kích thích nang noãn (FSH) và hormone tạo hoàng thể. Cả hai loại hormone này được truyền vào máu và gửi tín hiệu đến buồng trứng, kích thích trứng phóng noãn.
Hormone kích thích nang noãn ở buồng trứng sẽ phát triển lớn dần lên thành nang noãn trưởng thành. Khi đó, hormone tạo hoàng thể tăng cao cũng sẽ cùng hormone kích thích nang trứng làm cho nang noãn chín và phóng noãn.
Khi nang noãn phát triển, hiện tượng phóng noãn xảy ra, hoàng thể được hình thành tại nơi nang noãn vỡ trên bề mặt của buồng trứng và sản xuất progesterone, estrogen. Estrogen tác động lên nội mạc tử cung làm cho nội mạc tử cung tăng sinh các ống tuyến và trở nên dày hơn. Còn progesterone có tác dụng tiết ra chất nhầy.
Ruột của bạn có thể bị tác động, dẫn đến tình trạng đầy hơi, đầy bụng, thậm chí cả đau bụng.
Nếu hiện tượng thụ thai không diễn ra, estrogen và progesterone giảm đột ngột, dẫn đến bong niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho đợt kinh nguyệt tiếp theo.
Trước kì kinh nguyệt một tuần, rất nhiều chị em trải qua tình trạng mất ngủ hoặc ngủ kém, ngủ không ngon giấc. Triệu chứng này có thể là do cơ thể bạn đang thiếu trytophan. Vì vậy, bổ sung tryptophan có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thực phẩm chứa nhiều tryptophan bao gồm thịt bò, thịt gà tây, quả hồ đào...
Trong thời gian này, các mô ở tử cung được cung cấp nhiều máu hơn, nhiệt độ cơ thể bạn cũng tăng lên một vài độ cho dù có thể bạn không nhận thấy.
Progesteron cũng góp phần làm mở rộng các tuyến sữa trong vú của bạn, vì vậy, trước kì kinh nguyệt, có thể bạn cảm thấy ngực mình bị đau nhức và sưng lên (tình trạng này có thể kéo dài cho tới ngày đầu bạn có kinh nguyệt).
Progesterone cũng có thể gây ảnh hưởng nhất định tới não, làm thay đổi tâm trạng của bạn. Nội tiết tố serotonin được tiết ra nhiều hơn và có thể kích thích các hạch hạnh nhân - một cấu trúc trong não gắn liền với cảm xúc của con người. Kết quả là nhiều chị em rơi vào tình trạng khó chịu, lo lắng trước kì kinh nguyệt.
Trong khi đó, estrogen và progesterone cũng làm nhiệm vụ chuẩn bị chỗ cho tử cung phòng trường hợp bạn thụ thai. Vì vậy, ruột của bạn có thể bị tác động, dẫn đến tình trạng đầy hơi, đầy bụng, thậm chí đau bụng.
Cơ thể bạn cũng có những thay đổi với sự hấp thụ insulin, kết quả là bạn có thể cảm thấy thèm ăn hơn.
Tất cả những thay đổi này ở cơ thể trước kì kinh nguyệt được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Đến ngày có kinh nguyệt
Nếu không thụ thai, lượng estrogen và progesterone của bạn giảm mạnh, hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện.
Các tế bào ở tử cung bắt đầu sản xuất ra hóa chất được gọi là prostaglandin có thể trợ giúp bong các niêm mạc và mô trong tử cung ra cùng với máu kinh. Điều này khiến cho tử cung của bạn phải chịu những cơn co thắt, trong trường hợp nặng sẽ dẫn tới đau bụng hoặc chuột rút.
Nhiều chị em rơi vào tình trạng khó chịu, lo lắng trước kì kinh nguyệt.
Lượng prostaglandin được tiết ra cũng có thể gây buồn nôn. Để tránh tình trạng này, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ và tăng cường vận động hàng ngày (kể cả những ngày không có kinh nguyệt).
Niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau trong tử cung, có nơi đã bong, đang bong hoặc chưa bong. Điều này cũng khác nhau với tùy người, vì vậy, chu kì kinh nguyệt của mỗi người thường khác nhau, và trung bình thường kéo dài 3-5 ngày.
Máu kinh là một hỗn hợp máu không đông chứa cả chất nhầy của tử cung, những mảnh niêm mạc tử cung, tế bào bong ra từ âm đạo. Máu thực sự chỉ chiếm 40% trong hỗn hợp đó.
Khi chu kì kinh nguyệt kết thúc
Sau khi kết thúc một chu kì kinh nguyệt, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến trứng trong buồng trứng, thúc giục chúng lớn lên để chuẩn bị cho việc thụ thai hoặc cho chu kì kinh nguyệt tiếp theo.
Trong số hàng trăm trứng ở buồng trứng, chỉ có một trứng được giải phóng vào mỗi tháng. Trứng này di chuyển vào ống dẫn trứng và chờ tinh trùng tới thụ tinh. Nếu sự thụ tinh xảy ra, người phụ nữ sẽ mang thai, nếu không, trứng sẽ bị phân hủy và chu kì kinh nguyệt tiếp theo xuất hiện.
Kết luận
Trong thời gian hành kinh, chi em mât đi môt lương mau kha nhiêu nên co thê anh hương đên sưc đê khang cua cơ thê. Do đo, ngoai viêc ăn uông đu dương chât đê bô sung dinh dương cho cơ thê, chi em cân tránh vận động mạnh và lao động nặng. Cần sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, ngủ đủ giâc, giữ tâm trạng vui vẻ. Cố gắng giữ ấm nửa dưới cơ thể, ăn ít đồ ăn sống, lạnh và có tính kích thích.
Theo Duocanbinh
Ăn uống gì để nhanh ra kinh nguyệt? Thay đổi chế độ ăn có phải là cách làm kinh nguyệt ra nhanh hiệu quả? Tìm hiểu uống gì ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt trong bài viết sau nhé! CÁCH LÀM KINH NGUYỆT RA NHANH NHỜ ĂN UỐNG Ăn gì để kinh nguyệt ra nhanh mà vẫn đảm bảo chế độ ăn uống khoa học? Cùng tham khảo nhé các...