Chủ hàng loạt dự án BOT bất ngờ báo lỗ ‘có kế hoạch’
Khoản lỗ 38 tỷ đồng được lãnh đạo CII lý giải nằm trong kế hoạch nhằm mục đích không tạo ra sự biến động quá lớn giữa các năm.
Báo cáo tài chính quý III của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM (mã CK: CII) ghi nhận 408 tỷ dồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu phí giao dịch và xây dựng theo hợp đồng BT tiếp tục dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp doanh thu.
Trong khi cùng kỳ lãi đến 692 tỷ đồng, thì nay chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp tăng đột biến khiến lợi nhuận sau thuế của công ty âm gần 38 tỷ đồng. Lần gần nhất CII báo lỗ là quý IV/2015, do phải trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn tài chính.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, nguyên nhân thua lỗ trong quý này là do không phát sinh nghiệp vụ chuyển đổi trái phiếu và thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu công ty con như năm ngoái. Bên cạnh đó, các công ty con chưa hoàn tất quyết toán công trình nên không kịp ghi nhận doanh thu tại thời điểm lập báo cáo.
Tuy nhiên, lãnh đạo CII khẳng định “việc lỗ là nằm trong kế hoạch của công ty nhằm mục đích không tạo ra sự biến động quá lớn giữa năm 2016 và năm 2018 so với năm 2017″.
CII báo lỗ nhằm mục đích không tạo ra sự biến động quá lớn giữa các năm.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần ước đạt 1.415 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 1.559 tỷ đồng, nhưng cũng đủ giúp công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận 1.430 tỷ đồng đề ra hồi đầu năm.
Tính đến cuối kỳ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt trên 2.300 tỷ đồng. Phần lớn kết quả này có sự đóng góp của hoạt động tài chính, mà cụ thể thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Đầu tư cầu đường CII và Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật Vinaphil để các doanh nghiệp này từ công ty liên kết trở thành công ty con, sau đó hợp nhất kinh doanh với lợi thế thương mại trị giá gần 1.400 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tổng nợ phải trả hiện tại của công ty là 12.649 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm và chiếm đến 62% tài sản. Khoản mục có tỷ trọng lớn nhất là vay và nợ thuê tài chính với tổng giá trị lên đến 9.286 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận âm gần 1.280 tỷ đồng, chủ yếu do tăng giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu khác.
Công ty đã hoàn thành kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị 60 triệu USD cho Quỹ đầu tư Rhinos Asset Managemsent thông qua đại diện là 2 ngân hàng đến từ Hàn Quốc. Trong trường hợp nhà đầu tư chuyển đổi trái phiếu này thành cổ phiếu thì xem như toàn bộ 33,5 triệu cổ phiếu quỹ sẽ được bán với giá 38.500 đồng một cổ phiếu, qua đó thu được thặng dư bằng tiền gần 540 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, thương vụ phát hành trái phiếu chuyển đổi mở ra nhiều cơ hội để tiếp tục huy động nguồn vốn quốc tế, đồng thời giúp công ty đạt mục tiêu tiết giảm chi phí vay. Cụ thể, chi phí trái tức trên đồng USD là 1% một năm, thấp hơn nhiều so với lãi vay ngân hàng trong nước khoảng 9-10%.
Năm nay, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 5.300 tỷ đồng và trả cổ tức với tỷ lệ 21,5% mệnh giá. Kế hoạch này tăng gần 4,4 lần so với thực tế kết quả kinh doanh năm trước. Tuy nhiên, do một số dự án lớn mới bắt đầu hoạt động, chưa kịp ghi nhận doanh thu nên theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM ( HSC) thì doanh thu năm nay của CII chỉ tăng ở mức vừa phải và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chính là thu phí giao thông, cấp nước và xây dựng sẽ đạt khoảng 250 tỷ đồng.
Theo VNE
Nhiều doanh nghiệp loay hoay thực hiện kế hoạch kinh doanh
Bên cạnh những doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan, không ít doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận ở mức thấp so với kế hoạch cả năm; một số doanh nghiệp lỗ lớn.
Kết quả kinh doanh khiêm tốn trong 6 tháng đầu năm cho thấy, khả năng hoàn thành kế hoạch cả năm không cao
(ĐTCK) Bên cạnh những doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan, không ít doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận ở mức thấp so với kế hoạch cả năm; một số doanh nghiệp lỗ lớn.
CCL: 3 năm qua không hoàn thành kế hoạch
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL) cho biết, do tình hình khai thác kinh doanh tại các dự án trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều khởi sắc, Công ty đã điều chỉnh tăng giá đất thêm 10%, giúp doanh thu và lợi nhuận trong quý II/2017 tăng so với quý II/2016.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, CCL đạt doanh thu 32,1 tỷ đồng, tăng 4,46%; lợi nhuận sau thuế 2,3 tỷ đồng, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so với kế hoạch doanh thu 100 tỷ đồng và 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cả năm, CCL mới hoàn thành lần lượt 32,1% và 19,1%.
Nhìn lại lịch sử thực hiện kế hoạch kinh doanh của CCL trong vòng 3 năm qua, không năm nào Công ty hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận.
Dù kết quả kinh doanh 6 tháng ở mức thấp so với kế hoạch cả năm, nhưng cổ phiếu CCL trên sàn gần đây tiếp tục "thăng hoa" khi có 4 phiên tăng giá trần liên tiếp kể từ ngày 2/8. Kết thúc phiên 7/8, CCL đạt mức giá 5.520 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 100% sau 3 tháng.
TMT: 6 tháng hoàn thành 2,5% kế hoạch lợi nhuận năm
Năm 2017, Công ty cổ phần Ô tô TMT (TMT) đặt kế hoạch doanh thu 4.876 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 123 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng đầu năm, TMT đạt 1.244 tỷ đồng doanh thu, 3,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm hơn 93% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, TMT mới hoàn thành 25,5% chỉ tiêu doanh thu và 2,5% kế hoạch lợi nhuận năm 2017.
Trước đó, năm 2016, TMT đạt 2.527 tỷ đồng doanh thu và 48,2 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành lần lượt 43,5% và 18,8% kế hoạch.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, ô tô và tài nguyên cơ bản là 2 nhóm ngành có mức tăng trưởng kém khả quan nhất trong quý II/2017. Trong đó, nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của nhóm ngành ô tô kém đi là do nhu cầu giảm dưới tác động của thông tin thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN sẽ giảm về 0% vào đầu năm 2018, cũng như phản ứng ngược của không ít người tiêu dùng trước cuộc đua giảm giá của các hãng xe.
VHG lỗ 248 tỷ đồng
Báo cáo tài chính quý II/2017 của Công ty cổ phần Đầu tư Cao su Quảng Nam (VHG) gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư khi công bố số lỗ 181 tỷ đồng trong quý II/2017; lũy kế 6 tháng, VHG đạt doanh thu 16 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 248 tỷ đồng.
Tiên lượng những khó khăn trong năm nay nên VHG đặt kế hoạch lỗ 30 tỷ đồng, nhưng mức lỗ 6 tháng đã gấp 8 lần.
VPK: "Mấp mé" lỗ vượt kế hoạch
Công ty cổ phần Bao bì dầu thực vật (VPK) đang đứng trước nguy cơ lỗ vượt kế hoạch. 6 tháng đầu năm, VPK đạt 82,2 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế âm 15,3 tỷ đồng (kế hoạch năm nay là lỗ 18,5 tỷ đồng).
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức tháng 4/2017, Ban lãnh đạo VPK chia sẻ, những năm gần đây, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong ngành khiến việc tìm kiếm khách hàng mới của Công ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến doanh thu giảm sút. Trong 3 năm qua, doanh thu của VPK giảm dần, từ 298 tỷ đồng năm 2014 xuống 200 tỷ đồng năm 2016; lợi nhuận giảm từ 23,4 tỷ đồng năm 2014 xuống 1,6 tỷ đồng năm 2016.
Trong khi đó, nhà máy mới tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Bình Dương) có tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, trong đó 70% vốn vay, mới đi vào hoạt động, phát sinh chi phí khấu hao và lãi vay. Bên cạnh đó, nhà máy cũ tại quận 12, TP. HCM chưa hoàn thành việc di dời, nên phát sinh thêm chi phí. Con đường tìm kiếm lợi nhuận của VPK vì thế càng thêm gian nan.
Thực tế, với nhiều doanh nghiệp, 2 quý đầu năm thường không rơi vào mùa vụ và có kỳ nghỉ Tết kéo dài, nhưng kết quả kinh doanh khiêm tốn trong 6 tháng đầu năm cho thấy, khả năng hoàn thành kế hoạch cả năm không cao, ngoại trừ những doanh nghiệp thường đạt doanh thu, lợi nhuận cao trong quý IV, chẳng hạn lĩnh vực xây dựng, bất động sản.
Ngọc Nhi
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Soi tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng qua báo cáo kinh doanh 2016 Đầu năm 2017, nhiều ngân hàng đã sớm công bố kết quả kinh doanh năm 2016 với mức lợi nhuận tăng trưởng so với năm trước, nợ xấu giảm mạnh. Tuy nhiên, vấn đề "nóng" như nợ xấu sẽ vẫn khiến lãnh đạo các ngân hàng dù lạc quan nhưng vẫn rất thận trọng. Nợ xấu vẫn là nỗi lo của các ngân...