Chú gấu đi bộ khắp nước Mỹ tìm bạn tình trở thành ngôi sao mạng xã hội
Một chú gấu đen tên Bruno đã trở thành ngôi sao trên mạng xã hội ở Mỹ khi đi bộ khắp đất nước để tìm kiếm bạn tình.
Hành trình đi tìm bạn tình của Bruno bắt đầu từ tháng 6 năm nay.
Được biết, Bruno bắt đầu cuộc phiêu lưu mùa hè của mình từ Wisconsin (Mỹ) hồi tháng 6. Tính đến nay, chú gấu đã đi bộ hơn 400 dặm (khoảng 640km) qua các bang Illinois, Lowa và Missouri. Người ta cho rằng Bruno đang trên hành trình đi tìm bạn tình.
Cộng đồng mạng nước này đã tạo một nhóm Facebook có tên là “Hãy giúp Bruno an toàn” và hiện có hơn 46 nghìn thành viên đang theo dõi hành trình của Bruno.
Lần gần nhất chú gấu được bắt gặp là vào sáng ngày 5/7 ở hạt St Charles (Missouri) sau khi nó đã đi từ phía nam Illinois qua sông Mississippi vào tuần trước.
Vào Ngày của Cha 21/6 vừa qua, hơn 300 người ở hạt Henderson (Illinois) đã đứng xem Bruno di chuyển. Một số người đã có hành vi quấy rối chú gấu, khiến các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã lo ngại.
Video đang HOT
Trước tình huống nhiều người tụ tập đứng xem Bruno, cảnh sát cho biết nếu còn lặp lại, họ sẽ can thiệp để đảm bảo sự an toàn của cả Bruno và cộng đồng dân cư.
Đã có lần hàng trăm người đứng quan sát Bruno.
Hiện Cơ quan Tài nguyên môi trường bang Illinois đang làm việc với các quan chức địa phương để giúp Bruno có thể băng qua những con đường đông đúc mà không khiến cho con vật và các tài xế gặp nguy hiểm.
Ông Stefanie Fitzsimons, nhà sinh vật học hoang dã của cơ quan này cho biết, rất có thể Bruno đang trên đường đi tìm bạn tình. Ông kêu gọi bất cứ ai nhìn thấy Bruno nên đứng cách xa ít nhất 90m.
“Nếu chú gấu được để yên, nó có thể tiếp tục hành trình này một mình một cách an toàn”, ông nói.
Gấu đen không phải là động vật phổ biến ở Illinois – nơi chỉ có khoảng 14,7% môi trường sống phù hợp với sự sinh tồn của chúng.
Chỉ có một số ít trường hợp phát hiện gấu đen ở tiểu bang này trong vòng 10 năm qua.
Vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất của ngôi sao nặng gấp 100 lần Mặt Trời
Các nhà khoa học ghi nhận 1 vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất từng quan sát được. Đó là 'cái chết' của 1 ngôi sao khổng lồ nặng gấp 100 lần Mặt Trời.
Theo các nhà thiên văn học, vụ nổ siêu tân tinh này đã giải phóng năng lượng nhiều gấp 2 lần bất kỳ vụ nổ siêu tân tinh nào từng quan sát được cho tới nay. Sự kiện thiên văn này xảy ra ở một thiên hà nhỏ xa xôi cách Trái Đất 4,6 tỷ năm ánh sáng.
Cho đến khi quan sát được mới đây thì theo các nhà khoa học, vụ nổ siêu tân tinh trên mới chỉ nằm trong lý thuyết.
Ảnh minh họa vụ nổ siêu tân tinh SN2016aps của trường Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ ngày 13/4/2020. Ảnh: Reuters
Nhà vật lý thiên văn Matt Nicholl thuộc Đại học Birmingham ở Vương quốc Anh nhận định 2 ngôi sao vô cùng lớn, với mỗi ngôi sao nặng gấp Mặt Trời của chúng ta khoảng 50 lần đã sáp nhập với nhau để tạo nên một ngôi sao khổng lồ trong khoảng 1.000 năm trước khi phát nổ. Chúng là một phần trong cái gọi là hệ sao nhị phân với 2 ngôi sao hướng theo lực hấp dẫn về phía nhau.
Ngôi sao sáp nhập phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh này có tên chính thức là SN2016aps nằm trong một khu vực rất đặc và giàu hydro.
"Chúng tôi phát hiện ra rằng vụ nổ siêu tân tinh này có thể vô cùng sáng bởi sự va chạm mạnh mẽ giữa các mảnh vỡ bung ra từ vụ nổ trên và luồng khí bao quanh ngôi sao này một vài năm trước đó", Nicholl - chủ nhiệm nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy tuần này cho biết.
Những ngôi sao chết đi theo các cách thức rất khác nhau, phụ thuộc vào kích cỡ của nó và các yếu tố khác. Khi một ngôi sao nặng gấp khối lượng của Mặt trời khoảng 8 lần phát nổ, nó sẽ lạnh dần đi và lõi sụp xuống, tạo nên những bước sóng mạnh mẽ khiến lớp vỏ ngoài của nó phát nổ, mạnh tới nỗi có thể chiếu sáng toàn bộ thiên hà.
Các nhà nghiên cứu, những người đã quan sát trong 2 năm cho tới khi vụ nổ trên giảm bớt 1% độ sáng tối đa của nó, cho biết, hiện tượng này là một ví dụ cho vụ nổ siêu tân tinh gọi là pulsational pair-instability, hay PPI. Đó là một vụ nổ siêu tân tinh của các ngôi sao có khối lượng gấp khoảng 100 - 130 lần khối lượng Mặt Trời.
"Phát hiện này cho thấy còn nhiều điều thú vị và những hiện tượng mới chưa được phát hiện trong vũ trụ", Peter Blanchard, một nhà khoa học nghiên cứu về vật lý thiên văn tại Đại học Northwestern ở Illinois cho biết.
Những ngôi sao rất nặng giống như vậy có lẽ phổ biến hơn vào thời kỳ đầu của vũ trụ, Nicholl nhận định.
"Bản chất của những ngôi sao đầu tiên này là một trong những câu hỏi lớn trong thiên văn học. Trong thiên văn học, nhìn thấy những thứ xa hơn tức là nhìn về quá khứ xa hơn và xa hơn so với hiện tại của chúng ta. Vì thế, chúng ta có lẽ thực sự đã nhìn thấy chính những ngôi sao đầu tiên khi chúng phát nổ với cách thức tương tự như ngôi sao trên. Và bây giờ chúng ta biết những điều cần tìm kiếm là gì"./.
Kiều Anh
Bí ẩn 'cái chết' của ngôi sao cách Trái đất 75 triệu năm ánh sáng Một ngôi sao không ổn định trong thiên hà lùn Kinman cách Trái đất 75 triệu năm ánh sáng bất ngờ biến mất khiến các nhà khoa học bối rối. Do khoảng cách quá xa, các nhà thiên văn học trước đây không thể quan sát được từng ngôi sao trong Kinman. Nhưng từ năm 2001 đến 2011, họ phát hiện ra dấu...