Chủ động phòng bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết
Hiện nay đã bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika phát triển mạnh.
Để chủ động phòng, chống các bệnh này, Sở Y tế vừa có văn bản đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế các huyện, thành phố tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 10 (15-6-2020) và triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng lần II-2020 hiệu quả.
Đồng thời, chủ động thực hiện truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trước mùa dịch, huy động cả hệ thống chính trị và người dân cùng thực hiện; tăng cường chỉ đạo, giám sát nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh do virus Zika trên địa bàn tỉnh, kịp thời khoanh vùng xử lý ổ dịch, áp dụng các biện pháp xử lý tích cực, triệt để, có hiệu quả, không để dịch bùng phát trong cộng đồng.
Phun thuốc diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết tại P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa)
Video đang HOT
Ở những nơi có nguy cơ bùng phát dịch, ngành Y tế cần tham mưu chính quyền địa phương tổ chức diệt lăng quăng hằng tuần, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại 100% các hộ gia đình ở các khu vực có ổ dịch theo quy định của ngành Y tế.
Các bệnh viện và trung tâm y tế trong tỉnh cần bổ sung đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế để tiếp nhận điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, bệnh do virus Zika, sẵn sàng đối phó khi có dịch xảy ra trong những tháng cao điểm mùa mưa, hạn chế thấp nhất số người tử vong.
Bên cạnh đó, cần tăng cường lấy mẫu xét nghiệm sốt xuất huyết, thực hiện lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Zika gửi Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm; tổ chức thực hiện phân tuyến điều trị bệnh nhân, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; thực hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Zika đầu tiên năm 2020, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn
Bệnh nhân đầu tiên được xác định nhiễm virus zika là nam giới ở Đà Nẵng. Hiện Bộ Y tế đã phát đi công văn khẩn đề nghị các tỉnh thành tăng cường phòng chống bệnh do virus zika và sốt xuất huyết.
Chiều tối ngày 25/5, Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã ghi nhận 01 trường hợp mắc bệnh do virus Zika. Theo đó, bệnh nhân là nam (25 tuổi, địa chỉ phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Hiện bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.
Theo Bộ Y tế, bệnh do virus Zika có chung véc tơ truyền với sốt xuất huyết. Vì vậy hiện thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển mạnh.
Để kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng; Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết.
Việt Nam ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika năm 2020
Theo đó, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh. Triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia triển khai chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra; giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải,...là nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức loại bỏ và tiêu diệt bọ gậy.
Sở Y tế các tỉnh chủ động triển khai công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch với các hoạt động thiết thực nhằm huy động chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết; giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng. Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.
Thực hiện lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Zika, gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, Viện Pasteur khu vực để tiến hành xét nghiệm khẳng định nhằm đánh giá sự lưu hành của virus Zika, để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống.
Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật, 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch. Đảm bảo 100% các hộ gia đình và 100% các phòng, các tầng trong nhà được phun hóa chất theo chỉ định của ngành y tế. Xác định các điểm có nguy cơ sốt xuất huyết cao của địa phương và tổ chức chiến dịch phun hóa chất chủ động đợt 1 theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn chuyên môn của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến BV muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải BV; Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng (bọ gậy), xử lý ổ dịch.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên hướng dẫn đăng tải các thông tin liên quan về dịch bệnh do virus Zika,, sốt xuất huyết, các khuyến cáo của Bộ Y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để người dân biế; chủ động phòng chống, không hoang mang, lo lắng cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bệnh Covid-19 không liên quan đến sốt xuất huyết, không quá lo "dịch chồng dịch" Theo bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thông tin về việc bệnh sốt xuất huyết gia tăng vào mùa hè sẽ gây ra nguy cơ "dịch chồng dịch" trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc là không đủ cơ sở. Trẻ mắc viêm não, sốt xuất huyết... gia tăng trong mùa hè Sáng 29-5, Giám đốc Sở...