Chủ động ngay từ đầu năm
Hôm qua (25-12), Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013.
Năm 2013, sẽ thực hiện một loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
Giảm lệ phí trước bạ
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh, một trong những thành công lớn của năm 2012 là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiềm chế ở mức thấp. CPI tháng 12-2012 tăng 6,81% so với tháng 12-2011, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước và đạt được mục tiêu đề ra. Lãi suất cho vay giảm từ 5-8% so với cuối năm 2011. Bội chi ngân sách Nhà nước bằng 4,8% GDP. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước đạt trên 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (13%).
Dự báo tình hình năm 2013 còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu ra 9 nhóm giải pháp lớn. Trong đó, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng những giải pháp cụ thể, quyết liệt để giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho. Ông nhấn mạnh: “Tâm lý xã hội về lạm phát vẫn còn nặng nề. Do đó, không được chủ quan vì giá cả thị trường thế giới vẫn thất thường… Chính phủ xác định lạm phát năm 2013 phải thấp hơn năm 2012. Phải thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động. Điều hành lãi suất theo thị trường, tăng cường quản lý thị trường vàng, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối tiếp tục tái cơ cấu hệ thống tín dụng, ngân hàng…”.
Trình bày nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, Chính phủ sẽ tập trung 2 vấn đề chính: giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu, nợ đọng. Về hỗ trợ thị trường, Chính phủ sẽ triển khai các giải pháp về thuế, phí, tăng cường khả năng vay vốn… Cụ thể, sẽ gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT cho những doanh nghiệp có nhiều lao động, chế biến, gia công… Đặc biệt, Chính phủ không ban hành chính sách thực hiện việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện. Đồng thời, sẽ giảm lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi. Mức thu chung sẽ là 10%. Các địa phương được điều chỉnh tăng không quá 50% mức quy định chung. Đối với ô tô đăng ký lần 2 trở đi, mức thu chung là 2% và thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
Ưu tiên vốn cho người mua nhà
Liên quan tới vốn tín dụng, sẽ tiếp tục giảm lãi suất, có biện pháp tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu… đến hết năm 2013. Chính phủ sẽ chỉ đạo ưu tiên cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội với lãi suất, kỳ hạn hợp lý. Ngân hàng Nhà nước sẽ dành từ 20-40 nghìn tỷ đồng, với lãi suất hợp lý, kỳ hạn 10 năm để các ngân hàng thương mại cho đối tượng này vay. Chính phủ cũng đề nghị giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, năm 2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân.
Về vấn đề nóng – cứu thị trường bất động sản – Phó Thủ tướng cho biết, sẽ rà soát các loại dự án và đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tái cơ cấu, điều chỉnh kinh doanh phù hợp với thị trường. Cùng với đó, sẽ nghiên cứu để sớm hình thành các định chế tài chính mới như Quỹ Tiết kiệm nhà ở, Quỹ đầu tư bất động sản, Cơ quan tái thế chấp nhà ở… nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường. Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo xem xét việc mở rộng đối tượng và điều kiện mua và sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Về giải quyết nợ xấu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ.
Thống nhất cao với các giải pháp cụ thể, quyết liệt của Chính phủ, các địa phương mong Chính phủ sớm hoàn thiện và thông qua Nghị quyết để có căn cứ triển khai thực hiện. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng kiến nghị, thời gian áp dụng chính sách hỗ trợ nên kéo dài hơn 1 năm (có thể đến hết năm 2014) để doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực tốt hơn. Đánh giá giải pháp miễn, giảm thuế là cần thiết, song Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền kiến nghị cần có giải pháp cân đối hợp lý để các địa phương không quá lo lắng khi nguồn thu bị hụt đi. Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Quân đề nghị phải chủ động quyết liệt ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2013. Ông nói: “Không nên để rơi vào tình trạng bị động, lúng túng như năm 2011, 2012. Quý I thường là giai đoạn nước rút, nếu không chuẩn bị trước, hiệu quả sẽ thấp…”.
Hà Nội đề xuất phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu
Tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Huy Tưởng cho biết, TP đề xuất Chính phủ cho phép phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu xây dựng Thủ đô trong 3 năm (2013-2015). Khoản tiền này chủ yếu dùng để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng khung cho Thủ đô.
Theo ANTD
Kinh tế Việt Nam 2012: Vừa mừng, vừa lo
Sản xuất công nghiệp giảm sút là một trong những nguyên nhân khiến GDP không đạt được mục tiêu đề ra. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu và kiềm chế lạm phát lại là điểm sáng của nền kinh tế năm 2012. Đó là thông tin được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24-12.
Sản xuất công nghiệp giảm sút tác động tiêu cực đến nền kinh tế
GDP năm 2012 tăng 5,03%
Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 tăng 5,03% so với năm 2011. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm khu vực dịch vụ tăng 6,42% đóng góp 2,7 điểm phần trăm. Ông Đỗ Thức - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, GDP tăng 5,03% là thấp hơn so với mục tiêu đề ra. "Mặc dù Quốc hội đã điều chỉnh chỉ tiêu này nhiều lần và "chốt" lại ở mức 6-6,5% so với năm 2011 song đây vẫn là con số rất đáng quý. Mục tiêu cao nhất của năm 2012 là kiềm chế lạm phát đã đạt được. Tăng trưởng GDP năm nay có thể ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của đất nước"- ông Thức nói.
Theo các chuyên gia kinh tế, dư nợ tín dụng thấp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc phá sản đã khiến những hy vọng về sự khởi sắc của kinh tế những tháng cuối năm không đạt được. Cách đây hơn 1 tháng, Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (Ciem) đã đưa ra dự báo GDP năm nay tăng 5,2%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, biểu hiện khá cụ thể của nền kinh tế là sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng chậm. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số này chỉ tăng 4,8% so với năm 2011, thấp hơn mục tiêu đề ra. Trong đó, một số ngành có mức sản xuất tăng thấp hoặc giảm là: May mặc trang phục sản xuất sắt, thép, gang thiết bị điện vải dệt thoi giày dép, dây điện cáp điện hàng may sẵn xi măng... lại là những ngành có tỷ trọng lớn trong GDP.
Bên cạnh đó, đóng góp nhiều điểm phần trăm trong cơ cấu GDP, lĩnh vực dịch vụ cũng giảm sút. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 chỉ tăng 16% so với năm 2011. Nhu cầu mua sắm không tăng khiến hàng tồn kho ngày càng lớn. Tại thời điểm 1-12-2012, tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất xe có động cơ tăng 76,6% sản xuất dây, cáp điện tăng 56,8% sản xuất mô tô, xe máy tăng 42,1% may trang phục tăng 41,5% sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 40,8% sản xuất xi măng tăng 30,6% chế biến và bảo quản thủy sản tăng 28,6%...
CPI thấp hơn mục tiêu
Đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7-8% nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2012 ước tăng 6,81% so với năm 2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Có thể thấy, CPI năm 2012 tăng 6,81%, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Tuy nhiên, đây lại là năm giá có nhiều biến động và bất thường. Cụ thể, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm, nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 (2,2%), chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế cùng với nhóm giáo dục. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết Âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (tháng 6 và 7).
Về nhóm hàng thì nhóm lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung. Trong khi đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh, chỉ số giá nhóm giáo dục tuy mức tăng giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao.
Đại diện Vụ Thống kê giá- Tổng cục Thống kê cho rằng, người dân thắt chặt chi tiêu, sức tiêu thụ hạn chế là nguyên nhân chủ yếu khiến CPI tăng thấp. Từ năm 2007 đến nay, CPI có quy luật hai năm tăng cao đến một năm tăng thấp. Điều này có nguyên do từ việc do sức mua suy giảm, người bán lẻ không dám tăng giá hàng hóa, dịch vụ để tiêu thụ hàng hóa. Nhưng giá nguyên liệu đầu vào vẫn tăng nên đến lúc nào đó không thể kiềm giữ giá bán, giá nhiều mặt hàng sẽ tăng vọt, khiến CPI tăng cao liên tiếp. Về CPI năm 2013, vị đại diện này cho biết việc dự báo rất phức tạp. "Theo lộ trình, một số hàng hóa, dịch vụ sẽ tiếp tục điều chỉnh giá như: giá dịch vụ y tế, giá than... Hiện nay mới có 30/63 tỉnh, thành phố điều chỉnh giá viện phí, còn 33 tỉnh nữa. Thực tế năm 2012, việc điều chỉnh giá nhóm hàng này đã tác động mạnh đến CPI"- vị đại diện cho biết. Tất yếu của việc CPI tăng là đời sống của người dân, đặc biệt người có thu nhập trung bình trở xuống bị ảnh hưởng.
Bên cạnh tín hiệu vui từ kiềm chế được lạm phát, nền kinh tế cũng lần thứ 2 sau 20 năm (kể từ năm 1992) xuất siêu 284 triệu USD (năm 1992 xuất siêu 40 triệu USD). Năm 2012, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, tăng cao hơn so với mục tiêu đề ra đầu năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2012 đã đóng góp 2,93 điểm phần trăm trong tăng trưởng 5,03% GDP của năm nay.
Theo ANTD
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,26% Sáng 21-12, Cục Thống kê thành phố Hà Nội công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Hà Nội tăng 0,26% so với tháng trước. Ngoại trừ nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giữ nguyên và nhóm giao thông giảm 0,56%, 9 nhóm hàng còn lại có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng...