Chủ động ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Từ đầu năm 2020 đến ngày 5-8-2020, toàn TP Cần Thơ ghi nhận 509 ca sốt xuất huyết (SXH) nhập viện điều trị.
Tuy số ca mắc SXH toàn thành phố giảm so cùng kỳ, nhưng vẫn có nơi số ca mắc SXH cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Ngành y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Lãnh đạo Sở Y tế, đại diện CDC Cần Thơ kiểm tra lăng quăng trong dụng cụ chứa nước.
Hỗ trợ địa phương dập các ổ dịch
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ), trong 9 quận, huyện của thành phố có 2 quận, huyện có số ca mắc SXH tăng là Thốt Nốt (110 ca, cùng kỳ 100 ca) và Ô Môn (73 ca, cùng kỳ có 68 ca). Những xã, phường có số ca SXH cao là: Hưng Lợi 22 ca, Tân Lộc 33 ca, Thới An 22 ca, Tân Phú 22 ca, Hưng Phú 21 ca.
Trước tình hình này, Sở Y tế thành phố, CDC Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra thực tế tại các hộ gia đình ở phường Tân Lộc và Thới An. Tính đến ngày 5-8, phường Thới An (quận Ô Môn) có 22 ca mắc SXH. Qua kiểm tra thực tế vào ngày 25-7, oàn kiểm tra phát hiện khá nhiều các vật phế thải nước đọng xung quanh khuôn viên các hộ gia đình vẫn còn nhiều lăng quăng. oàn kiểm tra cùng cán bộ địa phương hỗ trợ người dân đổ nước, súc rửa lu, khạp chứa nước có lăng quăng.
Video đang HOT
Tại phường Tân Lộc, phường cũng triển khai 2 đợt chiến dịch diệt lăng quăng, phòng, chống SXH. Sau đó, qua kiểm tra mật độ muỗi và lăng quăng đều có giảm. CDC Cần Thơ đã tổ chức kiểm tra, phun thuốc diện rộng bằng xe ô tô ở 3 ấp: Tân Mỹ 1, Tân Mỹ 2 và ông Bình.
Không chủ quan với SXH
Bệnh SXH là bệnh lưu hành thường xuyên ở các địa phương trong vùng BSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng. ến nay, SXH chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dễ lây lan do muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Loài muỗi này thường đẻ trứng vào nước ngọt sạch (lu, khạp, bình hoa, vật phế thải có nước mưa như lốp xe, chai, lọ…). Muỗi vằn hoạt động cả ban ngày, ban đêm, hoạt động mạnh vào sáng sớm, chiều chạng vạng.
Hiện nay, lực lượng y tế dự phòng từ cơ sở đến thành phố đang căng mình phòng, chống dịch COVID-19. Ở thời điểm này, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển. Vì vậy, để tránh nguy cơ dịch chồng dịch, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ, cho biết: Bên cạnh phòng, chống dịch COVID-19, người dân không được chủ quan với các dịch bệnh khác, nhất là SXH. Nếu vừa mắc SXH, vừa nhiễm thêm COVID-19 thì việc điều trị rất khó khăn. Người dân hết sức cảnh giác, chủ động diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng muỗi cắn; thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh và trong nhà, nhất là dọn dẹp các vật phế thải chứa nước. Quan tâm ngăn chặn, phòng bệnh SXH cũng như quan tâm phòng, chống dịch COVID-19.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Huỳnh Văn Nhanh đã chỉ đạo CDC Cần Thơ làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các Trung tâm Y tế quận, huyện triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh SXH, như: Tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị và mạng lưới cộng tác viên về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị SXH.
Trung tâm Y tế các quận, huyện cần kiện toàn, duy trì hoạt động thường xuyên của đội ngũ cộng tác viên phòng, chống SXH; thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh SXH tại các điểm nóng, các ấp, khu vực, xã, phường có nguy cơ bùng phát dịch. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh, phối hợp đài truyền thanh quận, huyện và các ban ngành, đoàn thể triển khai công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH trực tiếp tại cộng đồng.
Ngoài SXH, từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm cũng là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo cần quan tâm phòng bệnh này cho trẻ nhỏ. ồng thời, tuân thủ lịch tiêm chủng để phòng các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng bệnh như bạch hầu, sởi…
Sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19: Triệu chứng ban đầu 2 bệnh giống nhau
Tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Những ổ bệnh xuất hiện giữa lúc dịch COVID-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch ảnh hướng đến sức khoẻ người dân.
Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết. Ảnh: Hà Phương
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM đã có cuộc trao đổi với Lao Động xung quanh vấn đề này.
Thưa bác sĩ, giữa lúc dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra thì các ổ bệnh sốt xuất huyết lại xuất hiện ở TPHCM vào thời gian này. Vậy chúng ta đang đối mặt với nguy cơ như thế nào?
- Nếu trường hợp dịch chồng dịch thì sẽ gặp một số khó khăn. Sốt xuất huyết có biểu hiện giống bệnh nhân mắc COVID-19 là sốt, đau nhức, ho. Nếu người có triệu chứng này thì phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm sẽ tốn công, tốn sức hơn. Chưa kể quá trình cách ly điều trị cùng lúc 2 bệnh thì sẽ khó khăn hơn. Trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 mà còn có bệnh nền liên quan thì trong quá trình chữa trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, triệu chứng biểu hiện của 2 căn bệnh này có gì khác nhau để phân biệt được hay không?
- Đối với những người mắc COVID-19 hay sốt xuất huyết thì triệu chứng những ngày đầu khó phân biệt được. Đều sốt, ho, đau nhức. Bệnh này không chừa một ai, mọi lứa tuổi đều có thể mắc. Nếu có những biểu hiện này tốt nhất nên tự cách ly với những người trong gia đình, mang khẩu trang và đi tới các cơ sở y tế để khám bệnh.
- Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và chất lượng sống. Người dân cần làm gì để phòng vừa phòng dịch COVID-19, vừa phòng dịch sốt xuất huyết vào lúc này?
Sốt xuất huyết là căn bệnh rất kinh điển từ trước tới nay. Nguyên nhân chính của sốt xuất huyết do vật trung gian là muỗi vằn. Loại muỗi này thường đẻ trong những lọ nước, rồi sinh sản và chích người vào ban ngày.
Nếu muốn diệt muỗi thì không còn biện pháp nào khác ngoài vệ sinh nhà cửa, diệt lăng quăng, phát quang bụi rậm. Ở trường học thì cũng thực hiện các biện pháp tương tự kể trên. Bệnh sốt xuất huyết không lây lan qua đường hô hấp nên không cần hạn chế tiếp xúc nhưng muỗi có thể mang bệnh từ người này sang người khác.
Trong thời gian này, ngoài sốt xuất huyết thì những bệnh mùa nào có thể bùng phát ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, thưa bác sĩ?
Có thể, vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới sẽ bùng phát tay chân miệng. Căn bệnh này thường cao điểm vào tháng 4,5,6 nhưng năm nay chưa có. Dự đoán vào tháng 9 và 10 sẽ bùng phát, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ.
Ngày 4.5, báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Ngành y tế đã xử lý phun hóa chất, diệt lăng quăng tại các ổ bệnh và những điểm nguy cơ.
Thành phố ghi nhận 65 ca sốt xuất huyết trong tuần qua, giảm hơn 43% với trung bình bốn tuần trước. Số bệnh nhân từ đầu năm đến nay là hơn 6.400, giảm 70% với cùng kỳ năm ngoái.
Các bệnh như tay chân miệng, sởi... cũng giảm mạnh. Trong tuần ghi nhận 9 ca tay chân miệng, giảm hơn 34% với trung bình bốn tuần trước, chưa xuất hiện ca tử vong. Từ đầu năm đến nay số bệnh nhân tay chân miệng là 453, giảm hơn 90% với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Sốt xuất huyết tăng mạnh, 2 tuần có gần 500 người mắc Tính đến giữa tháng 7, TP.HCM ghi nhận hơn 8.400 ca mắc sốt xuất huyết. Chiều ngày 25-7, thông tin về tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết tính đến giữa tháng 7, TP.HCM ghi nhận 8.442 ca mắc SXH. Đặc biệt trong 2 tuần gần đây, toàn thành phố...