Chủ động ‘giăng lưới tình’, gái xinh dính quả lừa cay đắng
Sau cái đêm nồng say hưởng trọn đời con gái của tôi, anh biến mất cùng số tiền mồ hôi công sức bao năm dành dụm tôi đã ngu muội trao cho anh, với hi vọng được sống cùng anh trong căn biệt thự như anh đã hứa…
Thi trượt Đại học, những tưởng sẽ an phận ở quê làm nông kiếm sống rồi chồng con như bao gái làng, không ngờ tôi may mắn được xã cho ra thành phố cùng vài chục thanh niên nam, nữ đủ tiêu chuẩn trong làng tham gia một lớp học ngoại ngữ và đào tạo nghề, trước khi lên đường đi xuất khẩu lao động theo yêu cầu tuyển chọn của một doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
Có tuổi trẻ, có sức khỏe, có vốn văn hóa là tấm bằng tốt nghiệp phổ thông trung học nên tôi không gặp khó khăn gì khi hội nhập và cống hiến cho nhà máy. Hết hợp đồng lao động 2 năm, tôi lại một lần nữa nhận sự may mắn là được doanh nghiệp gia hạn thêm 2 năm với mức lương nằm ngoài mơ ước.
Trở về nước sau khi gặp gỡ, thăm hỏi và hỗ trợ một phần kinh tế để bố mẹ lo cho cô em gái của tôi đang học năm thứ nhất trường Đại học Nông nghiệp, tôi tự tin xin phép bố mẹ cho tôi ra thành phố lập nghiệp.
Mua được căn hộ chung cư vừa ý, tôi hùn vốn cùng cô bạn thân đã từng gắn bó suốt mấy năm lao động ở nước ngoài, mở một shop giày thời trang là lĩnh vực cả hai chúng tôi đều am hiểu.
Nhà riêng đã có, công việc kinh doanh cho thu nhập tốt, tôi bắt đầu lên kế hoạch tìm một nửa kia cho mình vì lần nào ghé quê bố mẹ cũng đều nhắc nhở, mong ngóng khi mà tôi đã bước qua tuổi 25 là cái tuổi được xếp vào diện gái ế trong làng …
Thế rồi trong gia đình có đám cưới, tôi giao shop cho cô bạn thân quản lí, tôi bắt chuyến xe khách cuối cùng về quê để dự đám cưới cậu em con dì ruột.
Tôi thật vui vì ngồi ngay cạnh ghế của tôi là một thanh niên đẹp trai, lịch lãm mà mới nghe anh chào xã giao tôi đã nhận ra anh là đồng hương với mình. Đoạn đường gần trăm cây số về quê ngắn lại bởi những lời trò chuyện tâm sự chân tình của anh với tôi.
Anh cho biết anh 30 tuổi, còn độc thân, anh vừa lấy bằng cao học kinh tế tại một nước Châu Âu xa xôi trở về. Anh có mặt trên chuyến xe nay vì bố mẹ vừa bán đất hỗ trợ vốn cho anh mở công ty tư nhân, do số tiền anh tích lũy được đã ứng để mua căn biệt thự cao cấp cho anh an cư lạc nghiệp nơi thành phố. Thấy anh thân thiện, tôi cũng không ngại cho anh biết về tôi…
Video đang HOT
Chúng tôi chia tay với lời hẹn gặp lại và trao cho nhau số điện thoại để tiện liên lạc khi trở về thành phố, tôi là người chủ động gọi điện cho anh bởi tôi đã sắp sẵn trong đầu kế hoạch chinh phục người đàn ông sang trọng, giàu có mà theo tôi anh cũng dành cho tôi cảm tình đặc biệt.
Tôi đã không mơ nhầm và cũng không uổng công săn đón anh khi anh vui vẻ nhận lời đi dạo phố, cafe cùng tôi trong một nhà hàng ấm cúng.
Tôi đã có được lời yêu từ anh sau 2 tháng chúng tôi quen biết. Tôi chẳng một chút khi ngờ, băn khoăn khi đưa anh số tiền không nhỏ của tôi để anh trả nốt phần còn thiếu cho căn biệt thự, mà anh khẳng định là tôi đứng tên sở hữu cùng anh vì anh chỉ đợi ngày lành tháng tốt để rước tôi về làm vợ! Cái gì đến phải đến khi chỉ có anh và tôi trong một đêm lãng mạng tại căn hộ chung cư của tôi.
Vậy mà cái ngày lành tháng tốt để tôi trở thành vợ anh vĩnh viễn không bao giờ đến được. Bởi sau cái đêm nồng say hưởng trọn đời con gái của tôi, anh biến mất cùng số tiền mồ hôi công sức bao năm dành dụm tôi đã ngu muội trao cho anh, với hi vọng được sống cùng anh trong căn biệt thự như anh đã hứa…
Không phải Mỹ hay châu Âu, Ấn Độ mới là "trận địa" chính chống Covid-19
Một số chuyên gia cho rằng, không phải Mỹ hay châu Âu, mà Ấn Độ sẽ là "chiến trường" chính trong cuộc chiến chống Covid-19 thời gian tới.
Cách đây hơn 3 tháng, không ai biết đến sự tồn tại của virus SARS-CoV-2. Hiện giờ virus này đã lây lan rộng gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 500.000 người bị mắc bệnh. Covid-19 đang gây sụp đổ các nền kinh tế, phá vỡ hệ thống chăm sóc sức khỏe, lấp đầy các bệnh viện và khiến không gian công cộng vắng bóng người.
Chốt kiểm tra lệnh phong tỏa tại New Delhi ngày 25/03/2020. Ảnh: Reuters.
Trận địa chính trong cuộc chiến chống Covid-19
Mỹ và các nước châu Âu là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhưng đây không phải là điểm dừng cuối cùng của virus SARS-CoV-2. Các nước châu Á cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng không kém. Một số chuyên gia cho rằng, không phải Mỹ hay châu Âu, mà Ấn Độ sẽ là "chiến trường" chính trong cuộc chiến chống Covid-19 thời gian tới. Nhận định này không phải là không có căn cứ.
Với việc phong tỏa đất nước trong 21 ngày, Ấn Độ đã nối dài danh sách các quốc gia thực hiện những biện pháp mạnh tay để đối phó với Covid-19 và kết quả của biện pháp này sẽ quyết định tương lai của đại dịch trên toàn cầu.
Trong một động thái chưa từng có, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 24/3 tuyên bố phong tỏa toàn bộ đất nước trong 3 tuần cho đến ngày 14/4. Ông Modi phát biểu với người dân rằng, cứu người là ưu tiên hàng đầu và giãn cách là biện pháp duy nhất để phá vỡ chu kỳ lây nhiễm của virus. "Nếu bạn bước ra khỏi nhà trong 21 ngày tới, bạn sẽ kéo đất nước thụt lùi 21 năm", Tổng thống Modi cảnh báo.
Đây không phải cách nói cường điệu. Mà trên thực tế với dân số hơn 1,3 tỷ người, lớn thứ 2 thế giới, cách Ấn Độ phản ứng với cuộc khủng hoảng hiện giờ có thể quyết định quỹ đạo của dịch bệnh trên toàn thế giới.
"Tương lai của dịch bệnh phần lớn phụ thuộc vào những gì xảy ra ở các quốc gia lớn và đông dân như Ấn Độ", Tiến sỹ Michael J Ryan, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp về y tế của WHO cho biết. Ông Ryan cho rằng, Ấn Độ cần phải tiếp tục thực hiện các hành động mạnh mẽ ở cả cấp độ y tế công cộng và cấp độ xã hội mới có thể kiềm chế, kiểm soát và trấn áp dịch bệnh, cứu sống nhiều sinh mạng".
Thách thức trong cuộc chiến chống Covid-19
Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong cuộc chiến chống Covid-19 như không đủ kinh phí chăm sóc sức khỏe, thiếu nước sạch và thiếu cơ sở vệ sinh tại nhiều khu vực, cùng với đó là mật độ dân số cao. Tại một số thành phố lớn nhất của Ấn Độ, cứ mỗi km2 có khoảng 420 người sinh sống, điều này khiến việc "giãn cách xã hội" và "tự cách ly" khó có thể thực hiện được nếu không có một chính sách phong tỏa được thực thi nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng thiếu đạo luật dành riêng cho tình hình đại dịch, dù chính phủ nước này đã tuyên bố Covid-19 là "một thảm họa cần được báo động" theo Luật quản lý thảm họa, cho phép chính quyền các bang chi thêm tiền từ Quỹ đối phó thảm họa bang (SDRF) để dập dập dịch. Đạo luật chính mà nước này áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp về y tế là Đạo luật dịch bệnh có từ năm 1897, vốn được ban hành để chống bệnh dịch hạch.
Các nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy những người bị cao huyết áp và bệnh tiểu đường nhiều khả năng sẽ bị nặng hơn nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 và có thể tử vong. Trong khi đó, thống kê cho thấy, khoảng 1/3 dân số Ấn Độ bị cao huyết áp và cứ 10 người trưởng thành thì có hơn 1 người mắc bệnh tiểu đường. Tại Trung Quốc trẻ em ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng ở Ấn Độ hiện nay đang có hàng triệu trẻ em suy dinh dưỡng, rất dễ bị mắc Covid-19.
Chưa hết, Ấn Độ có tỷ lệ bệnh nhân nhiễm lao và mắc viêm phổi cao. Thêm vào đó, thói quen hút thuốc và chất lượng không khí kém lại càng làm gia tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp. Một số người đang trông chờ vào sức nóng và độ ẩm của mùa hè của thể giúp quốc gia này hạn chế tình trạng lây lan của Covid-19, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy nhiệt độ gia tăng sẽ ngăn chặn bệnh dịch.
Nhiều chuyên gia đã lo ngại về khả năng ứng phó của Ấn Độ trước đại dịch Covid-19, đặc biệt khi nhìn vào tình hình ngày càng xấu đi tại các nước phát triển như Italy, Tây Ban Nha và Mỹ - những quốc gia có mật độ dân số thấp hơn và hệ thống y tế tiên tiến hơn.
Kịch bản ngày tận thế hay hy vọng thành công?
Tính đến ngày 27/3, Ấn Độ mới chỉ ghi nhận 20 trường hợp tử vong trên tổng số 753 ca mắc. Nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo rằng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể nhanh chóng tăng vọt. Trong trường hợp xấu nhất, 60% dân số Ấn Độ, khoảng 800 triệu người có thể bị nhiễm virus nguy hiểm này, Tiến sĩ Ramanan Laxminarayan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về dịch bệnh, kinh tế và chính sách có trụ sở tại Mỹ đánh giá.
"Mô hình của chúng tôi dự đoán rằng vào giai đoạn đỉnh dịch, sẽ có 10 triệu bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng tại Ấn Độ", ông Laxminarayan cho biết.
Ấn Độ có chưa đến 100.000 giường chăm sóc đặc biệt và 20.000 máy thở, hầu hết nằm ở các thành phố lớn. Vì vậy, khi số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân, hệ thống y tế tại nước này sẽ phải đối mặt với tình huống tương tự như ở Italy, khi mà các bác sỹ phải lựa chọn bệnh nhân để quyết định ai sẽ được dùng máy thở.
Tuy nhiên vẫn có hy vọng về việc ngăn chặn Covid-19, dựa vào việc đánh giá hồ sơ kiểm soát và xóa bỏ các bệnh dịch xảy ra trước đây của Ấn Độ. Theo ghi nhận của WHO, Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc xóa sổ 2 "kẻ giết người thầm lặng" là bệnh đậu mùa và bệnh bại liệt.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Geneve, Tiến sỹ Ryan lưu ý rằng, số người tử vong vì bệnh đậu mùa trên hành tinh này còn lớn hơn số trường hợp tử vong trong tất cả các cuộc chiến tranh cộng lại và Ấn Độ, thông qua việc thực hiện "các biện pháp can thiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đã chấm dứt được dịch bệnh và trao một món quà tuyệt vời cho thế giới".
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đã loại bỏ được bệnh bại liệt, thực hiện một khối lượng lớn công việc nhằm giám sát, xác định các trường hợp mắc, tiêm vắc xin và làm những điều cần thiết khác.
Nếu Ấn Độ từng thành công trong quá khứ thì vẫn luôn có hy vọng quốc gia này sẽ thành công một lần nữa trong cuộc chiến chống Covid-19. Giai đoạn vài ngày tới sẽ rất quan trọng trong cuộc chiến này và thế giới cần phải theo dõi chặt chẽ.
Chuyên gia Laxminarayan cho rằng, Ấn Độ có thời gian từ 4 đến 6 tuần trước khi dịch bệnh Covid-19 lên đến đỉnh điểm. Vì vậy New Delhi cần phải tận dụng cơ hội này để xây dựng một cơ sở hạ tầng xét nghiệm quy mô lớn với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận để xác định người mắc bệnh, theo dõi và cách ly những người nghi nhiễm, đồng thời chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Các cơ sở cách ly và giường chăm sóc đặc biệt phải được thiết lập ở tất cả các bang trên toàn quốc./.
Hồng Anh
Liên hoan phim Cannes lùi tới cuối tháng 6 Theo thông tin từ Ban tổ chức LHP Cannes, sự kiện điện ảnh này sẽ không diễn ra từ ngày 12 đến 22-5 như thông lệ mà có thể sẽ lùi lại đến khoảng cuối tháng 6, hoặc đầu tháng 7. Buổi họp báo thường lệ của LHP diễn ra ngày 12-4 tới cũng bị hoãn. Ban tổ chức cho biết, lịch họp...