Chủ động đón làn sóng du lịch trở lại
Hơn bất cứ ngành nghề nào, du lịch là hoạt động mẫn cảm nhất với “ sức khỏe” của nền kinh tế. Năm 2020, toàn tỉnh chỉ đón được 7.341.000 lượt khách, giảm 24%, đạt 65,5% kế hoạch; tổng thu từ du lịch đạt 10.394 tỷ đồng, giảm 28% so với năm 2019, đạt 50,7% kế hoạch.
Đây là mức sụt giảm dễ hiểu, bởi du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi tính liên vùng, liên ngành rất cao, trong khi năm 2020 gần như tất cả các địa phương, ngành nghề đều phải căng mình chống dịch COVID-19, người dân có tâm lý không muốn đi xa, không muốn tham gia các hoạt động đông người nên nhiều hoạt động du lịch đã bị hoãn, hủy.
Năm 2021 ngành du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón tới 11,9 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt 22.858 tỷ đồng. Đây là con số khá cao, để hiện thực, cần phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ, có những biện pháp kích cầu phát triển du lịch trở lại một cách phù hợp trong tình hình mới, nhất là du lịch nội địa khi mà dịch bệnh đang có dấu hiệu lắng dịu, hoạt động sản xuất và đời sống trên toàn quốc dần trở lại bình thường.
Cùng với đó, nhiều quốc gia đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, nối lại hoạt động giao thương quốc tế, nhất là vắc-xin phòng ngừa COVID-19 đã được sản xuất và cung ứng ra thị trường, là điều kiện để chúng ta sớm đưa cuộc sống bình thường trở lại, đặc biệt là với các hoạt động du lịch.
Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trung tâm du lịch của khu vực Bắc Trung bộ, thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước. Theo đó, toàn tỉnh có 1.050 cơ sở lưu trú/50.000 phòng; có 62.000 lao động, trong đó lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chiếm 83,6%; tổng thu từ du lịch ước đạt 45.000 tỷ đồng, trong đó tổng thu từ khách quốc tế là 380 triệu USD…
Để đạt mục tiêu trên, chương trình đưa ra 9 nhóm nội dung triển khai thực hiện như quy hoạch phát triển du lịch; tu bổ, tôn tạo di tích; đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… Trong đó, tập trung nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chủ đạo là du lịch biển, thúc đẩy hình thành các dòng sản phẩm cao cấp, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái cộng đồng, các sản phẩm du lịch mới, du lịch sáng tạo. Củng cố thị trường khách du lịch nội địa khu vực gần, phát triển thị trường khách du lịch nội địa khu vực xa và các thị trường khách quốc tế.
Video đang HOT
Có thể nói, dòng chảy du lịch thời gian qua dù đang chậm lại nhưng chắc chắn sẽ không dừng lại. Một số hoạt động du lịch tạm dừng trong thời gian qua chỉ là tạm thời, hoạt động thông thương để thúc đẩy nền kinh tế trong đó có du lịch nhiều khả năng sẽ sôi động trở lại vào mùa hè này.
Mới đây Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 740/SVHTTDL-QLDL gửi các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, đề nghị các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đưa các hoạt động du lịch trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Trong chuyển thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cũng đã đề nghị tỉnh Thanh Hóa có các biện pháp phù hợp để đưa du lịch phát triển bình thường trở lại nhằm phát huy hết khả năng, lợi thế của tỉnh.
Hiện nay chúng ta đang có các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả để kiểm soát bệnh dịch, vì thế ngành du lịch cùng các cơ quan hữu quan cần phải chủ động các điều kiện để đón làn sóng du lịch trở lại trong hoàn cảnh bình thường mới, nhất là du lịch nội địa, vừa đảm bảo sự an toàn vừa khơi thông được dòng chảy vốn có của ngành “công nghiệp không khói” góp phần sớm hiện thực các mục tiêu về phát triển kinh tế du lịch mà chúng ta đã đề ra.
Sẽ bố trí ngân sách mua vắc xin phòng ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân Thủ đô
Sẽ bố trí ngân sách mua vắc xin phòng ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân Thủ đô
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Thường trực Thành uỷ sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ về tiêm vắc xin cho tất cả người dân của Thành phố bằng nguồn vốn ngân sách của Thành phố và nguồn vốn hợp pháp khác.
Thường trực Thành uỷ Hà Nội họp nghe báo cáo về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Chiều 2/2, Thường trực Thành uỷ Hà Nội họp nghe báo cáo về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố (TP).
Tham dự còn có Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 TP, lãnh đạo các sở, ngành và lãnh đạo của các quận, huyện: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh, Thạch Thất.
Hiện nay TP Hà Nội đã có 20 ca dương tính với COVID-19 liên quan tới các ổ dịch ở Quảng Ninh, Hải Dương. Công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh đang được TP khẩn trương thực hiện với tinh thần thần tốc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly, chữa trị các đối tượng tiếp xúc và bệnh nhân COVID-19.
Sau khi nghe báo cáo của Sở Y tế, các quận, huyện trên và ý kiến của các đồng chí trong Thường trực Thành uỷ, Bí Thư Thành uỷ Vương Đình Huệ nhấn mạnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, rủi ro lây nhiễm rất cao, dịch bệnh tại Hà Nội có nguy cơ kéo dài hơn.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội biểu dương UBND, Ban chỉ đạo của TP đã kích hoạt toàn hệ thống vào cuộc rất khẩn trương, các cơ quan, ngành y tế, các quận, huyện có nhiều cố gắng ở các khâu phòng, chống dịch, nhất là lực lượng trên tuyến đầu. Tuy nhiên, Bí thư Vương Đình Huệ cho rằng một số nơi còn chủ quan, chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của chủng virus mới này; sự phối hợp của các cấp, ngành từ TP tới cơ sở chưa chặt chẽ, một bộ phận người dân còn chủ quan, chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc phòng tránh 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đặt ra yêu cầu với các cơ quan, đơn vị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội yêu cầu việc đầu tiên là phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 là hàng đầu, cấp bách trước, trong và sau Tết Nguyên đán. "Thực hiện nhiệm vụ kép nhưng phòng, chống dịch là hàng đầu", đồng chí Vương Đình Huệ nêu rõ và chỉ đạo quyết tâm nhanh chóng khống chế, khoanh vùng dịch bệnh trên địa bàn.
Đồng thời duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá trên cơ sở thực hiện đúng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, vùng an toàn chi viện cho vùng bị giãn cách, "góp gió thành bão", hạn chế tối đa thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh tròng vùng bị giãn cách.
Để thực hiện được yêu cầu trên, Bí thư Vương Đình Huệ yêu cầu tập trung rà soát năng lực, hiệu quả phòng, chống dịch bệnh từ TP tới thôn, tổ dân phố theo tinh thần chủ động, nhanh nhạy, sát thực, kịp thời, sáng tạo; tăng cường phối hợp giữa các cấp, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, bảo đảm đúng quy định. "Yêu cầu phải truy vết nhanh hơn nữa, phát hiện sớm hơn nữa, phát huy vai trò tổ giám sát cộng đồng, đi từng ngõ, gõ từng nhà, thực hiện khai báo y tế".
Đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc 5K, xử phạt nghiêm các trường hợp không tuân thủ; Ban cán sự Đảng UBND TP xem xét mức độ, sự cần thiết cho phép tổ chức các lễ hội, sự kiện tập trung đông người.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của TP nghiên cứu có quyết định khoanh vùng dịch rộng hơn, thực hiện xét nghiệm phạm vi rộng hơn đối với F1, F2, người đi về từ vùng dịch, người có nguy cơ nhiễm cao tại khu cách ly, các y bác sĩ, các lực lượng thực thi nhiệm vụ, nhanh chóng thông báo kết quả sớm, nhanh nhất đối với F1, tính toán chu kỳ xét nghiệm lại để xác nhận kết quả. Phối hợp với Bộ Y tế để xét nghiệm cho các nhân viên của Sân bay Nội Bài, đồng thời ưu tiên xét nghiệm ở Đại học FPT, Nhà máy Z153, thôn Bạch Trữ (huyện Mê Linh), Times City. Bí thư Thành uỷ yêu cầu trước 23 tháng Chạp phải xét nghiệm xong hoàn toàn F1 trên địa bàn.
Đồng thời, rà soát, thiết lập các khu cách ly, khả năng chữa trị tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Mê Linh, Đức Giang, bệnh viện tuyến huyện, nghiên cứu sáng kiến của quận Nam Từ Liêm thực hiện cách ly tại trường tiểu học Xuân Phương.
Về vắc xin, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, Thường trực Thành uỷ sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ về tiêm vắc xin cho tất cả người dân của TP bằng nguồn vốn ngân sách của TP và nguồn vốn hợp pháp khác.
Bí thư Thành uỷ đề nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan tính toán nhu cầu nhu yếu phẩm trên địa bàn, tăng cường các hoạt động thương mại trực tuyến nhưng không để xảy ra tình trạng trục lợi, bảo đảm phòng, chống dịch tại các trung tâm thương mại.
Bí thư Vương Đình Huệ đề nghị 5 đoàn kiểm tra của Thường trực Thành uỷ tăng cường kiểm tra tại các nơi có nguy cơ cao như khu công nghiệp, trường học khi học sinh, sinh viên đi học trở lại.
Về công tác truyền thông, Bí thư Thành uỷ Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai, kịp thời thông tin liên quan tới COVID-19 để giúp người dân không hoang mang, dao động nhưng cũng không lơ là, chủ quan.
Liên kết để vươn tầm Tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị giới thiệu, quảng bá hình ảnh "Du lịch Thanh Hóa - điểm đến an toàn và hấp dẫn", đồng thời phối hợp với ngành du lịch các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị tổ chức gian...