Chủ động chống dịch nCoV từ bệnh viện
Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi do vi rút Corona mới (nCoV) có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã chủ động sẵn sàng mọi kế hoạch phòng chống dịch bệnh, triển khai quy trình sàng lọc, cách ly và điều trị cho người nhiễm. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch, yêu cầu tất cả các đơn vị tăng cường khâu giám sát, phát hiện sớm.
Bệnh viện Bạch Mai tiến hành sàng lọc bệnh nhân kỹ lưỡng ngay từ khi tiếp nhận tại Khoa Cấp cứu A9.
GS, TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Phụ trách điều hành Bệnh viện cho biết, ngày 21-1, Ban chỉ đạo chiến dịch đã họp lần thứ hai để rà soát lại toàn bộ công việc và quy trình theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế. “Với phác đồ được Bộ Y tế ban hành, bệnh viện yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm. Bệnh nhân viêm phổi nặng được thăm hỏi kỹ càng các yếu tố dịch tễ, cách ly, điều trị kịp thời. Chúng tôi chuẩn bị phương tiện bảo hộ và phòng cách ly. Khi phát hiện tại đơn vị sẽ cách ly tại chỗ, hội chẩn và chuyển bệnh nhân tới đơn vị chuyên về chăm sóc điều trị bệnh nhân này”, GS Châu cho biết.
Ban Giám đốc bệnh viện cũng đã chỉ đạo các khoa giám sát tình hình dịch bệnh và cập nhật thường xuyên, đề nghị các bác sĩ quan tâm yếu tố dịch tễ khi tiếp nhận người bệnh. Tại Khoa Hồi sức tích cực – nơi tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân viêm phổi nặng, thở máy đã chuẩn bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị, phòng cách ly để tiếp đón bệnh nhân.
PGS, TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, người dân không nên lo lắng và quá căng thẳng vì Việt Nam chủ động đẩy lùi được dịch. “Tại khoa Cấp cứu A9 chúng tôi có chương trình kiểm soát bệnh dịch, trong đó bệnh nCoV. Những bệnh nhân sốt sẽ đưa vào phòng cách ly, sàng lọc và đưa vào Trung tâm truyền nhiễm. Bệnh nhân trong nhóm nghi ngờ được chăm sóc, cách ly, kiểm soát tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới bệnh nhân khác. Chúng tôi cũng chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với nhóm bệnh dịch được chăm sóc thế nào và nhóm không bệnh dịch được chăm sóc như thế nào để người bệnh yên tâm điều trị”, PGS Chi chia sẻ.
PGS, TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ thông tin.
Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, theo Phó Giám đốc Vũ Xuân Phú, hiện mọi công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh đã được bệnh viện triển khai sẵn sàng. Những trường hợp sốt, có vấn đề về hô hấp sẽ được các bác sĩ khai thác yếu tố dịch tễ để sàng lọc các triệu chứng của người bệnh, đưa vào cách ly nếu có yếu tố nghi ngờ.
Video đang HOT
Ngày 22-1, trước tình hình bệnh viêm phổi cấp đang diễn biến ngày càng phức tạp tại Trung Quốc, Bộ Y tế Việt Nam đã ra chỉ thị yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona (nCoV) mới.
Bộ Y tế yêu cầu Cục Y tế Dự phòng thường xuyên cập nhật thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, mạng lưới văn phòng đáp ứng khẩn cấp khu vực ASEAN. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng; tổ chức giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa, quan sát tình trạng sức khỏe đối với các hành khách nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán và vùng có dịch; phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để bệnh lây lan ra cộng đồng; triển khai kế hoạch đáp ứng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp với ba tình huống diễn biến dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị y tế.
Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo, đôn đốc tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương tăng cường giám sát để cách ly ngay các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Cùng với đó, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur cần đẩy mạnh các hoạt động chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn cho các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tăng cường giám sát, điều tra dịch tễ, lẫy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm bảo đảm an toàn sinh học, chất lượng mẫu bệnh phẩm, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm mắc tại các cửa khẩu, cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh để thực hiện cách ly, xử lý sớm.
Theo Bộ Y tế, các bệnh viện phải chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng khu vực cách ly, phân khu điều trị, thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân. Từ đó, thực hiện nghiêm kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế khi thăm khám sàng lọc, chăm sóc, điều trị các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh do chủng nCoV mới.
Các bệnh viện được tăng cường phòng chống dịch nCoV.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng nCoV mới, sẵn sàng triển khai các hoạt động theo ba tình huống trong kế hoạch của Bộ Y tế, tăng cường cường truyền thông trong các cơ sở khám, chữa bệnh; đẩy mạnh thực hiện giám sát viêm phổi nặng do virus, giám sát dựa vào các sự kiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cộng đồng để phát hiện sớm các chùm trường hợp mắc viêm phổi, các trường hợp mắc viêm phổi nặng, lấy mẫu xét nghiệm xác định các tác nhân gây bệnh nhằm đáp ứng nhanh khi dịch bệnh bùng phát.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh mới nổi, hiện nay, dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona ở Trung Quốc diễn biến vô cùng phức tạp. Đến hết ngày 22-1, Trung Quốc ghi nhận 541 trường hợp mắc, trong đó có 15 nhân viên y tế bị lây nhiễm, 17 trường hợp tử vong. Không chỉ Trung Quốc, nhiều quốc gia cũng đã phát hiện ca bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của Corona.
Theo Nhân dân
Trầm cảm - bệnh hủy hoại dần ý thức sống
Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay, xảy ra mọi lứa tuổi và có thể dẫn người bệnh đến kết cục tự chấm dứt cuộc đời.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Nguyên Ngọc, Trưởng phòng Điều trị Rối loạn Cảm xúc, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết trầm cảm hiện thường gặp trong cộng đồng. Giai đoạn trầm cảm khởi đầu cho các rối loạn cảm xúc tiếp theo, có thể diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau như rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc rối loạn trầm cảm tái diễn...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 340 triệu người trên thế giới mắc trầm cảm và ít nhất 15% dân số có biểu hiện trầm cảm rõ rệt ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Năm 2000, trầm cảm đứng thứ 4 trong 15 bệnh gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu, dự đoán cho đến năm 2020 căn bệnh này đứng thứ 2 và năm 2030 sẽ leo lên vị trí thứ nhất.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt từ 25 đến 44, trong đó bệnh nhân nữ gấp đôi nam. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 2 lần so với chưa mãn kinh. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20-30% mỗi năm.
Việt Nam có khoảng 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Chỉ khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, trầm cảm được cho là một bệnh lý do sự mất cân bằng các chất dịch trong cơ thể. Cha đẻ của ngành y học thế giới, thầy thuốc Hippocrates (năm 460 - 377 TCN) dùng thuật ngữ "sầu uất" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, để chỉ trầm cảm. Ông cho rằng quá nhiều mật đen trong lách gây ra các biểu hiện như sợ hãi và chán nản, thất vọng kéo dài.
Thế kỷ 14, thuật ngữ "trầm cảm" (depression) xuất phát từ động từ deprimere trong tiếng Latin, nghĩa là "đè nén" (press down), được sử dụng với ý nghĩa là sự đè nén, giảm sút nặng về tinh thần.
Thế kỷ 20, Sigmund Freud đề cập tới cơ chế sự mất mát gây nên sầu uất nghiêm trọng, không chỉ trạng thái tiêu cực bên ngoài mà còn do cái tôi bên trong bị tổn thương gây suy giảm sự tự nhận thức, cảm giác tội lỗi, thấp kém và vô giá trị.
Sau này, nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm là do mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh của não, mở ra hướng nghiên cứu về sự liên quan giữa thay đổi mức monoamine trong não với các triệu chứng trầm cảm, là cơ sở nghiên cứu bệnh sinh và điều trị trầm cảm.
Có nhiều cách phân loại rối loạn trầm cảm như phân loại theo nguyên nhân bao gồm trầm cảm nội sinh, tâm sinh, thực tổn. Phân loại theo mức độ bao gồm giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa, nặng. Phân loại theo sự có mặt của các triệu chứng loạn thần bao gồm trầm cảm có triệu chứng loạn thần và trầm cảm không có triệu chứng loạn thần. Phân loại theo sự có mặt của các triệu chứng cơ thể là trầm cảm có triệu chứng cơ thể và trầm cảm không có triệu chứng cơ thể.
Trầm cảm kéo dài để lại nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ em về mặt phát triển xã hội, phát triển cảm xúc và học tập. Ảnh: Straitstimes
Trầm cảm bao gồm 3 biểu hiện chính và 7 triệu chứng phổ biến, tồn tại trong khoảng ít nhất 2 tuần.
Biểu hiện chính là khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động. Triệu chứng phổ biến là giảm sút sự tập trung và sự chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, có ý tưởng bị tội và không xứng đáng với người khác. Trầm cảm khiến người mang bệnh bi quan, nhìn tương lai ảm đạm, có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng. Người bị trầm cảm có thể gây nguy hiểm đối với người khác như xô xát, cãi vã và giết người.
Tuy nhiên,cần phân biệt trầm cảm với các rối loạn khác. Người bệnh có ảo giác như nghe tiếng nói lạ trong đầu hay nhìn thấy các hình ảnh khác thường và hoang tưởng điều kỳ lạ là dấu hiệu của rối loạn loạn thần cấp. Bệnh nhân có một giai đoạn hưng cảm kích thích, tăng khí sắc, nói nhanh là biểu hiện của rối loạn lưỡng cực. Bệnh nhân dùng rượu và ma túy có thể là rối loạn do sử dụng rượu hoặc rối loạn do dùng chất ma túy.
Để điều trị, bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân và dạng rối loạn trầm cảm để dùng thuốc và trị liệu tâm lý, hành vi phù hợp. Người có dấu hiệu trầm cảm cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời, làm giảm và mất hoàn toàn các triệu chứng, phòng ngừa tái phát.
Người bệnh không coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, cho người thân. Khi phát hiện người bị trầm cảm, phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm và giúp đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để tránh cơn trầm uất, thất thần quẫn trí. Bệnh nhân trầm cảm cần phải khám nhiều lần để điều trị, theo dõi đề phòng nặng thêm.
Thùy An
Theo VNE
Dịch viêm phổi lạ ở Trung Quốc: Cảnh giác lây bệnh từ động vật sang người Trước thông tin bệnh viêm phổi lạ bùng phát tại Trung Quốc khiến người dân hoang mang, lo ngại, PGS.TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - đã chia sẻ với VietTimes một số thông tin xung quanh bệnh truyền nhiễm và nguy cơ dịch bệnh lan tràn sang Việt Nam. PGS.TS. Đỗ Duy...