Chủ doanh nghiệp rơi kính khi đoạt mạng vợ và nhân tình
Nam doanh nhân ở Mỹ rủ vợ và nhân tình đi mua sắm rồi sát hại cả hai người. Cặp kính mắt mà hắn đánh rơi ở hiện trường giúp cảnh sát tìm ra hung thủ.
Thành phố Peachtree, bang Georgia, Mỹ nổi tiếng với cuộc sống sung túc, yên bình. Nhưng vào ngày 15/11/1995, cảm giác an toàn của người dân lung lay khi hai người mất tích khi mua sắm. Họ là cô giáo Halima Jones, 40 tuổi, và doanh nhân Ruby Joyner, 43 tuổi. Cả hai người đều thành đạt và quảng giao.
John Dunbar, chồng của giáo viên Halima Jones, nói với cảnh sát rằng cô mất tích khi lái xe minivan màu xanh dương.
Thi thể 2 phụ nữ trong ô tô
Ruby Joyner cùng chồng sở hữu một công ty vận tải và kho bãi ở Peachtree City. Hoạt động kinh doanh của họ rất thuận lợi, với khoản lãi hàng năm lên tới hàng triệu USD.
Halima Jones và Ruby Joyner kết bạn với nhau trong một cuộc gặp tại một câu lạc bộ.
Ngày 21/11/1995, cảnh sát phát hiện xe minivan của Halima ở sân bay Atlanta. Thi thể Halima và Ruby bên trong xe cùng nhiều lá và cành cây. Hung thủ bắn Halima vào đầu và siết cổ Ruby. Cảnh sát không thấy vỏ đạn, súng, dấu vân tay, DNA trong xe và trên 2 thi thể nên họ nhận định hung thủ giết người ở nơi khác rồi đưa 2 thi thể lên ô tô.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy 2 phụ nữ chết khoảng 5 ngày trước khi cảnh sát tìm thấy xe.
Video đang HOT
Cảnh sát thẩm vấn những người thân của 2 nạn nhân để tìm manh mối. John Dunbar, một nhân viên kiểm soát không lưu sân bay, nói rằng anh và Halima ly thân nhưng không có mâu thuẫn. Các đồng nghiệp xác nhận John làm việc ở sân bay vào ngày 2 nạn nhân mất tích.
Ngược lại, cảnh sát không thể liên lạc với Lewis Joyner, chồng của Ruby. Dường như anh ta đã mất tích. Cảnh sát khám xét nhà của Lewis ở Peachtree City và thấy một máy tính. Xem xét dữ liệu trong máy tính, họ biết rằng Lewis và Ruby đã phá sản.
Trong nhà kho của công ty mà 2 người sở hữu, cảnh sát thấy nhiều gói cocaine. Vì thế, cảnh sát dự đoán có thể Lewis đắc tội với bọn tội phạm ma túy nên chúng giết vợ anh ta để trả thù, và Halima chết oan vì đi cùng Ruby.
Lewis Joyner, chồng của nữ doanh nhân Ruby Joyner (Ảnh: oxygen.com).
Mối tình vụng trộm của nữ giáo viên xấu số
Trong lúc cảnh sát truy tìm Lewis, một người quen của anh ta tiết lộ thông tin gây sốc: Lewis ngoại tình với cô giáo Halima. Sau đó, một phụ nữ báo cảnh sát rằng chồng cô đã gặp Lewis ở thành phố New York. Lester, tên của người đàn ông, khai rằng Lewis nhờ anh ta bay từ New York tới thành phố Atlanta để “dọn dẹp” hiện trường một vụ án mạng.
Lewis nói với Lester rằng anh ta đi mua sắm cùng Ruby và Halima. Trong quá trình xe chạy, Ruby chất vấn Halima về chuyện nữ giáo viên ngoại tình với Lewis. Sau đó nữ doanh nhân rút súng bắn Halima rồi chĩa súng về phía chồng. Để tự vệ, Lewis rút súng bắn vợ trước khi cô kịp bóp cò khiến Ruby tử vong.
Nhóm điều tra không tin câu chuyện mà Lewis kể với Lester vì nếu anh ta giết vợ để tự vệ, anh ta đã không lẩn tránh cảnh sát.
Lester nói rằng anh ta không thể tìm thấy địa điểm mà Lewis yêu cầu anh ta tới dù biết nó nằm gần sân bay Atlanta. Cảnh sát đã khoanh vùng tìm kiếm quanh sân bay và thấy vài vỏ đạn cùng một áo len, một cặp kính mắt gần một vạt cỏ dính máu. Chiếc áo len thuộc về Ruby, còn cặp kính thuộc về Lewis.
Khi nhóm điều tra liên hệ với cảnh sát thành phố New York, họ mới biết cảnh sát New York đã bắt Lewis vì tội tàng trữ cocaine. Đó là lý do họ không thể liên lạc với hắn.
Vì thị lực của Lewis Joyner kém nên hắn luôn phải đeo kính. Cơ quan công tố nhận định rằng vì một lý do nào đó, Lewis có ý định giết cả vợ lẫn nhân tình nên hắn đã rủ họ đi mua sắm vào ngày 15/11/1995.
Khi 2 phụ nữ ra khỏi xe ở gần sân bay, hắn bắn Ruby nhưng trượt nên quay súng về phía Halima ở vị trí gần hơn và bóp cò. Ruby chạy nhưng Lewis đuổi kịp. Hắn vật lộn với vợ rồi đánh cô bằng súng trước khi bóp cổ nạn nhân.
Phiên xử Lewis Joyner kéo dài 8 ngày. Bị cáo một mực khẳng định Ruby bắn Halima, còn hắn bắn Ruby để tự vệ. Bồi thẩm đoàn đưa ra một kết luận bất ngờ. Họ đồng ý rằng Lewis sát hại vợ, nhưng bác bỏ cáo buộc bị cáo bắn cô giáo Halima vì 2 người có quan hệ yêu đương. Thẩm phán tuyên bị cáo án tù chung thân.
Em bé đầu tiên có DNA của 3 người chào đời tại Anh
Truyền thông Anh đưa tin em bé đầu tiên có DNA của ba người đã chào đời thành công tại nước này nhờ một công nghệ thụ tinh nhân tạo (IVF) đột phá.
Tờ Independent cho hay đứa trẻ đặc biệt này phát triển thông qua một quá trình được gọi là điều trị hiến tặng ty thể (MDT). Trong đó, các chuyên gia lấy nhân từ một quả trứng của người mẹ - chứa DNA của người phụ nữ này - và cấy nó vào một quả trứng đã loại bỏ nhân nhưng vẫn giữ lại DNA ty thể khỏe mạnh của người hiến tặng.
Đó là một biện pháp nhằm tạo ra phôi IVF không ẩn chứa các đột biến có hại mà người mẹ mang theo cũng như có khả năng truyền lại cho con cái của họ.
Không giống như DNA thông thường có thông tin di truyền giúp tạo nên mỗi cá nhân chúng ta, DNA ty thể cung cấp năng lượng cho tế bào nên được so sánh với một cục pin.
Nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực này khẳng định thuật ngữ "em bé có ba cha mẹ" là không chính xác, vì hơn 98,8% DNA vẫn là từ hai người.
Quốc hội Anh đã bật đèn xanh cho quy trình IVF này vào năm 2015 và giao cho Cơ quan Phôi học và Thụ tinh Con người (HFEA) giám sát.
Tính đến cuối tháng 4/2023, HFEA cho biết đã có "một vài" đứa trẻ có DNA của ba người đã chào đời tại Anh, song không tiết lộ danh tính vì lo ngại có thể ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của họ.
Anh không phải là quốc gia đầu tiên chứng kiến những em bé được sinh ra nhờ phương pháp MDT.
Ca sinh đầu tiên của một đứa trẻ thông qua MDT xảy ra năm 2016 tại Mexico, với cha mẹ là một cặp vợ chồng người Jordan và quy trình này được giám sát bởi các chuyên gia sinh sản Mỹ.
Mẹ của đứa trẻ này mắc hội chứng Leigh, một chứng rối loạn nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển và có thể đã di truyền trong DNA ty thể của cô ấy.
Mỹ sắp đưa mẫu ADN của bốn cố tổng thống lên vũ trụ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang chuẩn bị đưa ADN của bốn cố tổng thống nổi tiếng ở nước này lên không gian. Từ trái qua: George Washington, Dwight Eisenhower, Ronald Reagen và John F. Kennedy. Ảnh: History of Yesterday Trang History of Yesterday đưa tin ADN của bốn cố tổng thống Mỹ - gồm George Washington, Dwight D. Eisenhower,...