Chủ đầu tư nói gì về dự án lấn biển Vũng Tàu 50 triệu USD?
Ngoài dự án này, thực tế ở Vũng Tàu đã có những công trình, khu du lịch lấn biển khác được cấp phép xây dựng.
Một đoạn bờ biển do đơn vị thi công san lấp
Những ngày qua nhiều người dân TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đi ngang khu vực Hòn Ngưu, đường Trần Phú, biển Bãi Trước trong khuôn viên KDL Hồ Mây của công ty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu không khỏi thắc mắc khi thấy nhiều xe cuốc, xe ben đổ đất, đá xuống biển của công ty này san gạt để tạo nền dự án cụm dịch vụ cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu.
Rất nhiều ý kiến trái chiều, người phản đối vì dự án lấn biển xâm hại khu vực di tích Bạch Dinh, những vấn đề về môi trường, cảnh quan khu vực Bãi Trước, Vũng Tàu bị ảnh hưởng; cũng có người ủng hộ vì Vũng Tàu sẽ có một sản phẩm du lịch độc đáo, lạ…
Trao đổi với báo chí, các cơ quan chức năng TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều cho rằng, dự án lấn biển quy mô này được phê duyệt dự án, cấp phép xây dựng đúng quy trình, quy định pháp luật. Họ chỉ yêu cầu chủ đầu tư có tiềm lực tài chính thực sự, thực hiện dự án tới cùng như phê duyệt.
Dự án lấn biển đang gây dư luận trái chiều
Video đang HOT
Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ và có cuộc trao đổi thẳng thắn với ông Đậu Thế Anh, Tổng giám đốc công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu về dự án. Theo ông Đậu Thế Anh, năm 1998, dự án KDL Hồ Mây, nhà ga và thủy cung Hòn Ngưu của công ty đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Đến năm 2003, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp sổ đỏ diện tích 6,7ha đất, mặt nước cho công ty này. KDL Hồ Mây trên Núi Lớn, cáp treo được đưa vào hoạt động trước, đang khai thác du lịch và tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều hạng mục khác.
“Chúng tôi có dõi theo và lắng nghe các ý kiến trái chiều về dự án này. Do dự án nằm ở vị trí khá “nhạy cảm” nên việc có những ý kiến như trên là điều bình thường. Chúng tôi xin tiếp thu. Tôi khẳng định dự án đầy đủ giấy tờ hợp pháp, được các cơ quan chức năng tỉnh, Bộ ngành phê duyệt. Riêng dự án thủy cung đến khi có thể triển khai thì phương án cũ không khả thi, vật liệu cũ không đáp ứng được yêu cầu nữa. Do vậy chúng tôi xin điều chỉnh quy hoạch. Việc điều chỉnh, lên phương án thiết kế lại mất gần 4 năm mới được phê duyệt (tháng 6/2018)”, ông Thế Anh nói.
Phối cảnh dự án
Ông Thế Anh cũng cho biết, hiện nay, ngoài thủy cung được xây dựng hiện đại, tầm khu vực và quốc tế, còn có khách sạn 22 tầng năm sao nhìn ra biển cũng sẽ được xây dựng trong cụm này.
“Tổng vốn dự án là 50 triệu USD. Trước mắt, phần hạ tầng thi công trong một năm, chúng tôi đã chuẩn bị khoảng 15-20 triệu USD. Sau đó, sẽ tổ chức chọn đối tác quốc tế để cùng xây dựng, khai thác, chuyển giao. Đây sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo cho Vũng Tàu”, ông Thế Anh nói thêm.
Khi được PV hỏi điều dư luận, cơ quan chức năng băn khoăn nhất là việc doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính thực hiện dự án đến cùng hay không, hay chỉ san gạt mặt bằng một thời gian sẽ ngừng, kéo dài, trì trệ, làm không tới?, ông Thế Anh nói: “Chúng tôi cam kết sẽ làm dự án tới cùng đem tới một sản phẩm du lịch tốt nhất như kỳ vọng. Nếu thuận lợi, dự án có thể xong trước thời điểm 2023…”.
Mai Huyên
Theo baogiaothong.vn
TP.HCM sẽ sớm báo cáo Thủ tướng về tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản
Nhiều dự án trong nước đang đứng trước nhiều khó khăn, hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các chủ đầu tư cũng trở nên nhộn nhịp.
Theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, trong nửa đầu năm 2019, TPHCM có 572 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký đạt 528 triệu USD. Đồng thời, có thêm 137 lượt dự án với tổng vốn đăng ký thêm 285 triệu USD. Ngoài ra, còn có 2.209 lượt nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đạt 2,27 tỉ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ.
Tính chung, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp FDI vào TPHCM đạt hơn 3 tỉ USD. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng đầu về vốn đăng ký với 26 dự án, vốn đạt 225,9 triệu USD, chiếm 42,7% tổng vốn dự án được cấp phép mới. Tiếp theo là các lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; ngành thương nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo...
Bên cạnh những dự án được cấp phép mới, trong nửa đầu năm, TPHCM cũng có 73 dự án chuyển đi tỉnh, thành khác, giải thể và rút phép trước thời hạn với tổng vốn đầu tư 77,2 triệu USD.
Tại cuộc họp báo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm do UBND TPHCM tổ chức, một số ý kiến băn khoăn về việc vì sao vốn ngoại đổ vào TPHCM đứng đầu các lĩnh vực nhưng số lượng dự án lại sụt giảm mạnh, nguồn cung suy giảm?
Lý giải vấn đề này, lãnh đạo Cục Thống kê TPHCM cho rằng bất động sản là lĩnh vực đặc thù, từ khi đăng ký cấp phép, được cấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai dự án cần nhiều thời gian, thậm chí vài năm... Do đó, việc vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản TPHCM cần độ trễ để triển khai thành dự án và không có mâu thuẫn với tình hình thực tế quy mô, nguồn cung sụt giảm trên thị trường này.
Thị trường bất động sản Việt Nam 2019 bắt đầu với thương vụ M&A của tập đoàn Keppel Land tại dự án Đồng Nai Waterfront.
Theo đó, Keppel Land sẽ bán lại 70% cổ phần tại dự án Đồng Nai Waterfront City cho tập đoàn Nam Long với tổng số tiền là 2.313 tỷ VNĐ (tương đương 100,57 triệu USD). Tập đoàn Keppel Land và tập đoàn Nam Long sẽ cùng phát triển khu dân cư rộng 170 ha tọa lạc tại xã Long Hưng, Biên Hòa, Đồng Nai.
Keppel Land gần đây cũng đã công bố thông tin về việc mua lại ba khu đất tại TP.HCM. Thông qua công ty con, tập đoàn Keppel Land đã ký kết hợp đồng mua bán có điều kiện với tập đoàn bất động sản Phú Long cho 60% cổ phần của toàn khu đất, với tổng số tiền đầu tư là 1.304 tỷ đồng.
Tổng diện tích của ba khu đất là 6,2 ha, thuộc huyện Nhà Bè, mỗi khu đất cách nhau 400 mét và nằm dọc theo tuyến đường huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ. Chủ đầu tư có kế hoạch phát triển khu đất với 2.400 căn hộ cao cấp và nhà phố thương mại, dự án sẽ cung cấp khoảng 14.650m2 không gian thương mại cho khu vực. Tổng chi phí phát triển cho dự án, bao gồm chi phí đất đai, dự kiến sẽ hơn 7.400 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Lotte FLC, một liên doanh giữa tập đoàn FLC và công ty Lotte Land (công ty con của tập đoàn Lotte), đã được thành lập với số vốn điều lệ là 556,5 tỷ đồng để hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, theo báo cáo của Cục quản lý Đăng kí Kinh doanh.
Công ty Lotte Land sẽ sở hữu 60% cổ phần của công ty Lotte FLC và phần còn lại sẽ do tập đoàn FLC và các công ty con nắm giữ. Theo các nguồn tin trên các phương tiện truyền thông, Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã chia sẻ tại cuộc họp cổ đông gần đây rằng liên doanh được thành lập nhằm mục đích phát triển một khu đất rộng 6,4 ha tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Gần đây, thực trạng nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm, thất bại ngay trên sân nhà trước làn sóng doanh nghiệp bất động sản ngoại đổ vào Việt Nam.
Về vấn đề này, UBND TPHCM vừa cho biết sẽ sớm nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Thị trường nhà thấp tầng tại TP.HCM sôi động do nguồn cung nhỏ giọt Theo dự báo của các đơn vị nghiên cứu và thực tế thị trường cho thấy, nguồn cung mới nhà phố, biệt thự dự báo sẽ giảm trong những tháng còn lại năm 2019, trong khi nguồn cung đến từ giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu không còn nhiều. Thị trường nhà phố khan hiếm, giá biến động tăng...