Chủ đầu tư chung cư ‘dát vàng’ ở Hà Nội bị phạt nặng vì om quỹ bảo trì
Công ty TNHH Hòa Bình – chủ đầu tư chung cư “dát vàng” Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) vừa bị UBND TP Hà Nội phạt 125 triệu đồng do chậm bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư chung cư Hòa Bình Green City (số 505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) do chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị.
Công ty TNHH Hòa Bình bị phạt 125 triệu đồng do chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị chung cư Hòa Bình Green City. Ảnh: Ninh Phan.
Theo đó, Công ty TNHH Hòa Bình – chủ đầu tư dự án chung cư Hòa Bình Green City bị phạt vi phạm hành chính với số tiền 125 triệu đồng.
“Nếu quá 10 ngày chủ đầu tư không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị thực hiện cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Đồng thời, UBND TP cũng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chủ đầu tư bàn giao ngay kinh phí bảo trì cho Ban quản trị theo quy định”, quyết định của UBND TP nêu rõ.
Ban quản trị nhà chung cư Hòa Bình Green City được UBND quận Hai Bà Trưng ra quyết định công nhận từ ngày 21/3/2019 tuy nhiên chủ đầu tư đến nay không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị. Theo tìm hiểu tổng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của 2 tòa A, B chung cư Hòa Bình Green City là 41 tỷ đồng.
Dự án Hòa Bình Green City là tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp kết hợp trung tâm thương mại. Hòa Bình Green City được thiết kế với 2 tòa tháp cao 27 tầng, xây dựng trên diện tích đất 1,7 ha tại số 505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trước đó, cư dân chung cư Hòa Bình Green City 505 Minh Khai đội nắng 40 độ C căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng, công khai, minh bạch quỹ bảo trì… Ảnh: Ninh Phan.
Được quảng bá là chung cư cao cấp với chất lượng 6 sao với chất lượng xây dựng cao, dịch vụ hoàn hảo và có giá ở phân khúc cao, nhiều người dân đã bỏ tiền tỷ ra để được sử hữu căn nhà “trong mơ” tại dự án chung cư Hòa Bình Green City. Tuy nhiên, cư dân lại gặp phải liên tiếp những rắc rối từ sự “chây ỳ” của chủ đầu tư trong việc làm sổ hồng cho cư dân, “om” quỹ bảo trì không bàn giao cho Ban quản trị… Trước đó, cư dân tại đây là nhiều lần xuống đường băng rôn đòi quyền lợi.
Video đang HOT
16 chung cư Hà Nội lọt “tầm ngắm” thanh tra phí bảo trì
Thời gian vừa qua, hàng loạt chung cư ở Hà Nội, TP.HCM xảy ra hàng loạt tranh chấp về phí bảo trì căn hộ gây bức xúc cho cư dân. Một kế hoạch thanh tra năm 2020 với các hạng mục về phí bảo trì, quy hoạch mới được Bộ Xây dựng ban hành cụ thể từng khu chung cư và chủ đầu tư.
Theo đó, danh sách Hà Nội có 16 dự án thanh tra về công tác quản lý sử dụng kinh phí bảo trì gồm: Cty CP Xây dựng số 3 ( Vinaconex 3) với tòa CT1, CT2… khu nhà ở Trung Văn; Cty Cổ phần Tập đoàn Bắc Hà: cụm chung cư Bắc Hà C14 (Tố Hữu, Nam Từ Liêm); Cty CP Đầu tư và phát triển Hoàng Thành với các dự án chung cư tại khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông); Cty Cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7 với dự án 90 Nguyễn Tuân (Thanh Xuân); dự án CT2AB và CT2C Xuân Phương thuộc Khu đô thị mới Xuân Phương, Nam Từ Liêm;
Dự án Hateco 6 phường Phương Canh (Nam Từ Liêm); Cty CP thương mại Xây dựng Vietracimex với dự án Hinode city (Minh Khai, quận Hai Bà Trưng); Cty CP Đầu tư Xây dựng hạ tầng giao thông với dự án Intracom Trung Văn, Intracom Cầu Diễn, Intracom Riverside (Vĩnh Ngọc, Đông Anh)…
Ninh Phan
Tay chơi ít biết trong "game" Vinaconex...
Trong những ngày cuối năm 2019, trên HNX, liên tiếp xuất hiện những giao dịch cổ phiếu VCG theo phương pháp thỏa thuận với quy mô cả triệu, thậm chí cả chục triệu đơn vị mỗi phiên.
Sau sự rút lui của cổ đông nhà nước, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex; Mã chứng khoán: VCG) được biết đến như cuộc chơi riêng - đôi khi là cuộc chiến - giữa 2 nhóm đại gia.
Nhóm thứ nhất đại diện bởi Công ty TNHH An Quý Hưng - cổ đông lớn nhất và hiện là công ty mẹ của Vinaconex, với tỷ lệ sở hữu 57,71%. Cuối năm 2018, An Quý Hưng gây xôn xao dư luận khi đã bỏ mức giá gây sốc 7.366 tỷ đồng để tiếp quản 254,9 triệu cổ phần VCG từ SCIC.
Nhóm thứ hai là một nữ đại gia, người giàu bậc nhất Việt Nam. Nữ tỷ phú Forbes này được cho là người đứng sau hai cổ đông lớn còn lại của Vinaconex, là Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Star Invest) và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (Cường Vũ).
Trong đó, Cường Vũ là cái tên đã chi ra 2.002 tỷ đồng cho Viettel để đấu giá trọn lô 94 triệu cổ phần VCG, tương ứng với 21,28% vốn điều lệ Vinaconex vào cuối năm 2018; Còn Star Invest được cho là đã gom 33,4 triệu cổ phiếu VCG , chủ yếu từ quỹ đầu tư nước ngoài Pyn Elite Fund, cũng vào cuối năm 2018, để trở thành cổ đông lớn thứ 3 của Vinaconex, với tỷ lệ sở hữu 7,57%.
15,43% vốn điều lệ còn lại của Vinaconex đang nằm trong tay ai? (Ảnh minh họa: Internet)
Suốt từ thời điểm lộ diện (cuối năm 2018) đến nay, cả ba cổ đông lớn của Vinaconex - là An Quý Hưng, Cường Vũ, Star Invest đều chưa từng có thông báo nào về việc điều chỉnh quy mô nắm giữ cũng như tỷ lệ sở hữu.
Việc 84,57% cổ phần Vinaconex luôn nằm im trong tài khoản của 3 cổ đông lớn này, đồng nghĩa, hơn một năm nay, giao dịch cổ phiếu VCG trên sàn hoàn toàn được thực hiện bởi các cổ đông nhỏ lẻ - nhóm nắm giữ 15,43% vốn điều lệ còn lại của Vinaconex.
Bối cảnh thiếu thống nhất giữa hai nhóm cổ đông chi phối Vinaconex sẽ cho cả hai nhóm này động lực để gom tối đa cổ phần VCG trôi nổi. Nhóm An Quý Hưng - với lợi thế sẵn có nhờ tỷ lệ sở hữu quá bán, sẽ có quyền quyết đáp gần như mọi chuyện ở Vinaconex, nếu tiếp tục nâng được tỷ lệ sở hữu lên chạm ngưỡng 65% vốn điều lệ.
Lưu ý rằng, An Quý Hưng, về hình thức, là một công ty gia đình, nhưng không có nghĩa, 254,9 triệu cổ phần VCG mà nó đứng tên là của riêng nhà ông Nguyễn Xuân Đông - chủ An Quý Hưng. Quy mô thương vụ (7.366 tỷ đồng) và tầm vóc Vinaconex, thực tế, là quá sức so với thực lực của vị đại gia xây dựng gốc Hà Tây.
Đích thân Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh, người được xem như đồng minh của Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Đông ở Vinaconex, từng thừa nhận có một liên minh 5 -6 nhà đầu tư đằng sau An Quý Hưng. "Đây là cuộc chơi lớn nên phải tập hợp đông anh em, chủ yếu làm trong lĩnh vực xây dựng và có nhiều kinh nghiệm", một tờ báo dẫn lời ông Thanh vào cuối năm 2018.
Có nhiều đồn đoán về danh tính các đại gia đồng hành cùng ông Thanh và ông Đông đằng sau An Quý Hưng, tuy nhiên, đến nay đó vẫn là một bí ẩn lớn với thị trường.
Một đại gia trong nhóm "G7 Hà Nội" - có thâm niên làm ăn với ông Nguyễn Xuân Đông - cũng được đồn là một trong các tay chơi giấu mặt, bên cạnh các cái tên như ông Hùng "Hùng Túy", Chu Đức Lượng "Phú Mỹ",... Tuy vậy, trao đổi với VietTimes, vị này khẳng định không phải. "Hồi trước tôi cũng tính chung một ít nhưng sau kẹt tiền nên thôi. Hơi tiếc", ông nói.
Showroom Hùng Túy cũng là trụ sở của Công ty TNHH Hoàng tử và Tập đoàn Picenza. (Ảnh: X.T)
Tại một bài viết cũ , VietTimes từng đề cập về đại gia nội thất, vật liệu xây dựng Hùng Túy có thể là một trong những nhà đầu tư giấu mặt đã liên minh cùng ông Đông "An Quý Hưng" trong thương vụ Vinaconex. Không chỉ bởi mối quen biết gắn bó giữa 2 bên, mà còn từ một tín hiệu đáng chú ý, là sự xuất hiên của một "người của Hùng Túy" trong cơ cấu lãnh đạo VCG.
Theo đó, ngay tại phiên đại hội đầu tiên của Vinaconex hậu đấu giá (ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/01/2019), ông Trần Trung Dũng (Trưởng bộ phận kế toán xây dựng cơ bản của Công ty cổ phần Tập đoàn Picenza Việt Nam) - đã bất ngờ được đề cử vào Ban Kiểm soát Vinaconex. Với sự ủng hộ từ 360 triệu phiếu bầu (bầu dồn phiếu), Trưởng bộ phận kế toán xây dựng cơ bản của Công ty cổ phần Tập đoàn Picenza Việt Nam đã tham gia Ban Kiểm soát Vinaconex và giữ chức vụ đó cho đến hiện nay.
"Nhóm Hùng Túy chắc có góp vốn nên mới cử người vào như vậy để giám sát", một thành viên thị trường đặt vấn đề.
Tuy nhiên, nhóm Hùng Túy có nhiều cách để tham gia "game" Vinaconex, nếu muốn. Bên cạnh việc xuất hiện trong liên minh đứng sau An Quý Hưng thì nhóm Hùng Túy cũng có thể đứng riêng (một phần hoặc toàn bộ). Bởi như đã phân tích, ngoài 84,57% cổ phần đứng tên 3 cổ đông lớn thì 15,43% cổ phần còn lại của VCG thuộc diện trôi nổi và khó xác định danh tính.
Một nguồn tin nói rằng, nhóm Hùng Túy - thông qua Công ty cổ phần Tập đoàn Picenza Việt Nam và một lãnh đạo công ty này (ông Nguyễn Văn Hùng) - đã gom vào lượng cổ phiếu VCG lớn, tương đương với 7,8% vốn điều lệ Vinaconex.
Tuy nhiên, thông tin này có lẽ cần kiểm chứng thêm. Bởi lẽ, Tập đoàn Picenza Việt Nam thuộc diện "người có liên quan của người nội bộ" Vinaconex (Thành viên Ban Kiểm soát Vinaconex Trần Trung Dũng là nhân sự của Picenza Việt Nam), thì trước giao dịch, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện đăng ký.
Chưa kể, với quy mô nắm giữ trên 5% thì Tập đoàn Picenza Việt Nam và lãnh đạo của nó (cùng nhóm cổ đông) cũng sẽ phải thực hiện công bố thông tin.
Liên tiếp những lệnh thỏa thuận "khủng" cổ phiếu VCG những ngày cuối năm 2019.
Trong những ngày cuối năm 2019, trên HNX, liên tiếp xuất hiện những giao dịch cổ phiếu VCG theo phương pháp thỏa thuận với quy mô cả triệu, thậm chí cả chục triệu đơn vị mỗi phiên.
Điều này cho thấy đang tồn tại không ít những cổ đông "gần lớn" ở Vinaconex./.
Ninh Giang
Theo Viettimes
Nợ tiềm ẩn của BIDV và Vietcombank đầu bảng Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của các ngân hàng thời điểm cuối năm 2019 đã đạt hơn 734,000 tỷ đồng, chiếm 13.35% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Tính đến 31/12/2019, chỉ duy nhất VPBank có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ hơn 3%, điều này phần nào cho thấy sự kiểm soát và tăng cường xử lý nợ xấu...