Chủ cửa hàng bia nhập viện cấp cứu vì ngày nào cũng… nhậu
Do gia đình kinh doanh bia nên hầu như ngày nào anh T.T.T (37 tuổi, Long An) cũng uống bia. Từ nhiều năm nay, ngày nào anh T. cũng uống khoảng 1 lít bia.
Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện – Ảnh: BVCC
Mới đây, sau một cuộc nhậu, anh T. bị đau bụng, kèm nôn ói, bụng chướng dần. Anh nhập viện Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) cấp cứu trong tình trạng đau dữ dội vùng bụng trên, vã mồ hôi, mạch nhanh, bụng chướng căng, sốt cao.
Bệnh nhân được thực hiện CT scan bụng và các xét nghiệm máu. Kết quả chẩn đoán hình ảnh gợi ý có viêm tụy hoại tử nặng, bụng cứng, nhiều hơi. Xét nghiệm máu người bệnh ghi nhận tình trạng cô đặc máu, có tổn thương thận cấp và nhiễm khuẩn huyết kết hợp.
Đánh giá đây là một trường hợp viêm tụy nặng cần theo dõi sát, anh được chuyển ngay vào khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc – nơi bệnh nhân được điều trị phối hợp đa chuyên khoa. Bệnh nhân lập tức được bù dịch, truyền kháng sinh. Sau 1 ngày, tình trạng bệnh không cải thiện. Chức năng thận xấu dần, máu vẫn cô đặc, người bệnh đau vật vã.
Video đang HOT
Bác sĩ trao đổi về tình trạng của bệnh nhân
Các bác sĩ quyết định lọc máu liên tục cho người bệnh, đồng thời theo dõi lượng dịch ổ bụng trên siêu âm và hội chẩn bác sĩ phẫu thuật để dẫn lưu ổ tụ dịch hoại tử.
Sau 1 ngày hậu phẫu và lọc máu, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ, chức năng thận trở về bình thường, không còn cô đặc máu. Sau 4 ngày được điều trị, người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch và tập ăn uống lại với nước đường, cháo loãng… Vào ngày thứ 5, tình trạng sức khỏe anh T. ổn định hơn và được xuất viện sau 8 ngày điều trị.
Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, chỉ riêng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc – Bệnh viện Bình Dân đã tiếp nhận điều trị cứu sống 14 trường hợp viêm tụy cấp hoại tử nặng do rượu bia. Trong đó, nhiều trường hợp phải phối hợp lọc máu liên tục, dẫn lưu dịch hoại tử và kết hợp kháng sinh phổ rộng trong điều trị.
ThS.BS.Nguyễn Thanh Phương, Phó trưởng Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc – Bệnh viện Bình Dân, cho biết, khoảng 80 trường hợp viêm tụy hoại tử nặng phải điều trị, chăm sóc đặc biệt trong dịp đầu năm là nam giới, độ tuổi trung bình từ 30-40 tuổi và khởi phát đau sau khi uống rượu. Thời gian trung bình phải chăm sóc tại Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc là 6 ngày và tổng thời gian người bệnh phải nằm điều trị khoảng 15-20 ngày.
“Người bệnh T. là một trong những trường hợp điển hình viêm tụy cấp hoại tử rất nặng, tiên lượng dè dặt được điều trị thành công tại khoa nhờ phối kết hợp điều trị đa chuyên khoa từ dùng kháng sinh, phẫu thuật đặt dẫn lưu ổ tụ dịch và lọc máu. Phương pháp điều trị cho kết quả tốt, người bệnh qua khỏi nguy kịch và phục hồi nhanh”, bác sĩ Phương cho hay.
Theo bác sĩ, trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây viêm tụy là do sỏi đường mật hoặc do uống bượu bia. Đặc biệt, lạm dụng rượu bia được xác định là nguyên nhân của 70% trường hợp viêm tụy mạn tính. Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như dùng thuốc, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa hoặc không rõ nguyên nhân.
Viêm tụy cấp cần được điều trị kịp thời vì có thể tạo “cơn bão cytokine”- phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, dịch tụy tràn ra ngoài tụy và đổ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng… Chất độc cũng có thể đi vào máu gây hạ huyết áp, nhiễm trùng huyết, tổn thương các cơ quan bên ngoài ổ bụng. Viêm tụy cấp hoại tử thường có tiên lượng rất xấu, không ít người bệnh chịu biến chứng nặng nề, diễn tiến suy đa cơ quan và tỉ lệ tử vong cao, khoảng 20-50%.
Cứu kịp thời bé gái 15 tháng bị biến chứng tay chân miệng nguy kịch tính mạng
Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vừa cứu chữa kịp thời cho một bệnh nhi 15 tháng bị biến chứng bệnh tay chân miệng dẫn đến trụy tim mạch, nguy cơ tử vong.
Trước đó, bệnh nhi quê ở Bạc Liêu, bị sốt cao 3 ngày liên tục, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay và chân, ói, giật mình chới với, lơ mơ. Phụ huynh đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh trong tình trạng tím tái, tay chân lạnh.
Các bác sĩ bệnh viện tuyến tỉnh đã điều trị hạ sốt tích cực và hội chẩn khẩn rồi chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để hỗ trợ lọc máu liên tục. Tại đây, bệnh nhi được tiếp tục thở máy, dùng thuốc vận mạch, truyền huyết thanh miễn dịch. Sau 2 ngày lọc máu, tình trạng trẻ cải thiện dần, hết sốt, nhịp tim trở về bình thường và được cai máy thở.
bệnh nhi đã thoát cơn nguy kịch (Bệnh viện cung cấp)
Sáng 11/3, tình trạng bệnh nhi đã ổn định, bé tự bú được và tiếp tục được chăm sóc hồi sức tích cực. Các bác sĩ cảnh báo, bệnh tay chân miệng diễn ra quanh năm, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lơ là với những triệu chứng sốt, ói...của trẻ.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường. Người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Mỗi gia đình nên thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống hay đồ chơi chưa được khử trùng./.
Sai lầm dễ gặp khi dùng thuốc trị thủy đậu Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan do virus Varicella-zoster gây ra, thường bùng phát vào mùa xuân, thời tiết ấm nồm. Bệnh gây ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em dễ mắc bệnh nhất. Thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm (bội nhiễm da, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu hay viêm màng não...) nếu không...