Chủ cơ sở đông lạnh chưa đồng ý tiêu hủy 20 tấn cá nhiễm phenol
Lấy lý do chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về khoản hỗ trợ sau khi đưa hải sản trong kho đi tiêu hủy, chủ cơ sở đông lạnh có 20 tấn cá được xác định nhiễm phenol đã không đồng ý tiêu hủy cá.
Trước đó, ngành chức năng tỉnh Quảng Trị đã lên phương án tiêu hủy 20 tấn cá bị nhiễm phenol và 50 tấn cá trữ tại các kho lạnh trong thời gian dài không tiêu thụ được trên địa bàn.
Phương án trên do Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) trình lên UBND tỉnh Quảng Trị đề xuất việc tiêu hủy. Theo đó, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị và Trung tâm môi trường & đô thị huyện Gio Linh được giao thực hiện việc tiêu hủy. Địa điểm tiêu huỷ hải sản tại bãi rác tập trung huyện Gio Linh.
Tuy nhiên, khi các lực lượng chức năng thực hiện việc tiêu hủy tại cơ sở Dũng Thuộc (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh), chủ cơ sở là bà Lê Thị Thuộc chưa đồng ý tiêu hủy với lý do chưa nhận được câu trả lời cụ thể về khoản tiền hỗ trợ.
Số cá trữ trong kho lạnh của cơ sở Dũng Thuộc, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh đã nhiều tháng nay
Chủ cơ sở này cho rằng, phía đơn vị tiêu hủy không nói cụ thể hộ của bà sẽ được hỗ trợ bao nhiêu, khi nào được nhận tiền nên chưa thể đồng ý. Mặt khác, hộ này cũng yêu cầu phía cơ quan chức năng thực hiện việc tiêu hủy phải công khai, thông tin trên các phương tiện truyền thông để mọi người biết.
Số lượng cá tiêu huỷ lần này là 70 tấn không tiêu thụ được, trữ trong kho lạnh của người dân ở huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong.
Video đang HOT
Phương pháp tiêu huỷ là sau khi cá được vận chuyển tập kết tại bãi rác thì sẽ được chôn trong hố tiêu hủy có thể tích ít nhất là 160 m3, sâu 1,2 m, rộng 12 x 12 m, được lót bạt chống thấm, lắp ống thoát nước rỉ rác dẫn đến hệ thống xử lý nước rác. Khi thực hiện chôn, cá sẽ được trộn với vôi bột rồi phun cloramin B trên lớp đất bề mặt và khu vực xung quanh.
Đ. Đức
Theo Dantri
Hàng tấn cá chết bất thường trên sông
Sau đợt mưa do ảnh hưởng bão số 4, nhiều loại cá to bất ngờ xuất hiện và nổi trắng trên sông La Sơn (xã Đại Hòa, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) khiến nhiều người dân lo lắng. Cũng có người tiếc rẻ ra vớt cá về ăn.
Ông Lê Văn Nuôi - Trưởng thôn Đông Hồ - cho biết, hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu xảy ra vào sáng ngày 15/9. Sau khi phát hiện cá chết, hàng trăm người dân đã đổ ra con sông này và các con mương lân cận để dùng vợt để vớt cá.
Người dân vớt cá chết trên sông về ăn
Tại khúc sông này, ngoài nhiều con cá chết phơi trắng bụng, có rất nhiều con vẫn còn sống nhưng đang thoi thóp nổi trên mặt nước.
"Nhiều cá lắm, có con nặng 3-4kg nổi trắng mặt nước. Hơn 40 năm nay chưa có tình trạng này, nay tôi mới thấy cá chết nhiều ở con sông này. Ước tính có hàng tấn cá đã chết. Cá chết nhiều nhất là cá gáy, leo, lấu...", ông Lê Văn Nuôi cho hay.
Rất đông người dân đến vớt cá
Đến sáng ngày 16/9, hiện tượng cá chết vẫn còn nhưng thưa thớt, nhiều con cá to đã chết vẫn còn nổi trên khúc sông này và bốc mùi hôi thối, một số con cá to vẫn còn nổi trên sông nhưng người dân không còn bắt cá về ăn nữa.
Một con cá gáy nặng khoảng 3kg được người dân vớt lên
Theo ông Nuôi, tình trạng cá nổi như thế này rất bất thường.
"Trên xã cũng đã cử cán bộ xuống, từ sáng qua đến nay tôi cũng đã ở đây để khuyến cáo người dân không nên bắt cá về ăn, phải đợi kết quả xét nghiệm thế nào. Mong cơ quan chức năng vào cuộc và sớm làm rõ tại sao cá lại chết nhiều như vậy để người dân không khỏi hoang mang, lo lắng", ông Nuôi nói.
Anh Hiền - một người dân thôn Đông Hồ - cho biết, từ trước đến nay con sông này chưa bao giờ xảy ra sự việc bất thường như vậy. Các loại cá này trước giờ cũng chưa từng xuất hiện ở sông này.
"Tôi nghi là cá từ nơi khác "đi lạc" vào con sông này nhưng cũng không biết tại sao cá lại lờ đờ như vậy, có con đã chết trắng bụng. Chúng tôi nghi ngờ cá từ nơi khác đến và bị nhiễm độc nên đến đây chết hết", anh Hiền cho hay.
Người dân chia sẻ về tình trạng cá chết bất thường ở Quảng Nam.
Ông Nuôi cho hay, sau khi có hiện tượng cá chết, người dân báo lên xã và xã đã báo lên cấp trên; đồng thời tiến hành xả cống, hạ thấp mực nước trên sông để hạn chế ô nhiễm. Ngoài ra, lãnh đạo Phòng TN-MT cũng đã đến lấy mẫu cá và nước để xét nghiệm, tìm nguyên nhân cá chết.
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo thị xã Điện Bàn - cho biết, sau khi có thông tin cá chết trên sông La Sơn đã chỉ đạo Phòng TN-MT xuống lấy mẫu nước và cá về gửi đi phân tích, khi nào có đầy đủ thông tin sẽ công bố rộng rãi để người dân biết.
Công Bính
Theo Dantri
Cá mú, hàu nuôi lồng bè chết bất thường ở Hà Tĩnh Hơn 2 tấn cá mú, 60 tấn hàu nuôi lồng bè của HTX Hợp Lực, xã Thạch Bằng, Lộc Hà (Hà Tĩnh) bị chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Trao đổi với PV Tiền Phong, anh Nguyễn Hồng Sơn, thành viên HTX Hợp Lực, cho biết, cách đây vài ngày đã xuất hiện hiện tượng cá mú chết. "Tuy nhiên từ ngày...