Christian Vieri: Bò khắp nơi diệt mộng
Khi hay tin Christian Vieri bị một cộng sự làm ăn cũ… cắn vỡ mũi, người ta mới sực nhớ: “Vài năm qua, Bò mộng khét tiếng một thời làm gì và ở đâu?”
Trâu đi tìm cọc
Nếu những thông tin gây sốc đăng tải trên các trang báo tại Việt Nam hồi tháng 11/2009 trở thành sự thật thì biết đâu giờ này Vieri vẫn còn đang chinh chiến ở… V.League. Dạo đó người ta xôn xao với tin đồn Navibank Sài Gòn tiếp cận Vieri thông qua “siêu cò” Jorge Mendes. Thật khó để tin rằng Navibank Sài Gòn quyết chiêu mộ Vieri thật (như họ tuyên bố) chứ không phải tung tin hỏa mù nhằm đánh bóng thương hiệu. Vì thời điểm đó mà mời Vieri thật thì anh sang thật chứ chả chơi.
Năm 2009, Vieri đã 36 tuổi, đã từ giã ĐT Italia được 4 năm. Và quan trọng hơn, anh vừa bị Atalanta thanh lý hợp đồng. Với tiền đạo từng lập kỷ lục về phí chuyển nhượng (khi rời Lazio sang Inter Milan với giá 32 triệu bảng năm 1999), điều quan trọng nhất khi ấy là được tiếp tục ra sân chơi bóng.
Rời Atalanta, Bò mộng “vái tứ phương” để tìm bến đậu mới. Với một chân sút đã quen xê dịch như Vieri (anh kinh qua 12 CLB khác nhau trong 18 năm, riêng Atalanta được Bò mộng chọn làm bến đỗ tới… 3 lần), việc phải di chuyển trong lòng châu Âu hay sang Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, châu Á chẳng có gì đáng ngại cả. Quan trọng là được tiếp tục chơi bóng.
Người hùng lang bạt Christian Vieri
Video đang HOT
Thế là, Vieri vừa tự liên hệ vừa nhờ bạn bè quen mai mối với hết đội bóng này tới đội bóng khác. Trước là nhờ tập ké, sau là xin đá thử với hy vọng chuyển từ ăn nhờ ở đậu sang gia nhập biên chế đội bóng đó. Đầu tiên, qua giới thiệu của David Beckham, Vieri xin sang Los Angeles tập cùng LA Galaxy. Nhưng rút cuộc anh cũng chỉ nhận được cái lắc đầu từ HLV Bruce Arena. Không nản chí, Vieri “bắt sóng” với Corinthians qua đồng đội cũ – tiền đạo Ronaldo. Đến mức cuối tháng 4/2009, người đại diện của anh khẳng định chắc như đinh đóng cột: “90% Vieri sẽ chuyển sang Brazil thi đấu”.
Vậy mà hơn 2 tháng sau Vieri vẫn phải nhờ cựu tiền vệ AC Milan, Ibrahim Ba (học trò cũ của HLV Sam Allardyce ở Bolton Wanderers trước đây) lo cho một suất thử việc tại Blackburn Rovers. Qua 1 tuần thử chân cẳng Bò mộng, Allardyce tuyên bố anh không hợp với Blackburn.
Rồi lại xuất hiện tin Vieri liên hệ với các đội bóng tại Australia, nơi anh đã trải qua thời thơ ấu. Nhưng vẫn không CLB nào chịu tiếp nhận Vieri dù anh không cũng đặt nặng chuyện lương bổng nữa. Đơn giản là thời gian ấy, Bò mộng chỉ còn đủ sức bò trên sân.
Chơi bài và bán… “áo mưa”
Mãi rồi chân sút từng giành danh hiệu Vua phá lưới ở La Liga và Serie A cũng ngộ ra rằng mình không thể cố đấm ăn xôi. Anh đành tập trung cho những thú vui ngoài bóng đá.
Vieri thích thời trang, mê kinh doanh. Anh khéo léo kết hợp hai niềm đam mê này với nhau khi lần lượt bắt tay hợp tác với đồng đội cũ Paolo Maldini và bà xã Alena Seredova của thủ thành Gianluigi Buffon. Với Maldini, Vieri xây dựng thương hiệu thời trang Sweet Years. Với Alena, Vieri phát triển thương hiệu thời trang Baci e Abbracci.
Hẳn là Vieri rất kết cái tên Baci e Abbracci (có nghĩa là những nụ hôn và những cái ôm). Bằng chứng là anh đã cùng tiền vệ Cristian Brocchi hùn vốn mở nhà hàng có tên Baci e Abbracci tại Milan từ thời còn khoác áo Inter. Lúc Vieri chơi thăng hoa thì chẳng nói làm gì. Nhưng khi anh và Inter sa sút thì Baci e Abbracci lại bị biến thành bia đỡ đạn. Hồi tháng 1/2004, Vieri từng bị phen thất kinh khi Baci e Abbracci bị fan quá khích dọa… đặt bom. Giờ Bò mộng không đá đấm gì nữa có khi lại lành. Nhà hàng của anh không còn phải lo nguy cơ “bùm một cái” nữa.
Đẹp như Melisa cũng không giữ được trái tim Vieri
Nếu chỉ kinh doanh thời trang và nhà hàng thì Vieri vẫn chưa đủ giết thời gian trong những tháng ngày không bóng đá. Thời gian tìm kiếm bến đậu mới (sau khi chia tay Atalanta), anh vẫn kịp thực hiện một dự án vô cùng táo bạo: tung ra thị trường sản phẩm… bao cao su mang thương hiệu Akuel Blues Sweet Years Limited Edition. Với việc Vieri đã “đá cặp” với cả tá người đẹp bốc lửa như Elena Santarelli, Elisabetta Canalis, Debora Salvalaggio, Fernanda Lessa, Melissa Satta… mà chưa một lần “ghi bàn” ngoài ý muốn, có thể khẳng định chất lượng “áo mưa” của anh không phải bàn!
Nhưng kinh doanh thêm thứ hàng “siêu mỏng, siêu dai” này thì Bò mộng cũng chỉ bận rộn chủ yếu trong dịp chuẩn bị ra mắt sản phẩm. Còn khi mọi thứ đã vào guồng rồi thì anh lại nhàn cư. Thế nên, Vieri tiếp tục xê dịch. Lần này, anh cân nhắc việc trở thành một tay chơi poker chuyên nghiệp. Anh đã kinh qua các giải poker được tổ chức tại Los Angeles và Monte Carlo.
Giống như sự khó lường của những quân bài trong trò poker, thật khó để đoán định Vieri sẽ còn “bò” tới những đâu thời hậu bóng đá. Mà bây giờ cũng chẳng rõ giấc mộng thực sự của Vieri là gì. Ngay cả cô bồ chung thủy nhất Melissa Satta, anh cũng đá. Đến như vụ bị ông bạn làm ăn Roberto Adago (giúp anh và Alena xây dựng thương hiệu thời trang Baci e Abbracci) cắn vỡ mũi trên bãi biển Formentera vừa qua, Bò mộng còn chẳng hiểu vì sao mình bị cắn nữa là…
Anh em giống nhau một nửa
Vieri có người em trai cũng theo nghiệp quần đùi áo số. Nhưng cậu em Max của Bò mộng chỉ giống anh trai mình ở mỗi điểm hay xê dịch. Đến nay, tiền đạo 32 tuổi này cũng đã kinh qua 12 CLB khác nhau (tính cả diện cho mượn). Còn xét về tài năng thì Max kém xa Vieri. Chân sút từng 6 lần khoác áo đội tuyển Australia này phải vất vưởng ở những CLB hạng lông dù khởi nghiệp từ Juventus.
Sao nào, bồ nấy
Sau khi bị Vieri bỏ rơi, Melissa Satta rất chịu khó xê dịch trong tình yêu. Người đẹp sở hữu số đo 3 vòng 88-60-88 này biến Gonzalo Higuain thành gã khờ. Nghe đồn tiền đạo người Argentina gửi tặng cô 100 đóa hồng để làm quen. Bỏ lại Higuain ôm mối tình đơn phương, Melissa lại đi gây hấn với cô nàng Aida Yespica quanh chuyện tình cùng hậu vệ Mateo Ferrari. Dư luận còn chưa hết xôn xao về chuyện mỹ nhân đại chiến này, Melissa đã tay trong tay bên Brandon, con trai của tỷ phú Philip Green, ông trùm trong lĩnh vực kinh doanh thời trang ở Anh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mua bán ở V.League: Có tiền là có tiên?
Trong bóng đá chuyên nghiệp tiền rất quan trọng, nhưng tiền chưa hẳn là tất cả, bởi có những vấn đề khác sẽ giúp bóng đá kiếm được... nhiều tiền hơn.
Người ta nói bóng đá chuyên nghiệp thường đi kèm với thực dụng, và sự thực dụng ấy được tiêu biểu bằng... tiền. Thậm chí một ông bầu đã lên báo để chỉ trích cầu thủ bây giờ thực dụng quá, sống chỉ biết có tiền chứ chẳng quan tâm đến vấn đề khác. Tuy nhiên, sự thật chưa hẳn như thế.
Ai cũng biết giá chuyển nhượng của các cầu thủ ngày càng leo thang vượt bậc, thậm chí gây ra những điều tiếng không tốt khi so sánh với những ngành nghề khác trong xã hội. Thế nhưng, người ta cũng hiểu bóng đá là một thú chơi nhiều rủi ro và đời cầu thủ lại rất ngắn ngủi, nên việc cầu thủ cố gắng kiếm được càng nhiều tiền càng tốt trong thời gian còn thi đấu đỉnh cao âu cũng hợp lý và có thể hiểu được. Tuy nhiên, nếu vì thế mà trách các cầu thủ sống thực dụng và chỉ biết đến tiền e có phần quá lời. Vì với số đông cầu thủ, tiền chưa hẳn là tất cả với họ.
Còn nhớ hồi cuối mùa giải 2010, tiền đạo Quang Hải đã hết hợp đồng với CLB K.Khánh Hòa và vẫn mong muốn ở lại với đội bóng này, dù mức tiền lót tay mà đội bóng phố Biển đưa ra cho anh chỉ khoảng 5 tỷ đồng cho 3 mùa thi đấu. Thế nhưng sau đó, chính K.KH đã quay lưng với Quang Hải khi cứ khất lần thời gian tái ký hợp đồng khiến tiền đạo này đâm nản. Đúng lúc ấy, một số CLB khác đã nhảy vào chào mời Quang Hải về thi đấu. Và Hải đã chọn Navibank SG vì nhìn thấy đây là đội bóng có nhiều khát khao trong việc chinh phục ngôi cao, điều mà K.Khánh Hòa và một số CLB khác chưa chắc có được, chứ không hẳn là vì số tiền lót tay mà đội bóng Sài Gòn chào mời anh.
Thậm chí, Tài Em - một cầu thủ được xem là "biểu tượng" của bóng đá Long An - cũng đã rời CLB ĐT.LA để về với Navibank SG, vì ngoài tiền lót tay cao hơn, Tài Em ra đi cũng vì đã thấy ĐT.LA chẳng còn mấy khát vọng và cách làm bóng đá đã lạc hậu.
Kết quả, sự ra đi của 2 cái tên kể trên là hoàn toàn có lý khi 2 đội bóng cũ của họ 1 rớt hạng, 1 phải chạy trối chết để tìm đường trụ hạng, trong lúc CLB Navibank SG mà những cầu thủ này đang khoác áo dù cũng trầy trật ở V.League, nhưng chí ít cũng có 1 cái Cúp QG để an ủi. Đặc biệt là Quang Hải - anh vui lắm khi cuối cùng cũng có được 1 danh hiệu trong hệ thống thi đấu quốc gia làm "của để dành".
Ngoài những cái tên kể trên, hiện nay những cầu thủ có tên tuổi khi chọn lựa đội bóng mới để đầu quân thì tiêu chí hàng đầu chính là khát vọng chinh phục ngôi cao của đội bóng ấy đến đâu, chứ không phải là chọn nơi có tiền lót tay cao rồi sau đó thi đấu thế nào cũng được. Bởi khi ấy, ngoài việc ảnh hưởng đến tên tuổi, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương-thưởng theo từng trận đấu của họ, và đó mới là điều quan trọng "sống còn" nhất khiến tất cả phải cân-đong-đo-đếm cẩn trọng.
Thế nên, chẳng ngạc nhiên khi những cái tên như B.BD, N.SG, HN.T&T, SHB.ĐN... khi bước vào thị trường chuyển nhượng luôn được các cầu thủ quan tâm chọn lựa hàng đầu, trong khi những đội bóng làng nhàng khác dù có tung tiền tỷ chào mời cũng chẳng mấy người quan tâm. Thậm chí, ngay cả ĐKVĐ như Sông Lam Nghệ An cũng chẳng dễ kiếm được người.
Chính vì thế, người ta bảo trong bóng đá chuyên nghiệp tiền rất quan trọng, nhưng tiền chưa hẳn là tất cả, bởi có những vấn đề khác sẽ giúp giới bóng đá kiếm được... nhiều tiền hơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Công Vinh là Cầu thủ hay nhất V-League tháng 6 Tiền đạo Hà Nội T&T lần đầu trở thành Cầu thủ hay nhất tháng kể từ đầu mùa V-League. Đây là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực lấy lại phong độ sau thời gian chấn thương dài của Công Vinh. Công Vinh đang dần lấy lại phong độ trong màu áo Hà Nội T&T. Ảnh: Thế Ngọc. Tháng 6 đánh dấu...