Chốt lời mạnh nhóm Khu công nghiệp, Viettel, thị trường chìm sâu trong sắc đỏ
Trong sáng nay, áp lực bán tập trung mạnh vào các cổ phiếu tăng “ nóng” trong thời gian qua như khu công nghiệp (NTC, BCM, SZL, PHR, SZC, SNZ, BAX, SIP…), nhóm Viettel (CTR, VGI, VTP, VTK) hay một vài cổ phiếu như VCS, NTL, NDN, DPG, HDG,…
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 2,64 điểm (0,27%) xuống 976,72 điểm; HNX-Index giảm 0,61% xuống 100,78 điểm và Upcom-Index giảm 0,56% xuống 56,99 điểm.
Mặc dù không giảm mạnh về điểm số những diễn biến thị trường hiện khá tiêu cực với số mã giảm áp đảo. Trên cả 3 sàn, số mã giảm điểm lên tới 373 mã, áp đảo hoàn toàn so với 169 mã tăng.
Trong sáng nay, áp lực bán tập trung mạnh vào các cổ phiếu tăng “nóng” trong thời gian qua như khu công nghiệp (NTC, BCM, SZL, PHR, SZC, SNZ, BAX, SIP…), nhóm Viettel (CTR, VGI, VTP, VTK) hay một vài cổ phiếu như VCS, NTL, NDN, DPG, HDG,…
Trong khi đó, một số Bluechips BVH, GAS, MSN, VIC, MWG vẫn giữ vững sắc xanh, giúp thị trường không giảm mạnh về điểm số.
Trên TTCK Phái sinh, cả 4 HĐTL đều duy trì basis âm, nhưng khoảng cách đã thu hẹp còn 1-2 điểm cho thấy tâm lý giới đầu tư không nghiêng nhiều về kịch bản giảm sâu.
===========================================
Video đang HOT
Phiên giao dịch 4/9 diễn ra với áp lực bán khá mạnh, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu “nóng”. Các cổ phiếu khu công nghiệp NTC, SZL, SZC, BAX, SIP, TIP, SNZ…tiếp tục bị bán mạnh và không ít cổ phiếu trong đó giảm sàn.
Nhóm Viettel cũng bị bán mạnh và VTK, VTP, VGI, CTR đều giảm điểm, thậm chí VTK và CTR đều giảm sàn.
Các cổ phiếu Bluechips BVH, VCB, VIC, VNM, BHN, HVN, POW, VRE, VCS…cũng giảm điểm khiến thị trường thiếu đi lực đỡ.
Các cổ phiếu có tính thị trường như chứng khoán, ngân hàng, dầu khí…cũng giảm điểm, nhưng mức độ giảm không quá mạnh và chủ yếu xoay quanh tham chiếu.
Tại thời điểm 10h5′, chỉ số VN-Index giảm 5,32 điểm (0,54%) xuống 974,04 điểm; HNX-Index giảm 0,77% xuống 100,62 điểm và Upcom-Index giảm 0,71% xuống 56,9 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 750 tỷ đồng.
Khối ngoại hiện mua ròng hơn 20 tỷ trên toàn thị trường, tập trung vào VNM (7,5 tỷ đồng), VHM (7,4 tỷ đồng), VIC (3 tỷ đồng)…
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Nhóm tư nhân chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của 20 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường
Tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD.
Ảnh minh họa.
Tính đến hết tháng 8/2019, toàn thị trường có 29 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD (~23.000 tỷ đồng) trong đó, tạm tính theo thị giá cổ phiếu thời điểm kết thúc ngày 30/8, vốn hóa của 20 doanh nghiệp dẫn đầu đều vượt trên 50.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của nhóm 20 doanh nghiệp này thời điểm cuối tháng 8 lên đến 2.737.085 tỷ đồng, tương đương 119 tỷ USD.
Trong đó, tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân (không có cổ đông có yếu tố Nhà nước) bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của nhóm này.
20 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường tính đến thời điểm cuối tháng 8/2019
Vingroup (mã VIC) tiếp tục là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường với 413.223 tỷ đồng, tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu VIC trên thị trường. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, cổ phiếu VIC dừng ở mức 123.500 đồng/cổ phiếu, tăng 30% so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018.
Nhìn xa hơn, những doanh nghiệp tư nhân niêm yết từ khá sớm như Vingroup, Masan Group (mã MSN) hay Hòa Phát (mã HPG) đều có những bước tiến dài về vốn hóa trong vài năm trở lại đây.
Điển hình như Vingroup, cách đây khoảng 2 năm, vốn hóa của doanh nghiệp này mới chỉ quanh mức xấp xỉ 110.000 tỷ đồng, chỉ tương đương 27% hiện nay. Cùng tời điểm đó, vốn hóa của Masan Group chỉ tương đương một nửa so với hiện tại trong khi vốn hóa của Hòa Phát còn chưa đến 43.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân"mới nổi" như Vinhomes (mã VHM), Vincom Retail (mã VRE), Techcombank (mã TCB), Vietjet Air (mã VJC) hay Masan Consumer (mã MCH) cũng nhanh chóng chen chân vào danh sách những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường dù mới lên sàn trong giai đoạn 2017 - 2018.
Đối với nhóm doanh nghiệp có yếu tố Nhà nước, dẫn đầu về vốn hóa vẫn là những cái tên quen thuộc như Vietcombank (mã VCB), PVGas (mã GAS), Vinamilk (mã VNM), Cảng Hàng không (mã ACV), Sabeco (mã SAB), đều có vốn hóa trên 150.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vốn hóa nhanh nhất kể từ đầu năm 2019 là Viettel Global (mã VGI) với mức tăng 168% lên 80.553 tỷ đồng.
Thực tế, giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư. Giá trị này có thể biến động do một số nguyên nhân khác ngoài kết quả hoạt động kinh doanh như việc mua lại một doanh nghiệp khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán...
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường, VN-Index tăng điểm với thanh khoản "mất hút" Ngoại trừ nhóm bất động sản, khu công nghiệp vẫn xuất hiện nhiều mã tăng như VCR, NVL, NTC, SZL, DXG, IJC, TDC, LDG..., phần lớn các nhóm ngành khác như chứng khoán, ngân hàng, dệt may đều giảm điểm. Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 1,08 điểm (0,11%) lên 977,87 điểm nhờ lực đỡ từ một vài Bluechips như VHM,...