Chốt chặt tất cả cửa ngõ vào Đà Nẵng
Sáng 31/7, lực lượng chức năng TP Đà Nẵng lập chốt kiểm soát trên đường Trần Đại Nghĩa, đoạn giáp ranh với Quảng Nam.
Đây là 1 trong 7 chốt chặn được lập sáng nay tại các cửa ngõ TP Đà Nẵng. Lực lượng chức năng cho biết việc lập chốt chặn là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Sáng nay, Đà Nẵng có thêm 45 người đang cách ly trong các cơ sở y tế được xác định mắc Covid-19.
Hàng chục chiến sĩ gồm cảnh sát giao thông, công an, quân sự được điều động đến làm nhiệm vụ.
Theo ghi nhận, sáng nay có nhiều người chưa nắm được thông tin về việc thành phố Đà Nẵng lập chốt. Họ bị chặn lại khi di chuyển từ hướng Quảng Nam để sang Đà Nẵng.
Một số trường hợp bị chặn là người ở TP Đà Nẵng. Họ cũng không thể di chuyển vì lệnh cấm đã được ban bố.
Người phụ nữ tên Liên nói nhà chị nằm phía trong chốt, có việc bận bất khả kháng phải ra ngoài. Sau một lúc giải thích, chị vẫn chưa được đi qua. Một chiến sĩ nói dù rất chia sẻ với trường hợp của chị Liên nhưng thành phố đã chỉ đạo phải thực hiện nghiêm, tất cả cùng nỗ lực chống dịch.
Quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng chức năng cũng chủ động thông tin cho người dân về lý do lập chốt để qua đó nhận được sự chia sẻ của mọi người.
Trong sáng nay, hàng trăm phương tiện từ hướng Quảng Nam vào Đà Nẵng phải quay đầu.
Ở chiều ngược lại (Đà Nẵng đi Quảng Nam), người dân vẫn có thể ra khỏi thành phố nhưng sẽ không được quay trở lại.
Người Đà Nẵng gửi sữa, quạt máy đến lực lượng y tế chống dịch
Hàng trăm món quà của người dân gửi đến khu vực cách ly 3 bệnh viện lớn nhất Đà Nẵng kèm những lời chúc, động viên các y bác sĩ, chiến sĩ trong tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma
Sáng 14/3, cựu binh Trường Sa ở Đà Nẵng tổ chức tưởng niệm 32 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988) tại chân cầu Mân Quang, sát vịnh Đà Nẵng.
Đại tá Hoàng Duy Lập, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83, nhắc lại vắn tắt sự kiện và thắp hương trước bài vị 64 liệt sĩ được in trên tấm pano màu xanh nước biển. "Covid-19 đang căng thẳng nên chúng tôi tổ chức lễ tưởng niệm ngắn gọn, không ăn uống và thả hoa xuống biển như những năm trước để tránh tập trung đông người", đại tá Lập nói.
Buổi tưởng niệm diễn ra ngắn gọn trong khoảng 15 phút. Ảnh: Nguyễn Đông.
Mắt đỏ hoe khi thắp hương cho chồng - liệt sĩ Trần Văn Phòng (quê Kiến Xương, Thái Bình) cùng 63 đồng đội, bà Nguyễn Thị Bích Lạc (60 tuổi, quê Hà Nội) đứng lặng hồi lâu. Chồng bà là cán bộ chính trị của Trung đoàn công binh E83, không có tên trong danh sách ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao năm 1988. Do chỉ huy trưởng khung đảo bị tai nạn giao thông, thượng úy Phòng có chút kinh nghiệm về xây dựng nên xung phong đi thay.
Bà lạc kể: "Lúc đó tôi đang là quân y sĩ trong đơn vị, biết tình hình ở Trường Sa nên xác định chuyến đi này rất căng thẳng. Nhưng không thể tưởng tượng được giữa thời bình lại mất mát quá lớn với 64 gia đình như vậy". Chồng hy sinh khi con gái đầu mới 14 tháng tuổi, bà Lạc suy sụp, sụt tới 18 kg.
Những năm trước, bà Lạc thường giỗ chồng theo ngày âm (28/2). Vài năm nay, ngày 14/3 "là sự kiện được cả nước nhắc đến" nên bà quyết định giỗ theo ngày dương và đến tham gia lễ tưởng niệm cùng đồng đội.
Bà Nguyễn Thị Bích Lạc trong lễ giỗ 32 năm của chồng và đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.
Năm nay, lễ tưởng niệm được tổ chức tại không gian riêng dưới chân cầu Mân Quang. Nơi đây vốn là bãi đất trống, được cựu binh Trần Văn Tiến (nguyên là lính thông tin tại đơn vị công binh E83) xin phép thành phố cải tạo.
Ngoài lát đá tạo hình bản đồ Việt Nam trên diện tích rộng gần 200 m2, ông Tiến dựng hai mô hình cột mốc nhỏ mang tên Hoàng Sa và Trường Sa, trang trí thêm tiểu cảnh chùa Một Cột (biểu tượng Hà Nội) và cầu Vàng (Đà Nẵng).
Ông Tiến nói, khu vực dưới chân bán đảo Sơn Trà này rất đông cựu binh của E83 nên nếu được quy hoạch thì sẽ là điểm đến để mọi người cùng ôn kỷ niệm, các em nhỏ cũng có nơi vui chơi kết hợp với tìm hiểu lịch sử.
Các cựu binh và thân nhân đốt tiền vàng kèm tên các liệt sĩ sau lễ tưởng niệm. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tháng 3/1988, Việt Nam đưa tàu ra xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao trong bối cảnh Trung Quốc liên tục chiếm đóng trái phép các bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Rạng sáng 14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên bãi Gạc Ma, phía Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến cùng binh lính đến cướp cờ, giết hại chiến sĩ. 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh, 9 người bị bắt.
Tàu HQ-604 và HQ-605 bị bắn chìm. Tàu HQ 505 bị bắn cháy đã lao hết tốc lực lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. Còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép đến nay.
Nguyễn Đông (vnexpress.net)
Phân cấp để các địa phương thông báo ca bệnh Covid-19 Nếu công bố dịch thì Bộ Y tế công bố, nhưng mức độ thông báo ca bệnh xác định (kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19) thì nên phân cấp đến địa phương. Các cơ quan chức năng đang khử khuẩn, cách ly người liên quan bệnh nhân 45 tại TP.HCM - Ảnh: Duy Tính Việc địa phương không có thẩm quyền công...