Chồng vừa lười vừa gia trưởng
Mọi người cứ nói tôi sinh ra không đúng tuổi nên số khổ. Bản thân tôi thì chẳng tin vào số má gì, căn bản vẫn chỉ do tôi đã chọn sai chồng mà thôi.
Tôi quen anh ấy khi vẫn đang còn là sinh viên đại học. Anh ấy học trên tôi một khóa, ra trường rồi đi làm trước tôi một năm. Bố mẹ chồng tôi lớn tuổi, nên tôi vừa ra trường là các cụ giục cưới. Vì nghĩ anh ấy đã đi làm trước ổn định rồi, nên tôi cũng thuận theo, thôi thì cưới sớm có cháu sớm cho các cụ bế. Tại tôi đã không tìm hiểu kỹ, cho tới khi làm vợ, làm dâu tôi mới hiểu “thân gái mười hai bến nước” nó là như thế nào.
Tôi ra trường, kết hôn rồi sinh con gần như liền tù tì trong một khoảng thời gian ngắn nên chưa thể kiếm được việc làm. Cho đến khi con ra đời rồi mất một năm ở nhà chăm bẵm nó tôi lại càng thấy tìm được một công việc đối với hoàn cảnh của mình bây giờ mới khó làm sao. Sinh viên vừa ra trường còn chẳng ăn ai, nói gì như tôi đã treo bằng vài năm mà kinh nghiệm làm việc chưa có. Chồng tôi lại không ủng hộ tôi đi làm. Nói đúng hơn, tôi rơi vào cảnh này là do anh ấy luôn có lý do lần lữa, ngăn cản vợ kiếm việc.
Mới kết hôn thì anh bảo em sinh con cho… bố mẹ đi đã rồi làm đâu thì làm. Tôi sinh con xong thì anh bảo con còn non lắm, nên có mẹ chăm sóc. Rõ ràng tôi được giao “trọng trách” sinh con cho bố mẹ chồng, nhưng đến khi cần hỗ trợ chăm nuôi cháu cho mẹ nó đi làm thì ông bà không giúp được tôi. Bố nó đi làm cả ngày, mẹ con tôi ở nhà với ông bà nhưng đến thời gian đi tắm giặt tôi cũng cảm thấy thiếu, vì ông bà không bao giờ chơi với cháu được quá 15 phút. Nó mới chỉ hơi khóc thôi đã thấy ông bà vác về “trả mẹ nó này”.
Tôi nhận ra rằng trong mọi việc, dù lớn dù nhỏ, liên quan hay không đến tôi, tôi đều không có quyền quyết định. Cũng vì tôi không đi làm, không ra thu nhập nên tiếng nói của tôi không có giá trị trong gia đình. Dù tôi làm việc quần quật cả ngày, hết lau dọn, nấu cơm, chăm con, giặt giũ… (toàn việc không tên có kể ra cũng chẳng ai bảo đấy là “việc”) cũng chẳng ai ghi nhận.
Video đang HOT
Trong mắt gia đình hay trong mắt cả những người ngoài, tôi là đứa ăn bám, chả biết làm gì ngoài việc đẻ. Họ không hiểu đóng cửa bước vào nhà thì người làm việc cật lực là tôi. Chồng tôi ngoài 8 tiếng ra ngoài làm việc “kiếm tiền nuôi vợ con” thì về nhà anh thực sự rất lười, không giúp đỡ gì cho tôi cả. Tôi không biết người ta chia sẻ công việc nhà, san sẻ gánh nặng, thể hiện tình yêu thương vợ chồng ở đâu chứ trong nhà tôi hoàn toàn không có.
Không phải nói quá chứ ăn cơm xong đến cái tăm tôi cũng phải lấy cho anh vì anh chẳng muốn nhúc nhắc chân tay làm việc gì. Anh nằm dài xem TV trong khi tôi dọn dẹp rửa bát. Nếu may thì con tôi chạy ra chỗ ông bà một lúc ông bà sẽ trông cho, chứ phải ngày nó tự nhiên bám mẹ chạy ra chỗ tôi thì hai mẹ con cứ thế mà lủi thủi trong bếp.
Gần đây ước muốn đi làm trở lại, giải phóng bản thân của tôi trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tôi sục sạo tìm việc qua mạng internet, cũng có mấy chỗ có hy vọng, nhưng tôi phải đến gặp họ để phỏng vấn, song tôi lại không còn quần áo để mặc ra đường, đi giao tiếp xã hội. Tôi muốn mua đồ mới, nhưng bạn hiểu mua bằng tiền ngửa tay xin chồng thì khốn khổ thế nào không? Anh căn vặn, can thiệp rất thô vào cả lựa chọn áo quần của tôi chỉ vì anh là người chi ngân sách.
Anh vẫn rót vào tai tôi những câu nói tỏ ý anh không tán thành cho tôi đi làm. Anh xót bố mẹ anh ở nhà trông cháu thì vất vả. Sao anh không hề nghĩ tôi ở nhà cũng vất vả ra sao? Tôi được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng, đi lấy chồng để thành ra thế này sao? Tôi chẳng biết mình nên hy sinh thêm đến bao giờ nữa, hay cứ làm căng rồi nếu có ra sao thì bỏ chồng quách đi cho rồi? Chứ chồng người ta thì tâm lý, động viên, hậu thuận vợ đủ điều, còn ngẫm đến chồng mình tôi chán quá…
Theo VNE
Chồng lười tại vợ?
Một khi anh lười, anh sẽ viện dẫn đủ mọi lý do để "trốn" việc nhà, "việc nước". Trong đó, câu cửa miệng lại là... "tại em chăm quá". Đây là câu mà Tâm (Thanh Xuân, Hà Nội) hay than thở với đồng nghiệp và hàng xóm về ông xã của mình.
Chồng Tâm là giáo viên dạy Lý cấp 3 tại một trường phổ thông trong nội thành. Thuở còn yêu nhau, chị được nhiều người ngưỡng mộ vì có người yêu vừa đẹp trai, hiền lành lại rất chăm chỉ. Chị vốn không thích nghề giáo viên, cũng chưa từng nghĩ sẽ kết thúc quãng đời độc thân của mình bên cạnh một anh chàng "gõ đầu trẻ nuôi thân". Vậy mà cuối cùng anh vẫn rước được chị về dinh. Ngẫm đi ngẫm lại, đó cũng là cái duyên cái số.
Tâm hồi tưởng về khoảng thời gian hai người mới yêu nhau. Mặc dù anh ở trong ký túc xá, phòng chật hẹp lại đông người nhưng giường anh lúc nào cũng gọn gàng với chồng sách vở được sắp xếp ngăn nắp, quần áo gấp gọn gẽ. Hình như chị chưa từng thấy anh vứt bừa bãi quần áo mỗi nơi một chiếc hoặc ủ đồ mấy ngày đến nỗi bốc mùi mới đem giặt như vài cậu bạn trong lớp chị.
Ngày mới cưới, tâm lý muốn chăm sóc chồng, thể hiện mình với gia đình nhà chồng khiến chị quan tâm anh từng li từng tí. Chị chẳng để anh động tay vào bất cứ việc gì trong nhà mặc cho mình đi làm về muộn, nhiều hôm mệt mỏi rã rời. Anh có muốn giúp, chị cũng không cho. Cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị quần áo cho chồng lên lớp,... không việc gì là không có bàn tay của chị.
Không hiểu sao những ngày ấy chị lại có động lực mạnh mẽ đến thế. Mỗi lần thấy nụ cười và vẻ mặt tuấn tú của anh, vòng tay rắn chắc ôm choàng lấy chị khi vừa mới bước chân vào cửa là chị quên hết căng thẳng, muộn phiền ở cơ quan để toàn tâm toàn ý chăm lo cho anh. Phải chăng đấy chỉ là "cái thuở ban đầu" của những cặp vợ chồng mới cưới mà mọi thứ xung quanh đều một màu hồng. Lúc ấy, họ chưa có con.
Lúc cưới, chị 27 tuổi, còn anh hơn chị 5 tuổi. Hai bên nội ngoại ở quê đều mong sớm có cháu bế, anh lại là con trưởng nên cả hai không được phép làm trái ý các cụ. Hơn một năm sau, chị sinh cho anh được 1 thằng cu kháu khỉnh. Hạnh phúc chưa được bao lâu thì hai người thường hay cãi cọ cũng chỉ vì... việc nhà.
Thêm một thành viên nhí, mọi sinh hoạt của hai vợ chồng gần như bị đảo ngược. Chị vừa đi làm, vừa chăm con nên người lúc nào cũng mệt mỏi, áp lực nặng nề. Sau khoảng thời gian được nghỉ để chăm con, chị đi làm trở lại. Bà nội và bà ngoại thay nhau nên trông cháu. Hai anh chị phải cắt giảm một số khoản chi tiêu để nuôi con trong cơn "bão giá".
Có con, chị không thể quan tâm anh được như trước. Việc nhà, việc cơ quan với vai trò là kế toán trưởng luôn khiến chị bị stress. Lúc này chị cần anh chung tay sẻ chia với mình nhưng anh lại trở thành "chồng siêu lười". Anh ỷ lại tất cả việc trong nhà, ngoài nhà cho một tay chị lo toan.
Hàng ngày, ngoài những giờ lên lớp, về đến nhà anh chỉ đọc báo, xem ti vi rồi soạn bài hay đọc thêm sách. Thằng cu quấy khóc mà mãi anh mới chịu bế nó đi xung quanh nhà một lát. Quần áo giặt xong, chỉ cần lấy ra đem phơi mà có nhắc đi nhắc lại đến 4 -5 lần anh mới chịu làm. Những khi chị đi làm về muộn, nhà cửa bề bộn, nhờ mãi anh mới chịu cầm chổi quét cho cái nhà với thái độ cau có và khó chịu. Anh luôn viện dẫn với đủ 1001 lý do: "Anh bận lắm; Anh mệt; Anh ốm rồi; Em là vợ kia mà; Em chăm chỉ..." Chồng Tâm không muốn "động" tay vào bất cứ việc gì trong nhà cả. Bên nội, bên ngoại có đám cưới hay đám giỗ anh cũng không muốn về.
Nhìn sang nhà hàng xóm thấy vợ chồng con cái họ quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau mọi việc, trong nhà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười chị Tâm lại ước "giá như...". Phải chăng lỗi là do chị?
Theo VNE
Thượng sách huấn luyện "chồng lười" Quá mệt mỏi, chán ngán với những ông chồng lười chảy thây không bao giờ đỡ đần vợ việc gì, những người vợ này quyết tâm huấn luyện chồng dù cho nhiều lần có phải mừng hụt. Yêu nhau 2 năm mới kết hôn, thế nhưng Nhung (Lê Lợi, Hà Đông) vẫn phải ngã ngửa người với ông chồng đại lười sau khi...